2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH
2.2.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của chi nhánh
2.2.1.1. Dư nợ tín dụng
Dư nợ tín dụng hàng năm phản ánh tốc độ tăng trưởng tín dụng đồng thời cho biết quy mô hoạt động tín dụng của chi nhánh. Tăng trưởng tín dụng là mục tiêu mà tất cả các ngân hàng thương mại đều đặt ra hàng năm vì đó là nguồn thu chính tạo lợi nhuận cho đơn vị. Thế nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Vũng Tàu những năm qua còn rất thấp. Do Thành phố Vũng Tàu là một địa bàn nhỏ nhưng có tới 40 ngân hàng hoạt động. DongA Bank Vũng Tàu thành lập được 7 năm, hoạt động với quy mô là Phòng giao dịch nhỏ, khả năng cạnh tranh rất thấp so với ngân hàng bạn. Năm 2014 DongA Bank Vũng Tàu chính thức chuyển từ Phòng giao dịch sang chi nhánh và hoạt động theo mô hình mới. Từ đây chi nhánh tập trung lực lượng phát triển kinh doanh thúc đẩy hoạt động tín dụng tăng trưởng, đến năm 2014 tổng dư nợ tín dụng tăng lên đáng kể so với các năm trước cụ thể:
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2011 – 2014 ĐVT: tỷ đồng
Năm 2011 2012 2013 2014
Dư nợ 104,180 133,893 156,804 203,433
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng nội bộ của DongA Bank Vũng Tàu) Bảng 2.2: Bảng so sánh tăng/giảm dư nợ giữa các năm
So sánh 2012/2011 2013/2012 2014/2013
Tăng/giảm (%) 28,52 17,11 29,73
Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng dư nợ tín dụng năm 2011 đạt 104,180 tỷ đồng; năm 2012 đạt 133,893 tỷ đồng tăng 29,713 tỷ đồng so với năm 2011 tương đương tăng 28,52%.
Năm 2013 dư nợ cho vay tiếp tục tăng trưởng ở mức 17,11% so với 2012 tương ứng 22,911 tỷ đồng.
38
Đến 2014 dư nợ tín dụng đạt ở mức 203,433 tỷ đồng tăng so với 2013 là 29,73%
tương đương 46,629 tỷ đồng.
Số liệu trên cho thấy có sự tăng lên một cách rõ rệt về dư nợ qua các năm, tuy nhiên mức độ tăng không nhiều, do những năm qua chi nhánh tập trung phát triển chủ yếu là nhóm khách hàng cá nhân, cụ thể là sản phẩm cho vay tiêu dùng trả góp. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp: khả năng cạnh tranh của DongA Bank Vũng Tàu so với các ngân hàng bạn còn thấp, những khách hàng lớn uy tín đều giao dịch với các ngân hàng quốc doanh, còn lại những doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng do năng lực tài chính còn yếu. Thực tế, dư nợ cho vay của chi nhánh trong những năm qua tăng lên một phần do sự phát triển mang lại, phần còn lại do tình trạng nợ quá hạn từ những năm trước đến nay chưa giải quyết xong, khoản nợ cũ vẫn còn tồn đọng, khoản nợ mới phát sinh nên dư nợ tăng lên là lẽ đương nhiên nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Số liệu trên cho thấy, dư nợ năm 2012 tăng 28,52% so với năm 2011; năm 2013 dư nợ tăng 17,11% so với 2012, điều này thể hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng đang có xu hướng giảm trong giai 2012 – 2013, vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này.
Chúng ta đều biết, tình hình kinh tế giai đoạn 2012-2013 diễn biến hết sức khó khăn và phức tạp, hàng loạt các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất; dừng hoạt động hoặc giải thể và phá sản làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống trong dân cư. Các ngân hàng ngày càng khó khăn và chặt chẽ hơn trong việc thẩm định khách hàng, hơn nữa tình hình kinh tế suy thoái, chính sách kinh tế không ổn định ảnh hưởng nhiều đến hoạt động ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng Đông Á nói riêng. Các ngân hàng thương mại đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, áp lực nợ xấu tăng cao trong khi tiền lãi huy động vốn vẫn phải trả cho khách hàng, những khách hàng tiềm năng và có năng lực tài chính thì chỉ đi vay tại các ngân hàng Quốc doanh do lãi suất thấp, áp lực cạnh tranh với đối thủ ngày càng cao chính vì vậy tốc độ tăng trưởng tín dụng bị kìm hãm.
