2.4. QUY TRÌNH SỬ DỤNG
2.4.4. Các bước chẩn đoán trên động cơ 6VD1 của ISUZU
Mỗi khi bật chìa khóa công tắc thì PCM sẽ kiểm tra toàn bộ hệ thống dây dẫn và các chi tiết. Nếu tìm ra một trục trặc trong hệ thống thì nó sẽ lưu lại trong bộ nhớ của ECM. Một vài mã trục trặc có mạch điều khiển tự xử lý. Ngoài ra, nếu một trục trặc ảnh hưởng tới hoạt động của xe, đèn “CHECK ENGINE” trên bảng đồng hồ sẽ sáng lên để báo cho người lái xe.
2.4.4.1. Giắc nối truyền dữ liệu (DLC)
DLC dùng để truyền dữ liệu với PCM. Nó được đặt phía dưới bảng đồng hồ.
DLC được nối với TECH-2. Vài ứng dụng thông thường của TECH 2 như sau:
• Nhận dạng mã trục trặc và lưu trong bộ nhớ PCM.
• Xóa mã trục trặc.
• Kiểm tra, kích hoạt các thiết bị công tác.
• Đọc các dữ liệu được truyền nối tiếp.
Hình 2.38. Giắc nối dữ liệu (DLC) của xe 2.4.4.2. Sử dụng TECH-2 để chẩn đoán
Từ model 1998, ISUZU khuyên nên sử dụng TECH-2 trong kiểm tra chẩn đoán.
Hình 2.39. Máy TECH-2 dùng chẩn đoán cho xe
1: Card PCMCIA; 2: Giắc nối RS 232; 3: Giắc nối SAE 16/19; 4: Cáp DLC 5: Máy TECH-2
1) Các bước thực hiện trước khi sử dụng TECH-2 B1. Gắn Card PCMCIA (1) vào TECH-2.
B2. Nối giắc SAE 16/19 (3) vào cáp DLC (4).
B3. Nối cáp DLC vào TECH-2 (5).
B4. Chắc chắn rằng chìa khóa công tắc đã tắt.
B5. Nối giắc TECH-2 SAE 16/19 vào DLC trên xe.
B6. Bật chìa khóa công tắc.
B7. Ấn bật POWER ở TECH-2 và kiểm tra xem màn hình có hiện chữ Tech 2 không.
Chú ý: Giắc nối RS 232 chỉ dùng cho chẩn đoán của TECH-2.
2) Trình tự thao tác sử dụng TECH-2
Khi bật POWER với card PCMCIA của ISUZU thì màn hình sẽ hiển thị theo các bước sau:
Hình 2.40. Các bước thao tác để chẩn đoán
Bảng mục lục
Hình 2.41. Bảng chức năng của TECH-2 F0: Diagnostic Trouble Codes (Các mã trục trặc)
Trên xe có 4 chức năng được chứa trong TECH-2 để DTC được hiển thị nhiều thông tin hơn. Sau khi chọn DTC, bảng mục sau sẽ xuất hiện:
• Read DTC Info (F0) • Clear DTC Info (F1) • DTC Info (F2) • Freeze Frame (F3)
• Failure Record (không phải cho tất cả các ứng dụng)
F3: Freeze Frame/Failure Records (Bản lưu trục trặc liên quan tới kiểm soát ô nhiễm/Bản lưu trục trặc bất kỳ)
Freeze Frame là một phần của hệ thống kiểm soát chẩn đoán, nó lưu các loại thông tin của xe tại lúc một trục trặc có liên quan tới hệ thống kiểm soát khí thoát được lưu trong bộ nhớ và khi đèn MIL (“CHECK ENGINE”) sáng. Những số liệu này có thể giúp nhận dạng nguyên nhân của trục trặc. Xin tham khảo phần lưu và xóa bản lưu số liệu trục trặc để rõ hơn.
Failure Records là số liệu trục trặc để làm tăng thêm đặc điểm của Freeze Frame.
