Thái độ của học sinh lớp 4 với môn Toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 4 tiểu học (Trang 50 - 79)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỨNG THÚ HỌC TOÁN CỦA HỌC SINH LỚP 4

3.2. Phân tích tâm lí các mặt biểu hiện hứng thú học Toán của học sinh lớp 4

3.2.2. Thái độ của học sinh lớp 4 với môn Toán

Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của môn Toán chưa thể là điều kiện cần và đủ để học sinh có hứng thú với môn Toán. Nhận thức ấy có thể chuyển thành hành vi học tập phù hợp hay không còn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có thái độ của các em với môn Toán như thế nào, bởi thái độ xúc cảm tích cực với môn Toán là không thể thiếu trong 3 thành phần cấu trúc tâm lý của hứng thú.

Để tìm hiểu thái độ của học sinh lớp 4 đối với môn Toán, chúng tôi tìm hiểu trên các thông số sau:

-Thái độ của học sinh với môn Toán - Thái độ của học sinh trước giờ học Toán - Thái độ của học sinh trong giờ học Toán

- Thái độ của học sinh về các khâu của việc học Toán

* Thái độ của học sinh với mônToán có thể ở các mức độ khác nhau. Chúng tôi chia làm 5 mức độ và thu được kết quả như sau:

Bảng 8: Thái độ của học sinh lớp 4 với môn Toán

Tiêu chí

Mức độ

Giới tính

Chung

Nam Nữ

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Rất thích 26 36.1 34 40.5 60 38.4

Thích 26 36.1 36 42.9 62 39.8

Bình thường 18 25 13 15.5 31 19.9

Không thích 2 2.8 1 1.1 3 1.9

Chán ghét 0 0 0 0 0 0

Điểm trung bình 1.05 1.2 1.14

Nhận xét:

Đa số học sinh lớp 4 có thái độ tích cực với môn Toán, điểm trung bình X = 1.14 so với điểm cao nhất là 2, thấp nhất là -2 cho phép ta khẳng định điều đó.

Có tới 38.4% học sinh trả lời “rất thích” khi được hỏi có thích học Toán không ? 39.8% trả lời “thích”. Có 19.9% cho là “ bình thường”, 1.9% “không thích” Toán và không có học sinh nào “ chán ghét” môn Toán.

- So sánh giữa nam và nữ, tỷ lệ số học sinh thích học Toán là tương đương nhau, 72.2% ở nam và 83.4% ở nữ.

- Ở mức độ “rất thích” : Nữ cao hơn nam. Nữ có 40.5% trả lời rất thích học Toán, trong khi ở nam là 36.1%, độ lệch là 4.4%. Điểm trung bình ở nữ cao hơn nam cho thấy học sinh nữ có thái độ tích cực với môn Toán hơn học sinh nam.

*Để thu được kết quả chính xác, kiểm tra độ chân thực của người được điều tra, chúng tôi có đưa ra câu hỏi gợi tình huống gần với tình huống có thực: Nếu bỏ bớt giờ Toán trong thời khóa biểu thì em thấy thế nào ?”. Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 9: Biểu hiện trong hứng thú học Toán của học sinh

Tiêu chí

Mức độ

Giới tính

Chung

Nam Nữ

Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng %

Mừng rỡ 0 0 0 0 0 0

Thấy đỡ vất vả 15 20.8 13 15.5 28 17.9

Không cảm tưởng gì 10 13.9 14 16.7 24 15.4

Tiếc 38 52.8 45 53.6 83 53.2

Phản đối kịch liệt 9 12.5 12 14.8 21 13.5

Điểm trung bình 0.85 0.98 0.92

Nhận xét:

Học sinh có xu hướng bộc lộ là thích học Toán, với điểm trung bình X = 0.92 là khá so với điểm thấp nhất là -2 và điểm cao nhất là 2. Không có học sinh nào thấy “mừng rỡ” nếu bỏ bớt giờ Toán, 17.9% trả lời “ đỡ thấy vất vả”, 15.4%

trả lời “ không có cảm tưởng gì”,có tới 53.2% trả lời “ tiếc” nếu bỏ bớt giờ Toán trong thời khóa biểu, đặc biệt 13.5% học sinh sẽ “ phản đối kịch liệt” nếu có điều đó.

