3.1. Mỗi tổ máy đều phải có sổ nhật ký ép cọc.
3.2. Quá trình ép cọc phải có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật bên A và bên B bởi vì vậy khi tiến hành ép xong 1 cọc cần phải nghiệm thu ngay. Nếu cọc ép đạt tiêu chuẩn thì các bên phải ký vào nhật ký thi công.
3.3. Sổ nhật ký phải đóng dấu giáp lai của đơn vị ép cọc.
3.4. Nhật ký của thi công cần phải ghi theo từng cụm cọc hoặc dãy cọc, số hiệu ghi theo nguyên tắc:
- Giảm tối thiểu độ nén chặt của đất xung quanh, nhƣ vậy phải ép từ giữa ra ngoài.
- Theo chiều kim đồng hồ tính từ góc vuông phần tƣ thứ nhất nếu là dạng cọc dạng ngã 3 ngã 4...
- Từ trái sang phải hoặc từ trên xuống dưới.
3.5. Kiểm tra sức chịu tải của cọc ép đƣợc thử nghiệm bằng thí nghiệm nén tĩnh động
-Sau khi hoàn thành hoặc trong quá trình ép cọc cần phải tiến hành nén tĩnh theo tiêu chuẩn hiện hành vì cọc ép có tính kiểm tra cao , có thể giảm số lƣợng cọc thí nghiệm . 3.6. Tổ chức giám và nghiệm thu công trình ép cọc .
- Bên A và bên B phải cử kỹ thuật theo dõi và giám sát quá trình thi công ép cọc của mỗi tổ máy ép .
- Sau khi ép xong toàn bộ số cọc cho công trình thì bên A va bên B cùng tổ chức kiểm tra nghiệm thu tại chân công trình .
Nghiệm thu công tác thi công cọc tiến hành dựa trên cơ sở các hồ sơ sau:
Theo [TCXD286-2003]:
1. hồ sơ thiết kế dƣợc duyệt;
2. biên bản nghiệm thu trắc đạc định vị trục móng cọc;
3. chứng chỉ xuất xưởng của cọc theo các điều khoản nêu trong phần 3 về cọc thương phẩm;
4. nhật ký hạ cọc và biên bản nghiệm thu từng cọc;
5. hồ sơ hoàn công cọc có thuyết minh sai lệch theo mặt bằng và chiều sâu cùng các cọc bổ sung và các thay đổi thiết kế đã đƣợc chấp thuận;
6. các kết quả thí nghiệm động cọc đóng( đo độ chối và thí nghiệm PDA nếu có);
7. các kết quả thí nghiệm kiểm tra độ toàn khối của cây cọc- thí nghiệm biến dạng nhỏ PIT theo quy định của Thiết kế;
8. các kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc.
- Hồ sơ nghiệm thu công trình gồm có:
+ Hồ sơ về chất lƣợng cọc.
+ Hồ sơ về thiết kế cọc ép.
+ Nhật ký ép cọc và kết quả thí nghiệm nén tĩnh cọc ép.
+ Mặt bằng hoàn công.
+ Biên bản nghiệm thu công trình.
Trích dẫn 1 số phần trong nghiệm thu cọc [TCXDVN 286-2003]:
Không dùng các đoạn cọc có độ sai lệch về kích thước trong bảng 1, và các đoạn cọc có vết nứt rộng hơn 0.2mm. Độ sâu vết nứt ở góc không quá 10mm, tổng diện tích
do lẹm, sứt góc và rỗ tổ ong không quá 5% tổng diện tích bề mặt cọc và không quá tập trung.
