Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh vũng tàu (Trang 61 - 65)

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH

2.2.3. Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Theo quy định nội bộ số QD-TD-012 ban hành lần 02 ngày 22/04/2013 2.2.3.1. Quy định về kiểm tra trước và sau khi cho vay của DongA Bank Nguyên tắc kiểm tra trước và sau khi cho vay: Tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình, các bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc cấp tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra trước khi cho vay và giám sát vốn vay sau khi giải ngân cho khách hàng. Việc kiểm tra trước khi cho vay giúp chi nhánh phát hiện được khách hàng có đủ uy tín và mục đích vay có rõ ràng, khả năng tài chính có đủ trả nợ cho ngân hàng hay không.

Sau khi cho vay ngân hàng tiếp tục kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay có đúng với mục đích vay ban đầu điều này giúp ngân hàng kiểm tra khách hàng có thực hiện đúng cam kết hay lừa dối ngân hàng, có những trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích dẫn đến nhiều hệ lụy về sau.

a) Nội dung kiểm tra trước khi cho vay: Trước khi thực hiện cho vay Bộ phận Phát triển Kinh doanh là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng, vì vậy phải có bước kiểm tra khách hàng trước khi nhận hồ sơ như: thẩm định về con người, về năng lực quản lý đối với khách hàng doanh nghiệp, về độ tin cậy… Sau khi đảm bảo được các yếu tố đó, nhân viên PTKD hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ và chuyển cho Bộ phận Thẩm định Hội Sở thẩm định phương án kinh doanh và tài sản bảo đảm của khách hàng, nếu phương án khả thi nhân viên Thẩm định sẽ lập tờ trình trình cấp lãnh đạo phê duyệt. Sau khi hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ phận PTKD chuyển hồ sơ cho Bộ phận QLTD thực hiện kiểm tra hồ sơ; nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ sẽ soạn hợp đồng vay, hợp đồng thế chấp để công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, hoàn tất công việc này sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng.

b) Nội dung, phương thức kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

Kiểm tra, giám sát khoản vay là việc quản lý, theo dõi, phân tích các thông tin có liên quan đến tình hình sử dụng tiền vay, tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư, kinh doanh, khả năng trả nợ và mức độ trả nợ của người vay để kịp thời phát hiện những rủi

52

ro tiềm ẩn có thể xẩy ra sau khi cho vay. Đây là giai đoạn rất quan trọng đòi hỏi chi nhánh cần thường xuyên quan tâm và sâu sát hơn.

b1). Nội dung kiểm tra sau khi cho vay

 Kiểm tra hồ sơ vay vốn: Việc kiểm tra hồ sơ vay vốn được thực hiện đối với các hồ sơ đã lưu tại đơn vị, hoặc thông qua trao đổi trực tiếp và khách hàng bổ sung để cập nhật những thay đổi (nếu có):

+ Khách hàng là doanh nghiệp: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản…

+ Khách hàng là cá nhân: Khách hàng đã chết mà không có người thừa kế hay khách hàng đã mất tích...

+ Bổ sung các thông tin khác (nếu có) liên quan đến khách hàng.

 Tái kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với khách hàng vay vốn bổ sung vốn kinh doanh, đây là khâu rất quan trọng trong suốt thời gian vay của khách hàng. Việc kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng giúp cho ngân hàng có thể phát hiện kịp thời những rủi ro có thể xẩy ra như khách hàng làm ăn thua lỗ không có khả năng trả nợ… Đối với những khách hàng vay vốn cho mục đích khác như mua nhà để ở, sửa chữa nhà ở… Ngân hàng tái kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không…

 Tái thẩm định năng lực tài chính:

+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp: nhân viên Thẩm định tiến hành phân tích báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Đối với khách hàng là cá nhân: Tùy theo từng sản phẩm tín dụng, nhân viên PTKD tái kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng dùng để trả nợ cho DAB.

 Hàng quý đơn vị đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định.

 Tái thẩm định tài sản bảo đảm:

+ Bảo đảm trị giá tài sản thế chấp, cầm cố còn lại theo giá thị trường tại thời điểm tái thẩm định tối thiểu phải bằng tỷ lệ cho vay so với tài sản thế chấp/cầm cố đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp tài sản đảm bảo giảm giá trị, đơn vị phải yêu cầu khách hàng trả bớt nợ hoặc bổ sung thêm tài sản để đảm bảo đúng tỷ lệ ban đầu.

53

+ Thẩm định về tính pháp lý của tài sản bảo đảm so với thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, đặc biệt là các tài sản hình thành trong tương lai.