Kết quả bảng 9 tương đối phù hợp với bảng 9, tức là về thái độ, xét theo giới tính, mức độ hứng thú ở học sinh nữ cao hơn học sinh nam với X = 0.85 so với X = 0.89.

Ngoài phương pháp điều tra viết, chúng tôi còn tìm hiểu thái độ của học sinh với việc học Toán bằng thực nghiệm:

Thực nghiệm 1: Đo thái độ với việc học Toán.

- Hình thức thực nghiệm: thực nghiệm điều tra.

- Cách tiến hành thực nghiệm: Thứ 4 (13/3), lớp 4A1 có 4 tiết Mĩ thuật, Thể dục, Toán, Luyện từ và câu. Vào đầu buổi học chúng tôi thông báo với lớp sẽ thay môn Toán hôm nay bằng môn Ngoại ngữ. Sau đó lấy ý kiến học sinh ( đồng ý, phản đối, không đồng ý cũng không phản đối) bằng phiếu thực nghiệm ( xem phụ lục 1).

- Kết quả thực nghiệm:

Bảng 10 : Thực nghiệm đo thái độ với việc học Toán của học sinh

Mức độ Số lượng %

Đồng ý 1 2.3

Không đồng ý cũng không phản đối 5 11.7

Không đồng ý 37 86

Kết quả thực nghiệm thu được hoàn toàn phù hợp với kết quả điều ở bảng 10, với 86% không đồng ý thay môn Toán bằng môn học khác, mặc dù đó là môn học nhiều em thích ( môn Ngoại ngữ) cho thấy học sinh có thái độ tích cực với môn Toán.

 Thái độ chung với môn Toán chưa đủ để đánh giá mặt hứng thú học tập của học sinh.Tâm trạng của học sinh trước giờ Toán, cũng là biểu hiện cụ thể và sinh động của hứng thú học Toán của học sinh.

 Bảng 11 Thái độ của học sinh lớp 4 trước giờ học Toán

Tiêu chí Giới tính

Chung

Nam Nữ

Số Số

Rất háo hức chờ đợi 18 25 31 36.9 49 31.4

Chờ đợi 28 38.9 36 42.9 64 41.1

Bình thường 23 31.9 15 17.9 38 24.3

Không muốn học 0 0 0 0 0 0

Lo lắng 3 4.2 2 2.3 5 3.2

Điểm trung bình 0.86 1.1 0.97

Nhận xét:

Với câu hỏi “Trước giờ Toán tâm trạng em như thế nào?”, chúng tôi thấy biểu hiện của học sinh rất đa dạng với các thứ bậc khác nhau. Nhìn chung kết quả thu được là khả quan, đa số học sinh có thái độ tích cực đối với việc học Toán, thể hiện ở 31.4% số học sinh được điều tra trả lời là “ rất háo hức chờ đợi”

đến giờ học Toán, 41.1% có tâm trạng “ chờ đợi”, có 24,3% cho là “bình thường” trước giờ Toán.

Kết quả thu được có điểm trung bình X = 0.97 so với điểm cao nhất là 2, thấp nhất là -2 cho thấy học sinh đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chờ đón giờ học.

Học sinh chỉ có thể háo hức chờ đợi giờ học Toán khi cảm thấy rằng Toán sẽ mang lại cho các em nhiều điều thú vị, bổ ích, các em được lĩnh hội kiến thức mới, được chứng tỏ khẳ năng giải Toán của mình.

Điều đáng chú ý là vẫn có một số lượng học sinh “ lo lắng” trước giờ học Toán, tuy tỉ lệ không cao, chỉ chiếm 3.2% nhưng giáo viên cũng cần quan tâm, giúp học sinh có tâm thế sẵn sàng chờ đón giờ học thì việc lĩnh hội tri thức mới có thể đạt hiệu quả cao.

