1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC CHỐNG THẤM CHO TẦNG HẦM.
- Với các công trình xây dựng trong lòng đất vấn đề chống thấm là cực kỳ quan trọng.
Vì nằm ở cốt âm nên khi thiết kế, thi công, các nhà xây dựng tuy đã quan tâm nhƣng do nhiều nguyên nhân như điều kiện địa chất, môi trường sản xuất, chấn động tự nhiên và nhân tạo, những sai sót trong quá trình thi công và đặc biệt do sự tạo thành khoáng hoà
tan entrigit trong đá xi măng theo thời gian sinh ra các mao dẫn tạo nên vết nứt trong bêtông khối lớn. Vì vậy các công trình ngầm thường xảy ra tình trạng thấm dột dò rỉ nước ngầm.
- Mục đích của công tác chống thấm không chỉ đơn thuần chống thấm dột mà còn có tác dụng bảo vệ cho công trình không bị xuống cấp do tác động của nước với các thành phần khác trong nước, tạo vẻ mỹ quan cho các công trình.
- Để chống thấm công trình có hiệu quả phải xác định đƣợc các yếu tố quan trọng là tác nhân gây thấm dột và các bộ phận công trình cần chống thấm.
a/ Tác nhân thấm dột và cách thấm dột :
- Tác nhân chống thấm dột của công trình ngầm chủ yếu là do nước ngầm trong đất tác động vào. Ngoài ra có thể kết đến nước mặt của công trình ở xung quanh có thể thâm nhập vào các vị trí kết nối của công trình như : giữa tường vây và sàn, giữa các panen tường.
- Cách thấm dột có nhiều dạng:
+ Sự thấm qua thành bêtông: có thể là do bêtông có hiện tƣợng rỗng rỗ do đầm không tốt, quá trình chèn văng giáo sau khi tháo dỡ ván khuôn không đƣợc tốt đến thấm qua đường này, do xuất hiện một mảnh cốp pha gỗ trong bêtông lâu ngày bị mục dẫn đến thấm.
+ Sự thấm qua mạch ngừng thi công: với các công trình bêtông thì mạch ngừng thi công là không thể tránh khỏi, về phương diện chịu lực thì không gặp vấn đề gì, tuy nhiên về khả năng thấm nước thì có vấn đề là chỗ liên kết giữa lớp bêtông đổ trước và sau kém có thể là do vệ sinh chƣa sạch, do tuổi của hai lớp bêtông khác nhau dẫn đến sự tách lớp và nước dễ dàng thấm qua.
+ Sự thấm qua khe co dãn: thực tế cho thấy phần lớn các công trình khi thiết kế tầng hầm có khe co giãn đều bị thấm qua khe co dãn dù trong thiết kế đã tính toán và có biện pháp phòng tránh.
b/ Bộ phận công trình bị thấm dột :
- Các bộ phận công trình bị thấm dột gồm nhiều dạng nhƣng có thể chia làm 2 dạng tổng quát sau:
+ Dạng vật liệu liền khối, nước thấm qua vật liệu ở dạng mao dẫn: dạng này chủ yếu bao gồm các bộ phận: sàn đáy công trình, tường tầng hầm. Cách thấm dột đã nêu ở mục “Sự thấm qua thành bêtông “
+ Tại các bộ phận liên kết, mạch ngừng, khe lún, đường kỹ thuật… của công trình: tại các vị trí liên kết giữa các cấu kiện nằm trong vùng ảnh hưởng của tác nhân gây thấm như: giữa hai panen tường, khe nối giữa sàn dầm và tường vây, điểm tiếp giáp giữa sàn tầng trệt kê lên tường vây, mạch ngừng thi công ở sàn tầng hầm 2, phần khe lún …
2. CHỐNG THẤM CHO TƯỜNG VÀ ĐÁY TẦNG HẦM
- Nước có thể thấm qua tường và sàn đáy qua 2 dạng là qua thành bêtông và qua các mạch ngừng thi công, đoạn tiếp nối giữa hai panen tường.