Failure Records ghi lại thông tin giống như cách ghi của Freeze Frame nhưng ghi Hình 2.42. Bảng mục lục phụ
các thông tin của bất kỳ trục trặc nào, còn Freeze Frame chỉ lưu thông tin liên quan tới kiểm soát ô nhiễm.
F0: Read DTC Info (Dùng TECH-2 để đọc DTD) Các bước thực hiện trình bày ở phần đo thực nghiệm.
F1: Clear DTC Info (Xóa DTC)
Các bước thực hiện trình bày ở phần đo thực nghiệm.
Chú ý: Không xóa DTC trừ khi được bảng thông báo đã hướng dẫn. Khi DTC được xóa, số liệu Freeze Frame và Fail Record có thể giúp chẩn đoán 1 trục trặc gián đoạn cũng sẽ được xóa khỏi bộ nhớ.
Nếu trục trặc tạo ra DTC được lưu trong bộ nhớ đã được xử lý, thì việc tiến hành chẩn đoán sẽ bắt đầu đếm những chu kỳ hâm nóng sau khi khởi động mà không phát hiện được trục trặc nào, DTC sẽ tự động được xóa khỏi bộ nhớ PCM.
Để xóa DTC, có thể vào mục “Clear DTCs” hoặc “Clear Information” khi dùng TECH-2.
Nếu không có TECH-2, có thể xóa DTC bằng cách cắt nguồn điện sau đây ít nhất là 30 giây:
• Nguồn điện tới PCM, ví dụ: cầu chì, cọc dương bình điện v.v.
• Cọc âm bình điện (tháo cọc âm bình điện sẽ làm mất số liệu các bộ nhớ khác trên xe như radio v.v.)
Chú ý: Để tránh làm hỏng hệ thống, chìa khóa công tắc phải để ở vị trí OFF khi tháo và nối lại nguồn điện.
F2: DTC Info (Chế độ thông báo DTC) Sử dụng chế độ thông tin DTC để nghiên cứu 1 loại thông tin DTC nhất định đã được lưu. Có 6 cách lựa chọn (hình 2.50). Sách hướng dẫn sửa chữa có hướng dẫn kỹ thuật viên kiểm tra mã trục trặc DTC theo 1 cách thức nhất định. Luôn làm theo trình tự sửa chữa đã được hướng dẫn.
Hình 2.43. Bảng chế độ thông báo DTC
F0: History (Trục trặc đã xảy ra)
Mục này sẽ chỉ hiển thị những mã trục trặc được lưu trong bộ nhớ PCM. Nó sẽ không hiển thị những mã trục trặc loại B mà đèn “CHECK ENNGINE” không báo.
Nó sẽ hiển thị tất cả mã trục trặc loại A và B, đèn “CHECK ENGINE” sáng và có trục trặc ở 40 chu kỳ đánh lửa cuối cùng trong thời gian hâm nóng. Ngoài ra, nó sẽ hiển thị tất cả mã trục trặc loại C và D ở 40 chu kỳ đánh lửa cuối cùng trong thời gian hâm nóng.
F1: MIL SVC or Message Request
Mục này sẽ chỉ hiển thị những mã trục trặc mà đèn “CHECK ENGINE” báo.
Những DTC loại C và D không thể hiển thị được khi chọn mục này. Chọn mục này sẽ báo mã trục trặc loại B chỉ sau khi đèn “CHECK ENGINE” báo.
F2: Last Test Failed (Kiểm tra gần nhất)
Mục này sẽ chỉ hiển thị những mã trục trặc trong lần kiểm tra gần nhất. Lần kiểm tra gần nhất có thể tiến hành trong 1 chu kỳ đánh lửa trước nếu 1 mã trục trặc loại A hoặc B hiển thị. Đối với những trục trặc loại C và D, trục trặc gần nhất phải được xảy ra trong chu kỳ đánh lửa hiện thời để xuất hiện Last Test Failed.