- So sánh giữa nam và nữ:

Học sinh nữ có thái độ tích cực hơn so với học sinh nam. Biểu hiện:

- Mức độ “ Rất háo hức chờ đợi” : Nữ : 36.9%

Nam: 38.9%. Độ lệch: 4%

- Điểm trung bình Nữ : X = 1.1

Nam: X = 0.86. Độ lệch: X = 0.24.

 Tâm trạng của học sinh trong các giờ học Toán là một trong những thông số quan trọng để đánh giá hứng thú của học sinh đối với môn học. Kết quả phân tích ở bảng 12:

Bảng 12: Thái độ của học sinh trong giờ học Toán Tiêu chí

Mức độ

Giới tính

Chung

Nam Nữ

Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % Rất say mê thích thú 23 31.9 31 36.7 54 34.6

Thích thú 28 38.9 38 45.2 66 42.3

Bình thường 18 25 13 15.5 31 19.9

Thờ ơ 3 4.2 2 2.4 5 3.2

Chán ghét 0 0 0 0 0 0

Điểm trung bình 0.98 1.16 1.08

Nhận xét:

Trong giờ học Toán, đa số học sinh có thái độ tích cực. Điểm trung bình

X = 1.08 so với điểm cao nhất là 2, thấp nhất là -2 cho thấy học sinh khá say mê ,thích thú trong các giờ học Toán.

76.9% có thái độ tích cực trong giờ học Toán, đặc biệt trong đó có 34.6%

trả lời say mê thích thú trong giờ học. 19.9% có thái độ bình thường, chỉ có 3.2%

thờ ơ trong giờ học Toán. Không có học sinh nào chán ghét học Toán.

- Trong giờ học Toán học sinh nữ thường có thái độ tích cực cao hơn học

+ Mức độ “rất say mê thích thú”: Học sinh nữ : 36.7

Học sinh nam 31.9%. Độ lệch: 4.8%

+ Mức độ “thích thú” : Học sinh nữ : 45.2%

Học sinh nam: 38.9%. Độ lệch: 6.3%

+ Điểm trung bình: Học sinh nữ: X = 1.16

Học sinh nam: X = 0.98 . Độ lệch: X = 0.18 Điều này cho thấy học sinh nữ có tâm trạng ổn định hơn so với học sinh nam. Các em thích thú với đối tượng lâu hơn, bền vững hơn. Học sinh nam thường bị chi phối , tác động bởi các điều kiện khách quan nên tính ổn định có phần kém hơn.

Thật vậy theo nhận xét của một số giáo viên thì nhìn chung các em học sinh nam thường tiếp thu nhanh, nắm được kiến thức cơ bản song cẩu thả, không cẩn thận vì thế tính toán hay sai, một số em chưa chăm chỉ. Còn các em nữ thường chăm chỉ hơn nên kết quả học tập cũng cao hơn, đây cũng là một yếu tố kích thích hứng thú học tập môn Toán của học sinh, vì thế mà các em nữ hứng thú học Toán cao hơn học sinh nam.

 Thái độ với các khâu của việc học Toán, về cơ bản, chính là thái độ đối với hoạt động học tập bộ môn, là biểu hiện theo chiều sâu của hứng thú học Toán. Thái độ của học sinh lớp 4 về các khâu của việc học Toán biểu hiện rất đa dạng :

Bảng 13 : Thái độ của học sinh về các khâu của việc học Toán

Tiêu chí Giới tính

Chung Nam

Nữ

B B B 1.Tái hiện tri thức cũ 2.56 4 2.75 4 2.65 4 2.Lĩnh hội tri thức mới 2.83 3 2.90 1 2.86 1 3.Vận dụng tri thức mới vào giải bài tập 2.84 1 2.77 3 2.8 3 4.Củng cố và ghi nhớ kiến thức 2.81 2 2.84 2 2.82 2

X 2 .76 2.81 2.78

Nhận xét:

Điểm trung bình chung X = 2.78 cho thấy đối với các khâu của việc học Toán, học sinh có thái độ tích cực . Tuy nhiên thái độ của học sinh với các khâu là không đồng đều mà xếp thành thứ bậc :

Học sinh có thái độ tích cực cao nhất với khâu : “ Lĩnh hội tri thức mới”, với X = 2.86, xếp thứ bậc 1.