 Theo dõi, giám sát và chủ động thu thập, bổ sung thông tin về khách hàng và khoản vay để có biện pháp phù hợp nhằm xử lý các tác động có ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng. Cập nhật thông tin liên quan đến khoản vay, phân tích biến động thường ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

 Quản lý, theo dõi và thu hồi nợ, kể cả nợ đã xử lý rủi ro.

b2). Phương thức kiểm tra sau khi cho vay

 Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.

 Kiểm tra trực tiếp tại văn phòng, nhà máy của khách hàng hoặc gián tiếp theo các báo cáo định kỳ của khách hàng.

 Tiếp xúc khách hàng và đối tượng khác (nếu có thể) để thu thập thông tin.

 Các phương thức khác.

2.2.3.2. Quy định về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Mục đích của xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng là đánh giá rủi ro tín dụng thông qua việc xếp hạng khách hàng nhằm:

 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

 Xét duyệt cho vay và quản lý chất lượng tín dụng.

 Xây dựng chính sách khách hàng.

DongA Bank quy định hàng quý các chi nhánh sẽ xếp hạng khách hàng 1 lần, trước ngày đánh giá của từng kỳ đánh giá 01 ngày, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ tự động quy định danh sách khách hàng doanh nghiệp được phân công đánh giá tại từng đơn vị DAB.

Trước khi đánh giá chi nhánh sẽ thu thập đầy đủ thông tin pháp lý, các báo cáo tài chính năm gần nhất đối với khách hàng doanh nghiệp để phân tích báo cáo tài chính. Sau khi xếp hạng tín dụng xong, căn cứ vào kế quả phân loại nhóm nợ của hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ, các đơn vị DAB sẽ thực hiện chuyển nhóm nợ từ hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ vào hệ thống quản lý hợp đồng vay theo quy định hiện hành từ ngày 15 cho đến ngày trước ngày làm việc cuối tháng của các tháng thực hiện đánh giá 02 ngày.

54

2.2.3.3. Quy định theo dõi, thu hồi nợ và xử lý nợ tại chi nhánh.

Hoạt động chính trong hệ thống ngân hàng ngoài huy động vốn là hoạt động cho vay, đây là một sản phẩm chính tạo ra khoản lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng, vì vậy sau cho vay việc theo dõi; quản lý và thu hồi nợ đối với các khoản cấp tín dụng là một công việc vô cùng quan trọng góp phần mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bất cứ ngân hàng nào cũng cần một quy trình chặt chẽ trong việc theo dõi, thu hồi nợ và xử lý nợ. Để có được điều này trước tiên cần có những quy định cụ thể, hợp lý.

Đối với DongA Bank, việc theo dõi, thu hồi nợ và xử lý nợ tuân theo quy trình sau:

Hồ sơ giải ngân do nhân viên QLTD thực hiện sau đó theo dõi, đôn đốc nhắc nợ và thực hiện thu nợ trên hệ thống. Những trường hợp khách hàng không trả nợ theo đúng thời hạn nhân viên QLTD gửi thông báo nhắc nhợ đến khách hàng và mời khách hàng lên ngân hàng làm việc. Nếu khách hàng tiếp tục trễ hạn nhân viên QLTD lập danh sách chuyển cho Bộ phận Phát triển Kinh doanh tiếp tục đến nhà lập biên bản yêu cầu khách hàng thanh toán nợ. Quy trình này được thực hiện đối với những khoản nợ lãi và gốc chưa đến hạn thanh lý hợp đồng.

Đối với những khoản nợ quá hạn cả gốc và lãi sẽ do Bộ phận Phát triển Kinh doanh trực tiếp quản lý và xử lý nợ.

Quy trình trên còn một số hạn chế: Bộ phận Phát triển Kinh doanh vừa thực hiện chỉ tiêu kinh doanh vừa xử lý nợ là không hiệu quả, lý do: Công việc chính của bộ phận này là phát triển sản phẩm và phải chịu một áp lực về chỉ tiêu hàng tháng đòi hỏi họ phải tập trung vào chuyên môn, không bị phân tâm bởi những công việc khác.

Công việc xử lý nợ cần rất nhiều thời gian, tính riêng việc khởi kiện ra tòa cho đến lúc thi hành án, phát mãi tài sản để thu hồi nợ phải mất vài năm mới thực hiện xong. Nếu song song thực hiện hai việc này thì hiệu quả công việc không cao và PTKD cũng không toàn tâm toàn ý cho công việc của mình. Hạn chế này đã làm cho nợ xấu của ngân hàng kéo dài vì tiến độ thu hồi nợ chậm, bộ phận xử lý nợ không theo dõi sát sao, nguồn nhân lực không đủ để đảm bảo theo dõi chặt chẽ các khoản vay.

55

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đông á chi nhánh vũng tàu (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)