F3: Test Failed since Code Cleared
Mục này sẽ hiển thị tất cả các mã trục trặc trước đây và hiện thời kể từ lúc những mã trục trặc cuối cùng được xóa. Mã trục trặc cuối cùng kéo dài hơn 40 chu kỳ đánh lửa trước khi chọn mục này sẽ không hiển thị.
F4: Not Run Since Code Cleared
Mục này sẽ hiển thị tới 33 mã trục trặc kể từ lúc các mã trục trặc gần nhất được xóa. Vì các mã trục trặc đã hiển thị không còn duy trì nữa, nên các điều kiện của chúng (đã qua hay đang xảy ra) là không được biết tới.
F5: Failed This Ignition (Trục trặc trong chu kỳ đánh lửa hiện thời)
Việc lựa chọn này sẽ hiển thị tất cả mã trục trặc trong chu kỳ đánh lửa hiện thời.
F3: Miscellaneous Test (Kiểm tra thiết bị)
Việc thử này (thử chức năng thiết bị) gồm 8 mục: Lamps (đèn), Relay (Rơ le), EVAP (bộ lọc hơi xăng), IAC system (Hệ thống điều khiển khí nạp cầm chừng), Fuel System (Hệ thống nhiên liệu), EGR Control (điều khiển van EGR), VIM Solenoid (van VIM) và Injector Balance Test (Kiểm tra vòi phun). Trong
việc thử này, TECH-2 gửi tín hiệu
kích hoạt tới các hệ thống để kiểm tra xem chúng có hoạt động không.
F0: Lamp Test (Kiểm tra đèn)
Kiểm tra xem đèn MIL (đèn CHECK ENGINE) và đèn báo gần hết nhiên liệu
“LOW FUEL LAMP” có làm việc không. Trình tự kiểm tra bằng máy TECH-2:
1 - Nối TECH-2 vào giắc chẩn đoán trên xe (hình 2.38).
2 - Cho động cơ chạy cầm chừng.
3 - Chọn F3: Miscellaneous Test ở bảng Application Menu (hình 2.41).
4 - Chọn F0: Lamps Test ở mục Miscellaneous Test (hình 2.44).
5 - Chọn F0: Malfunction Indicator Lamp (MIL).
6 - Ấn phím dưới chữ “ON” (hình 2.45-a).
a. Mục Malfunction Indicator Lamp b. Mục Low Fuel Lamp Hình 2.45. Bảng kiểm tra đèn MIL (Lamp Test)
Hình 2.44. Bảng các thiết bị được kiểm tra
7 - Chắc chắn rằng đèn “CHECK ENGINE” sáng lên.
8 - Nếu đèn sáng thì đèn hoạt động tốt.
9 - Chọn F1: Low Fuel Lamp (gần hết nhiên liệu).
10 - Ấn phím dưới chữ “ON” (hình 2.45-b).
11 - Chắc chắn rằng đèn gần hết nhiên liệu sáng lên.
12 - Nếu đèn sáng thì đèn hoạt động tốt.
F1: Relays Test (Kiểm tra rơ le)
Kiểm tra xem rơ le bơm nhiên liệu và ly hợp A/C có làm việc không.
Phải dùng TECH-2 để kiểm tra. Trình tự kiểm tra:
1 - Nối TECH-2 vào giắc chẩn đoán trên xe (hình 2.38).
2 - Bật chìa khóa công tắc ở vị trí ON.
3 - Chọn F3: Miscellaneous Test ở bảng Application Menu (hình 2.41).
4 - Chọn F1: Relays Test ở mục Miscellaneous Test (hình 2.44)
5 - Chọn F0: Fuel Pump Relay (Rơ le bơm nhiên liệu) (hình 2.46).
6 - Ấn phím dưới chữ “ON”.
7 - Điều khiển rơ le bơm nhiên liệu và kiểm tra bảng số liệu.
8 - Nếu các số liệu có sự thay đổi thì rơ le bơm nhiên liệu hoạt động bình thường (hình 2.47-a).
9 - Chọn F1: A/C Clutch Relay (Rơ le ly hợp máy lạnh) (hình 2.46).