Khâu “Củng cố và ghi nhớ tri thức mới” xếp thứ bậc 2, X = 2.82.

Khâu “Vận dụng tri thức mới vào giải bài tập”, xếp thứ bậc 3, X = 2.8.

Khâu “Tái hiện tri thức cũ” với X = 2.65, xếp thứ bậc 4.

Tuy xếp thứ bậc thấp nhất nhưng khâu “ Tái hiện tri thức cũ” có điểm trung bình X = 2.65 ở mức trung bình so với điểm cao nhất là 3, thấp nhất là 1, cho thấy học sinh vẫn có thái độ tốt đối với khâu này.

Với các khâu của việc học Toán, học sinh nữ vẫn có thái độ tích cực hơn học sinh nam, với X =2.81 so với X = 2.76, độ lệch X = 0.05.

 Tổng hợp 4 loại thái độ, chúng tôi có thực trạng thái độ với môn Toán của học sinh trường Tiểu học Hùng Vương như sau:

Bảng 14: Thái độ học tập môn Toán của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Hùng Vương

Thái độ Với môn Trước Trong giờ

Các khâu Thái độ

Tiêu chí

X

TB

X TB X TB X TB X TB

Giơí tính

Nam 1.05 2 0.86 2 0.98 2 2.76 2 1.67 2 Nữ 1.2 1 1.1 1 1.16 1 2.81 1 1.81 1

X 1.12 0.98 1.07 2.78 1.74

Nhận xét:

Đánh giá chung về thái độ:

- Nhìn chung học sinh lớp 4 trường Tiểu học Hùng Vương đã có thái độ xúc cảm tích cực đối với môn Toán, điểm trung bình X = 1.74 so với điểm cao nhất là 2, điểm thấp nhất là -1.

Thái độ học Toán của học sinh không như nhau mà xếp thành thứ bậc.

Học sinh có thái độ với môn học thì trước giờ học, trong giờ học, với các khâu, với nội dung chương trình cũng có thái độ tích cực.

So sánh theo giới tính: Học sinh nữ có thái độ tích cực hơn học sinh nam, với X = 1.81 so với X = 1.67, độ lệch X = 0.14.

Xét về thái độ chung thì thái độ xúc cảm đối với môn Toán ở học sinh chưa thật ổn định. Vẫn còn một số học sinh cảm thấy không thích môn Toán, lo lắng trước giờ học Toán, trong giờ học Toán có thái độ thờ ơ…hiện tượng này tuy không nhiều nhưng giáo viên cần chú ý bồi dưỡng, nâng cao thái độ cảm xúc ở học sinh, bởi thái độ tích cực là điều kiện không thể thiếu để hình thành và phát triển hứng thú học Toán cho học sinh.

3.2.3. Mặt hành vi trong hứng thú học Toán của học sinh lớp 4 Bảng 15: Thực hiện các khâu trong việc học Toán

Tiêu chí Giới tính Chung

Các khâu

Nữ

X

T B

X T

B

X T

B 1.Tái hiện tri thức cũ 2.34 3 2.70 1 2.52 2 2.Lĩnh hội tri thức mới 2.19 4 2.52 4 2.35 4 3.Vận dụng tri thức mới vào giải bài tập 2.5 1 2.64 2 2.57 1 4.Củng cố và ghi nhớ kiến thức 2.44 2 2.57 3 2.5 3

X 2.36 2.6 2.48

Nhận xét:

Kết quả bảng 15 cho thấy mức độ thuần thục thực hiện các khâu của học sinh là chưa cao, 2.35 < X < 2.57 , vớiX = 2.48 ( chỉ ở mức thấp so với điểm cao nhất là 3, thấp nhất là 1 ).

