Đánh giá thực trạng hứng thú học Toán của học sinh lớp 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 4 tiểu học (Trang 41 - 46)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỨNG THÚ HỌC TOÁN CỦA HỌC SINH LỚP 4

3.1. Đánh giá thực trạng hứng thú học Toán của học sinh lớp 4

Để đánh giá thực trạng hứng thú học Toán của học sinh, chúng tôi đánh giá trên cả ba mặt: nhận thức của học sinh về môn Toán, thái độ của học sinh với môn Toán, và biểu hiện của học sinh trong quá trình học Toán, dựa vào phiếu điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Hứng thú học Toán của học sinh lớp 4

Tiêu chí

Hứng thú học toán

Giới tính

Tổng số

Nam Nữ

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Khá 53 73.6 66 78.6 118 75.6

Trung bình 17 23.6 17 20.2 35 22.4

Thấp 2 2.8 1 1.2 3 2

Nhận xét:

Qua dữ liệu ở bảng trên chúng ta thấy: nhìn chung học sinh lớp 4 có hứng thú học Toán, thể hiện:

Đa số học sinh được nghiên cứu có mức độ hứng thú học Toán từ trung bình trở lên chiếm 98%. Số họcsinh đạt mức độ hứng thú Toán cao nhất là 75.6%. Số học sinh có hứng thú học Toán thấp nhất là 2%.

Số học sinh có hứng thú học Toán khá là những em say mê thích thú môn Toán, trong giờ học thường tập trung chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, độc lập tự giác trong học Toán. Các em có ý thức học tập cao, chăm

Ví dụ như em Phạm Phương Thảo, Nguyễn Thế Sơn…(lớp 4A1), Nguyễn Anh Khoa, Phạm Khánh Linh …( lớp 4A2), Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Nam Khánh…( lớp 4A3), Phạm Anh Tuấn, Phạm Ngọc Anh…( lớp 4A4).

Em Phạm Phương Thảo là học sinh thuộc nhóm này, em học lớp 4A1, bố mẹ em là công nhân. Qua phiếu điều tra, qua ý kiến nhận xét của giáo viên và biên bản quan sát hành vi ứng xử của em trong giờ học Toán, nhận xét:

Thảo thích học tất cả các môn, môn nào cũng hăng say học tập, nhưng thích nhất là môn Toán, lý do theo em là vì môn Toán dễ học. Thái độ đối với hoạt động học tập của em là rất chăm học, tích cực trong mọi hoạt động. Trong giờ học em chăm chú nghe giảng thường xuyên phát biểu, có khẳ năng tập trung chú ý lâu, có ý thức xây dựng bài, tự tin trong học tập, tự lập.

Nhóm học sinh có hứng thú học Toán thấp là những em đánh giá thấp tầm quan trọng của môn Toán, cháu ghét học Toán, thường có cảm giác lo lắng trước giờ học Toán. Trong giờ học Toán, các em thường thụ động, ít khi phát biểu ý kiến xây dựng bài, tiếp thu kiến thức chậm. Các em chưa thực sự say mê học Toán vì thế kết quả học tập chưa cao như các em Nguyễn Phúc Nguyên, Vũ Đình Quang, Hoàng Lan Nhi, Đinh Thu Hương….

Chúng tôi có trực tiếp gặp gỡ và phỏng vấn những em này để tìm hiểu lý do các em không thích học Toán, có nhiều lý do khác nhau: vì môn Toán khó hiểu, Toán là môn khô khan, chỉ thích môn học thuộc chứ không thích môn phải suy nghĩ, thường bị điểm kém Toán , cảm thấy môn này khó học…

Khi nghiên cứu 156 học sinh trong đó có 72 học sinh nam và 84 học sinh nữ ta thấy học sinh nữ có mức độ hứng thú học Toán cao hơn học sinh nam nhưng sự khác biệt đó không đáng kể.Cụ thể:

- Mức độ hứng thú khá ở học sinh nữ chiếm 78.6% học sinh nam chỉ 73.6%.

- Mức độ hứng thú ở mức trung bình học sinh nữ là 20.2%, học sinh nam

- Mức độ hứng thú đạt mức độ thấp: Nam là 2.8%, nữ là 2%.

Chúng tôi cho điểm: hứng thú khá = 3 điểm, hứng thú trung bình = 2 điểm, hứng thú thấp = 1 điểm, tính được điểm trung bình học sinh nữ X = 2.77, học sinh nam X = 2.70, độ lệch X = 0.07.