10 - Cho động cơ chạy cầm chừng.
11 - Bật máy lạnh.
12 - Ấn phím dưới chữ “ON và OFF”.
13 - Điều khiển rơ le ly hợp máy lạnh và kiểm tra bảng số liệu.
14 - Nếu các số liệu có sự thay đổi thì rơ le ly hợp máy lạnh hoạt động bình thường.
Hình 2.46. Bảng chọn rơ le kiểm tra
a. Kiểm tra rơ le bơm nhiên liệu (F0) b. Kiểm tra rơ le ly hợp máy lạnh (F1) Hình 2.47. Bảng kiểm tra rơ le
F2: EVAP Test (Kiểm tra bộ lọc hơi xăng)
Kiểm tra xem bộ lọc hơi xăng có hoạt động bình thường không.
Phải dùng Tech 2 để kiểm tra. Trình tự kiểm tra:
1 - Nối Tech 2 với giắc chẩn đoán trên xe (hình 2.38).
2 - Cho động cơ chạy cầm chừng.
3 - Chọn F3: Miscellaneous Test ở bảng Application Menu (hình 2.41).
4 - Chọn F2: EVAP Test ở mục Miscellaneous Test (hình 2.44).
5 - Chọn F0: Purge Solenoid (hình 2.48).
6 - Ấn “Decrease” (giảm) hoặc “Increase” (tăng) (hình 2.49-a).
7 - Điều khiển van EVAP và kiểm tra bảng số liệu.
8 - Nếu các số liệu có sự thay đổi thì van bộ lọc hơi xăng EVAP hoạt động bình thường.
9 - Tắt động cơ, xoay chìa khóa về vị trí ON
10 - Chọn F1: EVAP Vent Solenoid
(Van thông hơi) (hình 2.48). Hình 2.48. Bảng chọn trong mục EVAP
11 - Ấn phím dưới chữ “ON hoặc OFF” (hình 2.49-b).
a. Kiểm tra Purge Solenoid b. Kiểm tra Vent Solenoid Hình 2.49. Bảng kiểm tra bộ lọc hơi xăng
12 - Điều khiển van EVAP Vent và kiểm tra bảng số liệu.
13 - Nếu các số liệu có sự thay đổi thì van thông hơi bộ lọc hơi xăng EVAP hoạt động bình thường.
F3: Idle Air Control System Test (Kiểm tra hệ thống điều khiển khí nạp cầm chừng -IAC)
Việc kiểm tra này nhằm thử xem hệ thống IAC có làm việc không.
Phải dùng TECH-2 để kiểm tra. Trình tự kiểm tra:
1 - Nối TECH-2 với giắc chẩn đoán trên xe (hình 2.38).
2 - Cho động cơ chạy cầm chừng.
3 - Chọn F3: Miscellaneous Test ở bảng Application Menu (hình 2.41).
4 - Chọn F3: IAC system ở mục
Miscellaneous Test (hình 2.44).
5 - Chọn F1: IAC Control Test (hình 2.50).
6 - Ấn “Decrease” (giảm) hoặc
“Increase” (tăng) (hình 2.51).
Hình 2.50. Bảng chọn trong mục IAC System
7 - Điều khiển hệ thống IAC và kiểm tra.
8 - Nếu các số liệu có sự thay đổi thì hệ thống IAC hoạt động bình thường.
9 - Chọn F0: RPM Control Test (Kiểm tra việc điều khiển tốc độ động cơ) (hình 2.50).
10 - Ấn “Decrease” (giảm) hoặc
“Increase” (tăng) (hình 2.52).
11 - Điều khiển tốc độ và kiểm tra.
12 - Nếu các số liệu có sự hay đổi thì việc điều khiển tốc độ hoạt động bình thường.
13 - Chọn F2: IAC Reset (Đặt lại IAC) (hình 2.50).
14 - Ấn phím “Reset IAC” (hình 2.53).
15 - Điều khiển việc đặt lại IAC và kiểm tra số liệu.