- Trong phạm vi đồ án, em trình bày một phương pháp chống thấm hiệu quả và tương đối đơn giản là sử dụng vật liệu chống thấm Bentonite Geotextile. Do kinh nghiệm còn hạn chế nên phần thi công chống thấm cho tầng hầm đƣợc em viết dựa trên kỹ thuật và các thông số mang tính lý thuyết của vật liệu chống thấm.
- Bentonite Geotextile còn có tên là Voltex là sản phẩm của tập đoàn CETCO. Đó là một loại màng phủ chống thấm có hiệu quả cao, đặc biệt với các công trình ngầm trên cả 2 mặt đứng và ngang. Việc thi công lắp đặt Voltex rất dễ dàng và nhanh chóng, chỉ cần đặt nó đúng vị trí và gắn chặt lại. Nó có thể gắn trực tiếp lên bêtông tươi ở bất kỳ thời tiết nào và không cần dùng đến loại keo kết dính. Nó có thể đƣợc cắt thành miếng theo hình thù của kết
cấu như quanh chân cột, góc tường và các bộ phân xuyên sàn. Độ bền của voltex rất cao, khi
dùng nó làm vật liệu chống thấm ta không phải áp dụng một biện pháp bảo vệ nào khác nữa.
- Voltex được sản xuất thành cuộn như cuộn giấy dầu, kích thước 1,2 x 4,5m, độ dày 6,4mm, trọng lƣợng 34kg. Ngoài ra còn có các sản phẩm phụ trợ nhƣ: Bentoseal, Voclay Bentonite, Waterstoppage RX…đƣợc dùng tại các vị trí mà Voltex không phát huy đƣợc hiệu quả cao.
- Việc lắp đặt Voltex được tiến hành phía dưới sàn tầng hầm 2, dưới đài móng (ngăn cách bêtông đài và lớp bêtông lót), dưới giằng móng, bao quanh đầu cọc khoan nhồi và
cọc Barrette…Việc lắp đặt này nói chung là dễ thi công. Trong phạm vi đồ án, do tài liệu tham khảo và kiến thức còn hạn chế, em không trình bày cụ thể quy trình và cách lắp đặt các lớp màng chống thấm này mà chỉ nêu nguyên lý chung.
3. CHỐNG THẤM CHO MẠCH NGỪNG THI CÔNG.
- Các bộ phận kết cấu cần thi công chống thấm dạng này là: sàn đáy tầng hầm đổ bêtông làm 2 lần, tường vây đổ bêtông bổ sung đến cốt sàn tầng trệt, vị trí giữa tường vây và sàn tầng trệt kê lên tường.
- Trước đây việc ngăn nước chống thấm cho sàn đáy tầng hầm, đặt trên mặt đất, hoặc phần tường vây thi công bổ sung, hoặc giữa phần sàn và tường khi phải đổ mạch ngừng thi công là sử dụng khớp nối bằng đồng,tôn, nhựa PVC… chôn vào trong lớp bêtông đổ trước và sau, mỗi bên một nửa với mục đích tạo liên kết chặt chẽ giữa bề mặt khớp nối và bêtông, đồng thời tăng chiều dài đường thấm nhằm hạn chế tối đa sự thấm. Tuy nhiên phương pháp này tỏ ra có nhiều nhược điểm trong quá trình thi công lắp đặt rất khó cố định vào vị trí đã định dẫn đến đặt sai thiết kế và quá trình đổ bêtông (trọng lƣợng của khối đổ bêtông khi đổ rất lớn dễ làm lệch khớp nối khỏi vị trí thiết kế). Vì vậy hiện nay có một phương pháp mới để xử lý mạch ngừng thi công đó là sử dụng loại vật liệu trương nở dạng thanh chế tạo từ cao su tổng hợp kết hợp với cao su tự nhiên và một loại polime thuỷ trương đặc biệt. Thanh vật liệu này được cố định vào giữa thành bêtông của lớp đổ cũ bằng keo trước khi đổ bêtông lượt tiếp theo. Khi gặp nước thanh vật liệu này sẽ nở thể tích lên nhiều lần không cho nước đi qua. Loại vật liệu này đƣợc cung cấp bởi các hãng MBT (Masterflex 610), SIKA.
