PHẦN I KIẾN TRệC+KẾT CẤU
CHƯƠNG 4- TÍNH TOÁN NỀN MÓNG
4.7. Bố trí cốt thép cọc
Như đã giả thiết ban đầu chọn cọc khoan nhồi có đường kính 1000 mm.
Ta dùng 18 25 bố trí đều theo chu vi cọc . Hàm lượng cốt thép : = 1,12 % Thép dọc được tổ hợp thành các lồng thép.
Tổng chiều dài cọc khoan nhồi là 33,5 m . Vậy ta tổ hợp thành 3 lồng thép mỗi lồng dài 11,7 m. Bố trí như hình vẽ .
Cốt đai dùng đai xoắn 10a200. Đai tăng cường 25a2000.
Ống siêu âm chất lượng cọc dùng ống thép 60. Với cọc khoan nhồi đường kính D = 1000 mm ta dùng 3 ống siêu âm đặt đều theo chu vi của cọc .
PHẦN III - THI CÔNG (45%)
GVHD Thi Công : GV:TRẦN TRỌNG BÍNH Sinh viên thực hiện: Trần Văn Thường
Lớp: XĐ 1201D MSSV: 091255 NHIỆM VỤ :
1. Tính toán khối lường công việc của toàn nhà bao gồm các phần:
-Phần ngầm.
-Phần thân.
-Phần hoàn thiên và phần mái.
2. Lập biền pháp kỹ thuật và tổ chức thi công cho các dạng công tác chính:
-Biện pháp thi công cọc.
-Biện pháp thi công đào đất
-Biện pháp thi công móng va giằng móng BTCT.
-Biện pháp thi công khung sàn BTCT toàn khối.
3. Các dạng công tác khác;trình bày một cách khái quát biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công công trình.
4. Căn cứ vào bảng tình khối lượng ở mục 1 biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi côngo mục 2 và mục 3 căn cứ vào định mức thi công.Tính số ngày công số ca máy ,thành lập tổ đội công nhân và thơi gian thực hiện tưng quá trình công tác.
5. Lập tiến độ thi công theo 1 trong các phương pháp đã học.
6. Tính toán các nhu cầu về nhà cửa,kho tàng, lán trại,điện nước ,đường sá .v.v… tạm thời để phục vụ thi công
7. Thiết kế tổng mặt bằngthi công ở giai đoạn dặc trưng nhất
8. Nêu 1 số biền pháp về an toàn lao động,phòng chống cháy nổ vệ sinh môi trường
BẢN VẼ KÈM THEO : 5 bản vẽ
9. Vẽ biện phàp thi công móng: 2 bản vẽ.
10. Vẽ biện pháp thi công BTCT khung sàn: 1 bản vẽ 11. Vẽ tiến độ thi công và biểu đồ nhân lưc :1 bản vẽ 12. Vẽ tổng mặt bằng thi công :1 bản vẽ
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TRÌNH I. Đặc điểm công trình.
Chung cư cao tầng CT1 có quy mô 10 tầng, trong đó có một tầng hầm. Vị trí xây dựng ở thành phố Đà Nẵng
1. Về địa hình:
Khu đất hiện nay là đã được giải tỏa, địa hình tại cốt đất tự nhiên khá bằng phẳng, thuận lợi cho công tác chuẩn bị san dọn mặt bằng.
2. Phương án kiến trúc, kết cấu:
Công trình có diện tích toàn mặt bằng vào khoảng 1000m2, chiều cao các tầng là 3,6m, tầng 1 có chiều cao là 4,5m. Chiều cao tổng thể tính từ cốt mặt đất tự nhiên là 39 m bao gồm 1 tầng hầm, 1 tầng cho sinh hoạt cộng đồng, 8 tầng giành để ở.
Phương án kết cấu : nhà khung – giằng bêtông cốt thép chịu lực, sàn được thi công bằng bêtông cốt thép toàn khối.
Phương án móng : móng cọc khoan nhồi đài thấp, áp dụng phương án khoan gầu xoay và giữ thành hố khoan bằng dung dịch bentonite.
II.Các điều kiện thi công chính 1. Điều kiện địa chất công trình
Số liệu địa chất công trình được xây dựng dựa vào kết quả khảo sát 5 hố khoan đánh số từ LK I đến LK V với độ sâu khảo sát từ 35,8 – 36,5(m)
Kết quả khảo sát bằng máy khoan:
Lớp 1: Lớp đất lấp, thành phần chính là cát, cát pha màu xám nâu, xám, trạng thái dẻo cứng, ẩm, có lẫn phế liệu xây dựng, tạp chất, dày 1,2(m).
W = 24,2 % ; w = 1,86(g/cm3) ; = 18o, C = 0,179(kG/cm2) ; Eoi =70(kG/cm2) Lớp 2: Đất sét pha, xám nâu, xám vàng, dẻo mềm đến dẻo chảy, bề dày 7,7(m) W = 35,7 % ; w = 1,82(g/cm3); = 8o, C = 0,181(kG/cm2) ;Eoi = 56,4(kG/cm2) ; N = 5
Lớp 3: Cát hạt nhỏ, đôi chỗ xen kẹp các ổ, mạch mỏng cát hạt trung, hạt bụi, xám tro, xám đen, xám ghi, chặt vừa – xốp, bề dày 6,7(m).
w = 1,89(g/cm3) ; = 260 ; = 2,67(g/cm3) ; Eoi = 110(kG/cm2) ; N = 21 Thành phần hạt :
D(mm) 2–0,5 0,5 – 0,2 0,25-0,1 0,1–0,05 0,05–0,01 0,01–0,005 <0,005
% 1 % 20,7 % 53,2 % 15,2 % 8 % 1,6% 0,3%
Lớp 4: Cát pha màu xám tro, xám đen, chảy, lẫn ít tàn tích thực vật, dày 6(m).
W = 31,4 % ; w = 1,84 g/cm3 ; = 17o, C = 0,077(kG/cm2) ; Eoi =53(kG/cm2) Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn cho kết quả : N = 6
Lớp 5: Sét pha, xám nâu, xám ghi, xám xanh, dẻo cứng , dày 4,8(m).
W = 31,5 % ; w = 1,85 g/cm3 ; = 6o, C = 0,219(kG/cm2) ; Eoi =82,7(kG/cm2) Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn cho kết quả : N = 13
Lớp 6: Cát hạt nhỏ - trung, màu xám xanh, xám ghi, trạng thái chặt, lẫn ít sạn sỏi, dày 7,2(m)
w = 1,92(g/cm3) ; = 28o ; = 2,66(g/cm3) ; Eoi = 169,5(kG/cm2) ; N = 39 Thành phần hạt:
D(mm) 10 – 2 2 – 0,5 0,5-0,25 0,25-01 0,1- 0,05 0,05- 0,01
% 5,4 % 12,2 % 21,8 % 47,8% 11,2 % 1,6%
Lớp 7: Cuội sỏi sạn thạch anh lẫn ít cát, trạng thái rất chặt.
w =2,05(g/cm3) ; = 2,65 (g/cm3) ; = 36 ; Eoi = 400(kG/cm2) ; N = 100 Thành phần hạt:
D( mm) >10 10 – 2 2 -0,5 0,5 – 0,25
% 66,8 % 24,8 % 7,3 % 1,1%
2. Điều kiện địa chất, thủy văn công trình:
Với các số liệu khảo sát địa chất đã có có thể nhận thấy mặt cắt địa chất công trình là loại mặt cắt phổ biến ở khu vực Đà Nẵng, không có các biến động đặc biệt, do đó hoàn toàn có khả năng kiểm soát và xử lý các sự cố nếu có trong quá trình thi công nền móng cũng như toàn bộ công trình.
Điều kiện địa chất cũng quyết định đến phương án thi công cọc khoan nhồi, áp dụng phương án khoan gầu xoay và giữ thành hố khoan bằng dung dịch bentonite.
Mực nước ngầm nằm ở độ sâu – 15 m so với mặt đất tự nhiên. Mặt bằng thi công tương đối khô ráo, tuy nhiên vẫn cần dự trù các biện pháp cụ thể thoát nước hố đào trong quá trình thi công móng.
Nếu thi công theo mái dốc thì lượng thi công đất sẽ khá lớn, nếu gia cố hố móng thì lượng thi công đất sẽ nhỏ hơn nhưng giá thành lại khá cao và đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao ( gia cố hố móng bằng tường cừ ).
Công trình có mặt bằng rộng rãi, xét thấy diện tích mặt bằng đủ không gian để đào mái dốc kết hợp cho xe lên xuống nên quyết định phương án thi công là phương án đào mái dốc.
Phương pháp sử dụng:
- Thi công cọc nhồi trước sau đó mới đào đất làm móng công trình. Lúc này cọc nhồi đã thi công xong nên phải kết hợp đào đất thủ công và cơ giới.
- Đào máy đến cao trình nhất định của máy đào và chiều sâu hố đào(trên đầu cọc 10cm) sau đó sửa thủ công cho phẳng.
- Đào thủ công kết hợp với đào máy từ cao trình trên đầu cọc 10 cm đến cao trình đáy lớp bê tông lót
3. Về tổ chức giao thông:
Công trình được xây dựng trên mảnh đất có diện tích khá lớn và nằm gần đường giao thông rộng nên thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu đến công trình. Tiến hành xây dựng các tuyến đường thích hợp cho giao thông nội bộ công trình.
4. Về tài nguyên thi công
Điện nước : Hệ thống điện nước được cung cấp từ mạng lưới điện nước thành phố, ta thiết lập các tuyến dẫn vào công trường nhằm sử dụng cho công tác thi công công trình, cho sinh hoạt tạm thời của công nhân và cán bộ kỹ thuật.
Máy móc, thiết bị, vật tư :Giả thiết ở đây là có thể trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, kỹ thuật tốt nhất theo yêu cầu của công tác thi công như: máy khoan cọc nhồi, máy đào đất, chuyển đất, cần trục, máy đổ bê tông…Các loại máy móc ở đây lựa chọn chủ yếu dựa trên những yêu cầu về kỹ thuật mà không hoặc ít chú ý đến vấn đề kinh tế và điều kiện khả năng cung cấp máy móc thiết bị của một công trường hay doanh nghiệp trong điều kiện thực tế.
Các vật tư, vật liệu chuyên dụng như bentonite, sản phẩm chống thấm, bê tông thương phẩm... được sử dụng với giả thiết có thể được cung cấp một cách đầy đủ.
Vốn : Kinh phí do chủ đầu tư cung cấp với giả thiết được cung cấp đều đặn và thương xuyên.
Các điều kiện khác : Do công trình nằm ở khu vực trung tâm thành phố, sát với khu dân cư và các trục đường giao thông… nên chú ý trong quá trình sử dụng các phương tiện thi công giảm thiểu các ô nhiễm về môi trường. Mặt khác cần có biện pháp che chắn, cách ly các máy móc gây ô nhiễm và kết hợp với an ninh, trật tự, vệ sinh của khu vực và thành phố. Việc thi công phần ngầm thường có khả năng gây ra các tai nạn cho người thi công, vì vậy cần đặc biệt chú ý tới các biện pháp an toàn lao động.
5. Về thời gian thi công Càng rút ngắn tiến độ càng tốt