Nếu các số liệu có sự thay đổi thì IAC đãđược đặt lại.
Hình 2.53. Bảng cài đặt lại IAC
Hình 2.51. Bảng kiểm tra IAC Control
Hình 2.52. Bảng kiểm tra RPM Control
F4: Fuel System Test (Kiểm tra hệthống nhiên liệu)
Việc kiểm tra này nhằm thử xem đồng hồ nhiên liệu có làm việc không.
Phải dùng TECH-2 để kiểm tra. Trình tự kiểm tra:
1 - Nối TECH-2 với giắc chẩn đoán trên xe (hình 2.38).
2 - Bật chìa khóa công tắc ở vị trí ON.
3 - Chọn F3: Miscellaneous Test ở bảng Application Menu (hình 2.41).
4 - Chọn F4: Fuel System (hình 2.44).
5 - Chọn F1: Fuel Gauge Level (Mức xăng) (hình 2.54).
6 - Ấn “Decrease” (giảm) hoặc
“Increase” (tăng) (hình 2.55-a).
7 - Điều khiển mức xăng và kiểm tra.
8 - Nếu các số liệu có sự thay đổi thì việc báo mức xăng hoạt động bình thường.
9 - Chọn F0: Fuel Trim Reset (Đặt góc phun sớm nhiên liệu) (hình 2.54).
10 - Ấn phím dưới chữ “Reset” (hình 2.55-b)
11 - Điều khiển việc đặt lại góc phun sớm và kiểm tra số liệu.
Nếu các số liệu có sự thay đổi thì Fuel Trim đã được đặt lại.
a. Kiểm tra Fuel Gauge Level b. Cài đặt lại Fuel Trim Hình 2.55. Bảng kiểm tra hệ thống nhiên liệu
Hình 2.54. Bảng chọn trong mục Fuel System
F5: EGR Control Test (Kiểm tra việc điều khiển van luân chuyển khí xả) Việc kiểm tra này nhằm thử xem hệ thống EGR có làm việc không.
Phải dùng TECH-2 để kiểm tra. Trình tự kiểm tra:
1 - Nối TECH-2 với giắc chẩn đoán trên xe (hình 2.38).
2 - Cho động cơ chạy cầm chừng.
3 - Chọn F3: Miscellaneous Test ở bảng Application Menu (hình 2.41).
4 - Chọn F5: EGR Control Test ở mục Miscellaneous Test (hình 2.44).
5 - Điều khiển van EGR và kiểm tra bảng số liệu (hình 2.56).
6 - Nếu các số liệu có sự thay đổi thì
van EGR hoạt động tốt.
F6: Variable Intake Manifold Solenoid Test (Kiểm tra van điều khiển khí nạp thay đổi)
Việc kiểm tra này nhằm thử xem hệ thống van điều khiển khí nạp thay đổi VIM có làm việc không.
Phải dùng TECH-2 để kiểm tra. Trình tự kiểm tra:
1 - Nối TECH-2 với giắc chẩn đoán trên xe (hình 2.38).
2 - Bật chìa khóa công tắc ở vị trí ON.
3 - Chọn F3: Miscellaneous Test ở bảng Application Menu (hình 2.41).
4 - Chọn F6: Variable Intake Manifold (VIM) Solenoid Test ở mục Miscellaneous Test (hình 2.44).
5 - Ấn phím dưới chữ “ON” hoặc
“OFF” (hình 2.57).
6 - Điều khiển van VIM và kiểm tra bảng số liệu.
Hình 2.56. Bảng kiểm tra van EGR
Hình 2.57. Bảng kiểm tra van VIM
7 - Nếu các số liệu có sự thay đổi thì van VIM hoạt động tốt.
F7: Injector Balance Test (Kiểm tra vòi phun)
Việc kiểm tra này nhằm thử xem các tín hiệu điện có được gửi tới các vòi phun không.
Phải dùng TECH-2 để kiểm tra. Trình tự kiểm tra:
1 - Nối TECH-2 với giắc chẩn đoán trên xe (hình 2.38).