Bảng 1- Độ sai lệch cho phép về kích thước cọc
TT Kích thước cấu tạo Độ sai lệch cho phép
1 2 3
1 Chiều dài đoạn cọc, m 10 30 mm 2 Kích thước cạnh (đường kính ngoài) tiết diện của
cọc đặc (hoặc rỗng giữa)
+ 5 mm
3 Chiều dài mũi cọc 30 mm
4 Độ cong của cọc (lồi hoặc lõm) 10 mm
5 Độ võng của đoạn cọc 1/100 chiều dài đốt cọc
6 Độ lệch mũi cọc khỏi tâm 10 mm
7
Góc nghiêng của mặt đầu cọc với mặt phẳng thẳng góc trục cọc:
- cọc tiết diện đa giác nghiêng 1%
- cọc tròn nghiêng 0.5%
8 Khoảng cách từ tâm móc treo đến đầu đoạn cọc 50 mm 9 Độ lệch của móc treo so với trục cọc 20 mm 10 Chiều dày của lớp bê tông bảo vệ 5 mm 11 Bước cốt thép xoắn hoặc cốt thép đai 10 mm 12 Khoảng cách giữa các thanh cốt thép chủ 10 mm
13 Đường kính cọc rỗng 5 mm
14 Chiều dày thành lỗ 5 mm
15 Kích thước lỗ rỗng so với tim cọc 5 mm
„Cọc đƣợc coi là ép xong khi thoả mãn 2 điều kiện :
+ Chiều dài cọc đã ép vào đất nền trong khoảng Lmin Lc Lmax,
trong đó: Lmin , Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc đƣợc thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực, m;
Lc là chiều dài cọc đã hạ vào trong đất so với cốt thiết kế;
+ Lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep) min (Pep)KT (Pep)max trong đó : (Pep) min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này đƣợc duy trì với vận tốc xuyên không quá 1cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính ( hoặc cạnh) cọc.‟
- Trường hợp không đạt 2 điều kiện trên người thi công phải báo cho chủ công trình và thiết kế để sử lý kịp thời khi cần thiết, làm kháo sát đất bổ xung, làm thí nghiệm kiểm tra để có cơ sở lý luận xử lý.
- Độ lệch so với vị trí thiết kế của trục cọc trên mặt bằng không đƣợc vƣợt quá trị số nêu trong bảng 11 hoặc ghi trong thiết kế.
Bảng 11- Độ lệch trên mặt bằng
Loại cọc và cách bố trí chúng Độ lệch trục cọc cho phép trên mặt bằng
1. Cọc có cạnh hoặc đường kính đến 0.5m 1. khi bố trí cọc một hàng
2. khi bố trí hình băng hoặc nhóm 2 và 3 hàng
- cọc biên - cọc giữa
3. khi bố trí qúa 3 hàng trên hình băng hoặc bãi cọc
- cọc biên -cọc giữa 4. cọc đơn 5. cọc chống
6. Các cọc tròn rỗng đường kính từ 0.5 đến 0.8m
7. cọc biên 8. cọc giữa
9. cọc đơn dưới cột
3. Cọc hạ qua ống khoan dẫn( khi xây dựng cầu)
0.2d 0.2d 0.3d 0.2d 0.4d 5 cm 3 cm 10 cm 15 cm 8 cm
Độ lệch trục tại mức trên cùng của ống dẫn đã đƣợc lắp chắc chắn không vượt quá 0.025 D ở bến nước(
ở đây D- độ sâu của nước tại nơi lắp ống dẫn) và 25 mm ở vũng không nước
Chú thích: Số cọc bị lệch không nên vượt quá 25% tổng số cọc khi bố trí theo dải, còn khi bố trí cụm dưới cột không nên quá 5%. Khả năng dùng cọc có độ lệch lớn hơn các trị số trong bảng sẽ do Thiết kế quy định.
3.7. Xử lí các sự cố khi thi công ép cọc:
- Do cấu tạo địa chất dưới nền đất không đồng nhất nên trong khi thi công ép cọc có thể xảy ra các sự cố sau:
+ Khi ép đến độ sâu nào đó chƣa đến độ sâu thiết kế nhƣng áp lực đã đạt, khi đó phải giảm bớt tốc độ, tăng lực ép lên từ từ nhƣng không lớn hơn Pépmax . Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng ép và báo cáo với bên thiết kế để kiểm tra xử lí. Phương pháp xử lí là
- Nếu nguyên nhân là do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì dừng ép cọc này lại một thời gian chờ cho độ chặt lớp đất giảm dần rồi ép tiếp.
- Nếu gặp vật cản thì khoan phá, khoan dẫn, ép cọc tạo lỗ.
+ Khi ép đến độ sâu thiết kế mà áp lực đầu cọc vẫn chƣa đạt đến yêu cầu theo tính toán. Trường hợp này xảy ra thường là do khi đó đầu cọc vẫn chưa đến lớp cát hạt trung, hoặc gặp các thấu kính, đất yếu, ta ngừng ép cọc và báo với bên thiết kế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lí.
- Biện pháp xử lí trong trường hợp này thường là nối thêm cọc khi đã kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới là lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt áp lực thiết kế.