Đến năm 2014 tình hình kinh tế có sự chuyển biến tích cực hơn về mọi mặt, tình hình sản xuất kinh doanh bắt đầu có nhiều khởi sắc, các ngân hàng có sự tin tưởng hơn đối với người vay và bắt đầu phát triển tín dụng, nên dư nợ của chi nhánh Vũng Tàu đến 31/12/2014 tăng thêm 29,73% so với 2013.
39 2.2.1.2. Cơ cấu dư nợ cho vay
a) Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn:
Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn giai đoạn 2011- 2014
ĐVT: tỷ đồng
Kỳ hạn
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Ngắn hạn 71,032 68,18% 97,991 73,19% 117,563 74,97% 115,214 56,63%
Trung hạn 32,942 31,62% 35,884 26,80% 39,241 25,03% 88,219 43,37%
Dài hạn 0,206 0,20% 0,018 0,01% 0 0 0 0
Tổng cộng 104,180 100,00% 133,893 100,00% 156,804 100,00% 203,433 100,00%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng nội bộ của DongA Bank Vũng Tàu) Theo bảng trên ta thấy, cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của các năm phát triển có sự chênh lệch rất nhiều giữa ngắn và trung hạn so với dài hạn.
Lý do khiến ngân hàng không tăng trưởng tín dụng dài hạn vì phần lớn nguồn vốn huy động vào chủ yếu là dưới một năm trong khi vay dài hạn thường trên 5 năm trở lên. Ngoài ra, việc cho vay dài hạn thường khó khăn hơn do các dự án lớn không có độ tin cậy, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp có nguy cơ thua lỗ, phá sản việc thẩm định dự án để cho vay càng phải chặt chẽ hơn nên chủ trương của chi nhánh là hạn chế phát triển cho vay dài hạn.
Bảng 2.4: Bảng so sánh tăng/giảm dư nợ theo kỳ hạn giữa các năm
So sánh Kỳ hạn 2012/2011 2013/2012 2014/2013
Tăng/giảm
Ngắn hạn 37,95% 19,97% -2,00%
Trung hạn 8,93% 9,36% 124,81%
Dài hạn -91,26% -100,00% -
Qua bảng trên chúng ta thấy rằng, dư nợ ngắn hạn qua các năm có sự thay đổi nhưng không đáng kể, năm 2012 tăng so với 2011 khoảng 26 tỷ đồng tương đương
40
37,95%. Năm 2013 tiếp tục tăng 19,57 tỷ đồng tương ứng 19,97%. Đến năm 2014 chỉ tiêu này giảm so với cả năm 2013 là 2,00%.
Về trung hạn thì dư nợ tăng một cách rõ rệt, đặc biệt là đến năm 2014 tăng đột biến đến 124,81% tương đương tăng trên 48 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng là do năm 2014 chi nhánh tập trung phát triển cho vay tiêu dùng trả góp đối với nhóm khách hàng thuộc khối hành chính sự nghiệp với kỳ hạn tối đa 3 năm và nhóm khách hàng này có nhu cầu vay để tiêu dùng rất cao chiếm chủ yếu ở các xã, huyện trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, về cơ cấu dư nợ có sự phát triển không tương đồng trong khi dư nợ ngắn và trung hạn phát triển và tăng trưởng hàng năm thì dư nợ dài hạn không những không tăng mà còn giảm đến 0 đồng vào năm 2013 cho đến nay.
b) Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền:
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
ĐVT: tỷ đồng
Loại tiền Năm
2011 2012 2013 2014
Việt nam đồng 104,180 133,893 156,804 203,433
Ngoại tệ 0 0 0 0
Tổng cộng 104,180 133,893 156,804 203,433
(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng nội bộ của DongA Bank Vũng Tàu) Trong những năm qua DongA Bank Vũng Tàu chưa chú trọng đến phát triển nhóm khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu nên về cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền của chi nhánh chỉ có loại tiền Việt nam đồng.