Có thể lý giải một cách tương đối về sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ trong hứng thú học Toán như sau:

Ở lứa tuổi này các em học sinh nữ ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô, đã ý thức được nhiệm vụ học tập, chăm chỉ, chịu khó, cẩn thận, chú ý học tập, kết quả học tập của các em tương đối tốt, vì thế hứng thú học tập cao.

Còn ở các em học sinh nam ở độ tuổi này còn mải chơi, chưa ý thức cao về nhiệm vụ học tập, thường ít tập trung chú ý, hay nắm được kiến thức cơ bản nhưng chưa chăm học, hoặc tiếp thu nhanh nhưng hay cẩu thả, tính toán không cẩn thận, trình bày bài không rõ ràng…nên kết quả học tập chưa cao, hứng thú học tập cũng vì thế mà chưa cao.

Tóm lại giới tính có ảnh hưởng đến hứng thú học Toán của học sinh lớp 4.

Sự không đồng đều giữa học sinh nam và học sinh nữ sẽ còn được thể hiện khi phân tích các mặt biểu hiện hứng thú học Toán ( phần 3.3).

Để khẳng định kết quả điều tra hứng thú học Toán ở học sinh Tiểu học, chúng tôi còn lấy ý kiến đánh giá của giáo viên và thu được kết quả sau:

Bảng 2: Đánh giá của giáo viên về hứng thú học Toán của học sinh lớp 4 Mức độ

hứng thú Rất thích Thích Bình thường

Không

thích Ghét

Số lượng 2 1 1 0 0

% 50 25 25 0 0

Theo đánh giá của giáo viên, nhìn chung học sinh lớp 4 có hứng thú với môn Toán. Đa số giáo viên chủ nhiệm được điều tra cho rằng học sinh thích

hứng thú cũng không chán ghét môn Toán chiếm 25%. Điều đặc biệt là không có giáo viên nào cho rằng học sinh “không thích” hoặc “chán ghét” học môn Toán.

Như vậy đánh giá của giáo viên hoàn toàn phù hợp với kết quả thu được qua điều tra học sinh.

Hứng thú học Toán của học sinh lớp 4 thể hiện rõ nét trên 3 thành phần cấu trúc của hứng thú: mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt hành vi, sự biểu hiện của 3 thành phần này như sau:

Bảng 3: Các mặt biểu hiện của hứng thú học Toán của học sinh lớp 4 Tiêu chí

Mức độ

Nhận thức Thái độ Hành vi

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Khá 115 73.8 109 69.9 96 61.5

Trung bình 37 23.7 42 26.9 53 34

Thấp 4 2.5 5 3.2 7 4.5

Nhận xét:

Các thành phần tâm lý trong cấu trúc của hứng thú biểu hiện không đồng đều. Biểu hiện rõ nhất là mặt nhận thức của học sinh, mặt thái độ xếp ở vị trí thức hai trong hứng thú và mặt hành vi ở mức độ thấp nhất trong các biểu hiện hứng thú học Toán của học sinh lớp 4, thể hiện:

- Mức độ hứng thú khá với môn Toán:

+ Mặt nhận thức: 73.8%.

+ Mặt thái độ: 69.9%.

+ Mặt hành vi: 61.5%.

- Mức độ hứng thú trung bình với môn Toán:

+ Mặt nhận thức: 23.7%.

- Đặc biệt, mức độ hứng thú thấp nhất với môn Toán:

+ Mặt nhận thức: 2.5%.

+ Mặt thái độ: 3.2%.

+ Mặt hành vi: 2.9%.

3.1.2. Đánh giá hứng thú theo các khâu của việc học Toán

Hình thành và phát triển hứng thú học Toán cho học sinh là mục tiêu quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học Toán. Việc học Toán của học sinh được thể hiện qua các khâu:

- Tái hiện tri thức cũ - Lĩnh hội tri thức mới

- Vận dụng tri thức mới vào giải bài tập - Củng cố và ghi nhớ tri thức mới

Trong thực tế không phải học sinh nào cũng có thể hứng thú với tất cả các khâu, có những học sinh rất hứng thú với một, hai khâu này nhưng lại không hứng thú với khâu khác, chẳng hạn có em hứng thú với “ Lĩnh hội tri thức mới”, nhưng lại ngại khâu “ Tái hiện tri thức cũ”, hay có em không thích khâu “ Lĩnh hội tri thức mới”, nhưng lại thích khâu “ Vận dụng tri thức mới vào giải bài tập”…Cụ thể được chúng tôi thống kê theo bảng sau:

Bảng 4: Hứng thú của học sinh đối với các khâu của việc học Toán

Nhận thức Thái độ Hành vi Chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 4 tiểu học (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)