2 - Cho động cơ chạy cầm chừng.
3 - Chọn F3: Miscellaneous Test ở bảng Application Menu (hình 2.41).
4 - Chọn F7: Injector balance Test ở mục Miscellaneous Test (hình 2.44).
5 - Chọn số vòi phun và ấn phím
dưới chữ “Injector OFF” (hình 2.58).
6 - Chắc chắn rằng tốc độ động cơ thay đổi.
7 - Nếu tốc độ động cơ thay đổi thì tín
hiệu điện tới vòi phun là bình thường. Nếu không thì tín hiệu điện tới vòi phun hoặc vòi phun có trục trặc.
F2: Snapshop (Đồ thị của các bản ghi) Việc kiểm tra này chọn vài thông số cần thiết từ bảng thông số để xem đồ thị và so sánh thông số trong khoảng thời gian dài. Việc kiểm tra này rất có hiệu quả trong việc đánh giá hoạt động của động cơ liên quan đến bảo vệ môi trường.
Đối với chẩn đoán trục trặc, bạn có thể thu thập số liệu bằng đồ thị trực
tiếp từ xe. Bạn có thể xem lại số liệu Hình 2.59. Bảng đồ thị của 3 thông số Hình 2.58. Bảng kiểm tra vòi phun
này khi cần. Do vậy, có thể chẩn đoán chính xác ngay cả lúc đã rời khỏi xe.
Chú ý: Vì máy TECH-2 được sử dụng để chẩn đoán ở trên thuộc đời đầu của dòng máy. Các phần mềm ứng dụng không được nhiều như hiện nay và giao diện trên màn hình không giống với giao diện của máy TECH-2 hiện nay. Do đó, phần minh họa bằng hình ảnh có đôi nét khác với máy TECH-2 sử dụng thực tế hiện nay nhưng vẫn thể hiện được tính lôgic của nó.
Giao diện của máy TECH-2 F0: Dianostic (Chẩn đoán)
Select Model Year (Chọn đời xe) Select Vehicle Type (Chọn loại xe) Select System (Chọn hệ thống) F0: Engine (Động cơ)
F1: Transmission (Hộp số)
F2: Chassis (Khung gầm) (phanh ABS) F3: Body (Thân xe) (Túi khí SRS)
F4: Information System (Hệ thống thông tin)
F1: Sevice Programming System (SPS) (Hệ thống lập trình sửa chữa) F2: View Capture Data (Xem lại số liệu đã được ghi, tối đa 2 bảng ghi) F3: Tool Option (Mục kiểm tra, điều chỉnh)
F0: Tech 2 Seft Test (Tự kiểm tra Tech 2) F1: Set Clock (Đặt lại giờ)
F2: Set Units (Đổi đơn vị)
F3: Set Contrast (Chỉnh độ tương phản)
F4: Down load/Up load Help (Truyền và nhận số liệu với máy tính)
Giao diện chi tiết của F0: Engine (Động cơ) F0: Dianostic (Chẩn đoán)
Select Model Year (Chọn đời xe) Select Vehicle Type (Chọn loại xe) Select System (Chọn hệ thống)
F0: Engine (Động cơ) Chọn loại động cơ Thông tin về động cơ
F0: Diagnostic Trouble Codes (Các mã chuẩn đoán trục trặc)
F0: Read DTC Info As Stored By ECU (Đọc thông tin DTC từ khu lưu trữ của ECU)
F1: Clear DTC Information (Xóa thông tin mã lỗi trục trăc (DTC)) F1: Data display (Hiển thị thông số)
F2: Snapshop (Ghi lại thông số)
F3: Actuator test (Kiểm tra thiết bị truyền động) F4: Programming (Lập trình)
F5: Special Functions (Chức năng đặc biệt)
Chú ý: Vì mỗi phần mềm sử dụng chẩn đoán cho mỗi hãng ô tô là khác nhau do đó giao diện cũng có sự sai khác nhưng về cơ bản là giống nhau.
Chương 3