c) Cơ cấu dư nợ theo nhóm khách hàng:
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo nhóm khách hàng
ĐVT: tỷ đồng
Nhóm khách hàng Năm
2011 2012 2013 2014
Khách hàng cá nhân 53,620 61,115 76,435 137,978 Khách hàng doanh nghiệp 50,560 72,778 80,369 65,455
Tổng cộng 104,180 133,893 156,804 203,433 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng nội bộ của DongA Bank Vũng Tàu)
41
Nhìn chung dư nợ cho vay của hai nhóm khách hàng đều tăng qua các năm và tăng mạnh nhất là nhóm khách hàng cá nhân, chủ yếu tăng là do nhu cầu vay tiêu dùng đối với các Cán bộ công nhân viên (CBCNV) thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Về khách hàng doanh nghiệp năm 2014 đang có xu hướng giảm so với năm 2013, do chi nhánh đang tập trung xử lý nợ và ưu tiên phát triển nhóm khách hàng cá nhân hơn phát triển khách hàng doanh nghiệp.
Về cơ cấu giữa hai nhóm nợ ta thấy có sự tương đồng từ năm 2011 đến năm 2013 nhưng đến năm 2014 thì dư nợ khách hàng cá nhân tăng hơn nhiều so với nhóm khách hàng doanh nghiệp.
d) Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2014
ĐVT: Tỷ đồng Ngành kinh tế Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Xây dựng 22,695 29,185 5,289 10,245
Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô… 27,445 51,715 68,012 62,100
Hoạt động dịch vụ khác 35,142 36,135 79,111 129,340
Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình
18,898 13,473 0 0
Cung cấp nước, hoạt động quản lý
và xử lý nước thải 0 3,100 0 0
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 0 0,285 1,395 0,680
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản 0 0 1,400 0,700
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ
trợ 0 0 0,600 0,368
Giáo dục và đào tạo 0 0 0,997 0
Tổng cộng 104,180 133,893 156,804 203,433 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng nội bộ của DongA Bank Vũng Tàu)
42
Tổng dư nợ phân theo ngành kinh tế chiếm chủ yếu là các hoạt động dịch vụ khác, hoạt động này bao gồm cho vay tiêu dùng cầm cố bằng Sổ tiết kiệm và cho vay tiêu dùng Trả góp cá nhân bằng hình thức tín chấp. Hoạt động này tăng dần hàng năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2014 tương đương tăng 44% so với năm 2013. Đây là hoạt động cần thiết và cấp thiết để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống đối với người đi vay nên việc tăng nhu cầu vay đối với hoạt động tiêu dùng là lẻ đương nhiên, nhất là trong thời kỳ nền kinh tế còn khó khăn.
Về ngành Xây dựng: Những năm 2011, 2012 dư nợ chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn so với một số ngành kinh tế khác, tuy nhiên năm 2013 dư nợ cho vay đối với ngành này giảm đột biến còn trên 5 tỷ đồng, năm 2014 có tăng lên trên 10 tỷ đồng nhưng không đáng kể. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ việc thị trường bất động sản những năm qua đang bị đóng băng và vô cùng ảm đạm làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành xây dựng làm nhiều dự án xây dựng nhà cao tầng bị bỏ trống không người mua, tín dụng dành cho bất động sản bị siết chặt và lãi vay ở mức cao khiến cho nhu cầu xây dựng giảm sút mạnh đã ảnh hưởng không tốt đến ngành xây dựng và ngân hàng cũng dè chừng hơn khi cho vay trong lĩnh vực này.
Đối với ngành Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô… khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động thương mại, dư nợ cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao so với các ngành kinh tế khác.
Ngoài ra, chi nhánh cũng cho vay đối với các lĩnh vực khác như: Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình; Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý nước thải; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản; Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; Giáo dục và Đào tạo. Những ngành kinh tế này chiếm dư nợ nhỏ và phát triển không đồng đều qua các năm chủ yếu là do khách hàng tự đến với ngân hàng và trong những năm qua chi nhánh chỉ tập trung phát triển ở các lĩnh vực như cho vay hoạt động dịch vụ khác; cho vay Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô…