CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỨNG THÚ HỌC TOÁN CỦA HỌC SINH LỚP 4
3.2. Phân tích tâm lí các mặt biểu hiện hứng thú học Toán của học sinh lớp 4
3.2.1. Nhận thức của học sinh lớp 4 về môn Toán
- Nhận thức ý nghĩa của môn Toán
- Nhận thức về các khâu của việc học Toán
*Nhận thức ý nghĩa của môn Toán.
Bảng 5: Nhận thức ý nghĩa môn Toán của học sinh lớp 4 Tiêu chí
Mức độ
Giới tính
Tổng số
Nam Nữ
Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng %
Quan trọng 50 69.4 62 73.9 112 71.8
Bình thường 19 26.4 20 23.8 39 25
Không quan trọng 3 4.2 2 2.3 5 3.2
Điểm trung bình 2.65 2.71 2.7
Nhận xét:
Nhìn chung trường chúng tôi điều tra, học sinh đều đánh giá tầm quan trọng của môn Toán ở mức trung bình. Hầu hết các em đánh giá Toán là môn học “ quan trọng”, chiếm 71.8% có 25% học sinh cho Toán là môn học “ bình thường” , chỉ 3.2% có học sinh cho Toán là môn học “không quan trọng”. Điểm trung bình X = 2.7 so với điểm cao nhất là 3, và điểm thấp nhất là 1, cũng cho thấy học sinh đánh giá môn Toán ở mức trung bình.
Với điểm X = 2.65 ở nam và X = 2.71 ở nữ cho thấy nhận thức tầm quan trọng của môn Toán giữa học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt, đều đánh giá ở mức độ trung bình. Biểu hiện:
- Đánh giá Toán là môn “ quan trọng”: Học sinh nam là 69.4%
Học sinh nữ là 73.9%
- Đánh giá Toán là môn “ bình thường”: Họcsinh nam là 26.4%
- Đánh giá Toán là môn “ không quan trọng”: Học sinh nam là 4.2%
Học sinh nữ là 2.3%
Ngoài ra ta còn thấy sự phân cách giữa hai mức độ “ quan trọng” và “ bình thường” là khá xa.
Nhận thức về các khâu của việc học Toán.
Tìm hiểu nhận thức của học sinh về các khâu của việc học toán sẽ giúp chúng ta đánh giá đầy đủ hơn nhận thức của học sinh đối với môn Toán.
Bảng 6: Nhận thức về các khâu của việc học Toán
Các mặt Các khâu
Giới tính Chung
X TB X TB X TB
1.Tái hiện tri thức cũ 2.88 2 2.9 2 2.89 2 2.Lĩnh hội tri thức mới 2.83 3 2.82 4 2.3 4
3.Vận dụng tri thức mới vào
giải bài tập 2.83 3
2.88 3 2.85 3 4.Củng cố và ghi nhớ kiến
thức 2.94 1 2.95 1 2.94 1
X 2.87 2.9 2.88
Nhận xét:
Nhìn chung học sinh đánh giá các khâu đều quan trọng và cần thiết trong việc học Toán, biểu hiện điểm trung bình các khâu X = 2.88, trong đó cả 4 khâu đều có điểm trung bình từ X = 2.8 trở lên, xếp ở mức độ khá.
- Khâu “Củng cố và ghi nhớ tri thức mới” được học sinh đánh giá là quan trọng nhất, với X = 2.94, xếp thứ bậc 1.
- Khâu “Tái hiện tri thức cũ”, xếp thứ bậc 2, với X = 2.89.
- Khâu “Lĩnh hội tri thức mới”, với X = 2.82 xếp thứ 4.
Tuy được xếp thứ bậc như vậy, nhưng độ lệch giữa các khâu là rất ít, độ lệch lớn nhất là X = 0.1. Và như trình bày ở trên, không phải học sinh đánh giá cao khâu này, đánh giá thấp khâu khác, mà học sinh đánh giá sự cần thiết của các khâu là khá, điểm trung bình từ 2.8 đến 2.9.
Nhận thức tầm quan trọng của các khâu trong việc học Toán của học sinh nam và học sinh nữ đều ở mức khá, và sự khác biệt là không đáng kể, X =2.87 so với X = 2.9, độ lệch X = 0.3.
Tổng hợp các thông số trên chúng tôi được thực trạng mặt nhận thức trong hứng thú học Toán của học sinh lớp 4 Tiểu học.
Bảng 7: Thực trạng về môn Toán của học sinh lớp 4 Các mặt
Các khâu
Tầm quan trọng và ý nghĩa của môn Toán
Tầm quan trọng và ý nghĩa các khâu trong việc học Toán
Chung
X TB X TB X TB
Giới tính
Nam 2.65 2 2.87 2 2.76 2
Nữ 2.71 1 2.9 1 2.8 1
Chung 2.68 2.88 2.78
Nhận xét:
Học sinh có nhận thức khá về môn Toán, với 100% có mức điểm từ 2.65 trở lên điểm trung bình X = 2.78 so với mức trung bình của mặt nhận thức là 2 điểm, mức cao nhất là 3 điểm.
Giữa các nội dung nhận thức: Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng và ý nghĩa của môn Toán thấp hơn nhận thức về các khâu của việc học Toán ,với
X = 2.68 so với X = 2.88.
Giữa học sinh nam và học sinh nữ có xu hướng nhận thức về môn Toán có sự chênh lệch nhau nhưng không đáng kể X = 2.76 so với X = 2.8 nhưng chưa thể kết luận giới tính có ảnh hưởng đến nhận thức của học sinh.
Từ kết quả nghiên cứu trên, cho phép chúng tôi bước đầu kết luận về mặt nhận thức như sau:
Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Hùng Vương đã đánh giá tầm quan trọng của môn Toán ở mức độ khá, vị trí của môn Toán trong các môn học, đồng thời thấy được sự cần thiết của các khâu trong việc học Toán.
Việc học sinh nhận thức đúng tầm quan trọng của môn Toán là điều kiện thuận lợi cho việc tác động để nâng cao hứng thú học Toán cho học sinh. Nhận thức đúng là cơ sở để hình thành thái độ tốt và hình thành tính tích cực của hành vi trong quá trình học toán.