- Quy trình thi công chống thấm tiến hành nhƣ sau
+ Làm vệ sinh toàn bộ mạch ngừng bằng bản chải sắt và khí nén sau đó rửa lại bằng nước
+ Làm sạch tương đối phần bề mặt dự định đặt thanh vật liệu dãn nở (Masterflex 610 của MBT)
+ Gắn chặt thanh vật liệu trương nở bằng chất kết dính (Polime) hoặc đinh gắn để cố định tránh cho thanh vật liệu bị di chuyển khi đổ bêtông. Khi gặp nước thanh vật liệu sẽ trương nở trám kín khe thi công không để cho nước thấm qua.
4. CHỐNG THẤM CHO VỊ TRÍ LIÊN KẾT CỦA SÀN VỚI TƯỜNG TẦNG HẦM.
- Để liên kết sàn với tường vây ta phải đặt những miếng xốp trong tường, đến khi thi công
tường xong, và bắt đầu thi công sàn thì ta phải bỏ lớp xốp này ra để nối cốt thép sàn với cốt thép chờ sẵn trong tường. Tuy nhiên chiều dày hốc tường do xốp tạo ra phải to hơn chiều dày sàn do vậy phải sử lý đoạn đổ bêtông ở đây bằng cách: sau khi nối cốt thép sàn với cốt thép tường đặt sẵn trong tường vây, trước khi đổ bêtông sàn ta phải đổ vào hốc tường chỗ liên kết với sàn một lượng bêtông trương nở vừa đủ có kèm theo phụ gia chống thấm Sika. Sau một thời gian khối bêtông trương nở này sẽ nở ra bịt kín hốc lại và do có phụ gia chống thấm nó sẽ ngăn được sự xâm nhập của nước ở vị trí này.
- Để chống thấm đạt hiệu quả cao, ta có thể trát thêm một lớp xi măng mác cao có phụ gia chống thấm vào các góc sàn liên kết với tường sẽ đảm bảo khả năng chống thấm cho phần liên kết này.
- Có nhiều cách để tạo độ bằng phẳng cho nền. Trước tiên ta phải tạo mặt nền đến cao độ cần thiết, sau đó tiến hành đầm và lèn chặt cho nền không bị lún dưới tác dụng của tải trọng do dầm sàn gây ra.
- Các công cụ đầm lèn có rất nhiều loại phải tuỳ vào điều kiện địa chất cụ thể để có sử dụng công cụ đầm thích hợp. Với đất lấp tự nhiên (cốt -3m) có tính dính nằm ở trung gian giữa đất dính và đất rời, độ ẩm thay đổi tuỳ điều kiện vì vậy có thể sử dụng các máy đầm lăn mặt nhẵn, hoặc đầm lăn bánh hơi để đầm sơ bộ cho nền đất nhằm tạo độ phẳng nhất định, giảm bớt công đầm thủ công tạo phẳng cho nền sau này. Để đầm phẳng nền đến cao độ thiết kế và đảm bảo độ phẳng yếu cầu của nền đất, thuận lợi cho việc lắp ván khuôn sàn thì dùng đầm thủ công với các dạng máy đầm tay nhƣ: đầm rung, đầm chầy gỗ, gang… để tạo độ phẳng và cường độ nhất định cho nền.
Hao phí: Tính toán sơ bộ ta chọn 1 tổ đội 7 người làm việc trong 3 ngày.