- Khâu “Vận dụng tri thức mới vào giải bài tập” học sinh thực hiện tốt nhất với X

= 2.57, thứ bậc 1.

- Khâu “Tái hiện tri thức cũ” thứ bậc 2, với X = 2.52.

- Khâu “Củng cố và ghi nhớ tri thức mới”, với X = 2.5 xếp thứ 3.

- Khâu “Lĩnh hội tri thức mới” X = 2.35, xếp thứ bậc 4.

Để khẳng định kết quả điều tra bằng phiếu, chúng tôi tiến hành thực nghiệm tự nhiên điều tra việc thực hiện các khâu của việc học Toán, ở đây chúng tôi chú ý tới khâu “ Lĩnh hội tri thức mới” của học sinh.

Thực nghiệm 2 : Thực hiện các khâu của việc học Toán

- Hình thức thực nghiệm: Thực hiện điều tra, tiết Toán lớp 4A1,thứ 5 ( 7/3 ).

Giáo viên giảng dạy theo đúng phương pháp họ thường giảng dạy.

- Mục đích: Đo mức độ thuần thục khi tiến hành các khâu của việc học Toán.

Việc học Toán được tiến hành qua 4 khâu, tuy nhiên vì khâu “Lĩnh hội tri thức mới” là khâu khó khăn nhất đối với học sinh, nên chúng tôi tiến hành thực

- Công cụ: Chuẩn bị 1 bài tập.

- Cách tiến hành: Sau khi giáo viên dạy bài “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số”, yêu cầu giáo viên ra bài tập cho học sinh làm.

Bài tập: Tổng của hai số lẻ liên tiếp là 56. Tìm hai số đó.( Đây là bài toán dạng đặc biệt của bài mẫu Tìm hai số khi biết tổng và hiệu ). Phiếu thực nghiệm ( xem phụ lục 2 ).

- Kết quả thực nghiệm:

Bảng 16 : Mức độ giải bài tập của học sinh Mức

độ

Giải không được Giải nhưng chưa đến kết quả Giải đến kết quả

SL 5 15 23

% 11.7 34.9 53.4

Số học sinh giải đến kết quả chiếm 53.4% , 34.9 % có giải bài tập nhưng chưa đến kết quả, 11.7% không giải được. Kết quả này cho thấy học sinh lĩnh hội tri thức mới chưa tốt, nên giải bài tập chưa tốt. Tại sao lại như vậy ?

Qua dự giờ chúng tôi thấy sở dĩ khâu “Lĩnh hội tri thức mới” học sinh còn gặp khó khăn là do giáo viên còn yếu khâu này. Thật vậy, theo cách dạy của giáo viên thì:

+ Mục đích: Cung cấp mẫu cho học sinh, học sinh vận dụng cách giải mẫu vào giải quyết các bài tập cụ thể ở dạng nguyên mẫu, còn khi gặp các dạng đặc biệt của mẫu ở những bài tập cụ thể giáo viên sẽ giới thiệu cho học sinh biết.

+ Phương pháp: Giáo viên chú trọng đến việc giới thiệu mẫu và cách giải mẫu cho học sinh, hướng dẫn học sinh học thuộc cách giải mẫu vào làm các bài tập cụ thể.

Với cách dạy học này của giáo viên, học sinh thường áp dụng mẫu một cách máy móc, khó nhận ra dấu hiệu bản chất của dạng toán. Học sinh sẽ khó khăn khi gặp những dạng toán đặc biệt nếu không có gợi ý của giáo viên.

 Tâm lý được hình thành bằng hoạt động và cũng được thể hiện trong hoạt động.

Hứng thú học tập Toán của học sinh được hình thành và biểu hiện trong hoạt động. Để tìm hiểu hứng thú học toán của học sinh, ngoài việc tìm hiểu nhận thức, thái độ của học sinh đối với môn Toán, chúng tôi còn tìm hiểu những biểu hiện của học sinh trong giờ học Toán ở lớp cũng như ở nhà, bởi mức độ biểu hiện các hành vi học Toán nói lên tính tích cực của hành vi trong quá trình học tập môn học – một chỉ số quan trọng của hứng thú học tập.

Bảng 17 : Biểu hiện hành vi trong hứng thú học Toán của học sinh Tiêu chí

Biểu hiện

Giới tính

Chung

Nam Nữ

X TB X TB X TB

2 2.69 6 2.72 5 2.71 6

3 2.90 1 2.97 1 2.94 1

4 2.78 4 2.87 4 2.82 4

5 2.47 7 2.58 8 2.53 8

6 2.2 9 2.24 9 2.22 9

7 2.72 5 2.71 6 2.72 5

8 2.44 8 2.71 6 2.57 7

9 2.86 3 2.95 2 2.91 3

Điểm trung bình 2.66 2.74 2.70

1: Tập trung chú ý nghe giảng 2: Hăng hái phát biểu xây dựng bài 3: Làm đây đủ bài tập về nhà

4: Xem bài mới trước khi đến lớp 5: Làm thêm các bài tập Toán nâng cao 6: Nêu thắc mắc ngay nếu chưa hiểu bài

7: Cố gắng tự suy nghĩ để giải các bài toán khó 8: Tìm đọc và giải toán ở các sách báo…

9: Tự giác học toán Nhận xét:

Bảng 17 cho thấy mặt hành vi của học sinh biểu hiện ở mức độ trung bình, với X = 2.70 so với điểm cao nhất là 3. Biểu hiện mặt hành vi hứng thú của học sinh không đồng đều mà rất đa dạng. Cao nhất là biểu hiện “Làm đầy đủ bài tập về nhà” vớiX = 2.94, xếp thứ 1; thấp nhất là biểu hiện “ Nêu thắc mắc ngay nếu chưa hiểu bài” vớiX = 2.22 xếp thứ 9. Độ lệch X = 1.36.

“Làm đầy đủ bài tập về nhà”: X = 2.94, thứ bậc 1.

“Tập trung chú ý nghe giảng” : X = 2.92, thứ bậc 2.

“Tự giác học toán” : X = 2.91, thứ bậc 3.

“Xem bài mới trước khi đến lớp” : X = 2.82, thứ bậc 4.

Theo cách đánh giá điểm X ( 1≤ X ≤ 3) thì những biểu hiện này được xếp ở mức khá.

-Những biểu hiện ở mức trung bình là:

“Cố gắng tự suy nghĩ để giải toán khó”: X = 2.72,thứ bậc 5.

“Hăng hái phát biểu xây dựng bài”: X = 2.71, thứ bậc 6.

“Tìm đọc và giải toán ở sách báo tham khảo”: X = 2.57,thứ bậc 7.

-Biểu hiện “Nêu thắc mắc ngay nếu chưa hiểu bài” với X = 2.22, thứ bậc 9, là biểu hiện xếp ở mức thấp.

Thực nghiệm 3: Tìm hiểu hành vi Làm bài tập về nhà” của học sinh.

- Hình thức thực nghiêm: Thực nghiệm điều tra, tiết Toán lớp 4A1, thứ 2 ( 11/3).

- Cơ sở lựa chọn: Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi cho thấy hành vi “ Làm đầy đủ bài tập về nhà” học sinh biểu hiện tích cực nhất, xếp thứ bậc 1. Chúng tôi muốn khẳng định kết quả này bằng thực nghiệm.

- Mục đích: Đo mức độ tích cực trong hành vi làm bài tập về nhà của học sinh.

- Công cụ: Chuẩn bị 4 bài tập.

- Cách tiến hành: Buổi học trước, sau khi giáo viên dạy bài “ Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số”, yêu cầu giáo viên ra 4 bài tập về nhà cho học sinh làm.

Vào đầu tiết toán ngày thứ 3, chúng tôi kiểm tra vở bài tập toán của học sinh cả lớp. (Chú ý không cho học sinh biết trước sẽ kiểm tra vở bà tập về nhà). Phiếu thực nghiệm (xem phụ lục 3 ).

- Kết quả thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 4 tiểu học (Trang 50 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)