Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO CHÍ VÀ CHỨC NĂNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ
1.2. Chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí
a) Khái niệm giám sát xã hội
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm giám sát. Theo từ điển Tiếng Việt “giám sát” đƣợc hiểu là: “sự theo dõi, xem xét làm đúng hoặc sai những điều đã quy định hoặc dùng để chỉ “một chức quan đảm nhận việc theo dõi, xem xét một công việc nào đó”. Theo từ điển Luật học: “giám sát” là sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động của đối tƣợng chịu sự giám sát đi đúng quỹ đạo, quy chế, nhằm đạt được mục đích, hiệu quả từ trước đảm bảo cho pháp luật được tuân theo nghiêm chỉnh”. Theo từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh thì “giám sát là xem xét và đàn hạch”.
Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, khái niệm giám sát đƣợc giải thích: “Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”.
Nhƣ vậy, tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ “giám sát xã hội”
có khác nhau nhƣng các quan niệm trên đều đề cập đến nội dung cơ bản giống nhau. Từ sự phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm giám sát xã hội nhƣ sau:
Giám sát xã hội là việc theo dõi, xem xét và kiểm tra một chủ thể nào đó về một việc làm đã thực hiện đúng hoặc thực hiện chưa đúng những điều đã quy định để từ đó có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với việc làm sai, nhằm đạt được những mục đích hiệu quả xác định từ trước, bảo đảm cho các quyết định thực hiện đúng và đầy đủ.
22 c) Khái niệm phản biện xã hội
Để làm rõ khái niệm “phản biện xã hội” thì trước hết cần tìm hiểu thuật ngữ “phản biện”. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam thì, “phản biện” đƣợc hiểu là “việc đƣa ra các nhận xét, đánh giá về một công trình khoa học (luận án, luận văn, khóa luận hoặc kết quả nghiên cứu khoa học của một đề tài, một công trình nghiên cứu). Người (hay cơ quan) phản biện nhận định về tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài, nội dung và hình thức thể hiện của công trình khoa học, phương pháp nghiên cứu, kết luận, đóng góp, hạn chế. Cuối cùng đánh giá chung là đạt hay không đạt những yêu cầu đề ra, xếp loại”.
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì “phản biện” đƣợc hiểu là “việc đánh giá chất lượng của luận văn tốt nghiệp đại học, luận án trên đại học trước hội đồng chấm”. Phản biện là một thuật ngữ Hán Việt, trong đó phản là trở lại, biện là tranh luận cho rõ phải trái, như vậy, phản biện là sự tranh luận với người đã có quan điểm, ý tưởng nào đó để làm rõ các vấn đề phải trái, đúng sai.
Nhƣ trên đã nói, phản biện là một hoạt động không chỉ diễn ra trên diễn đàn khoa học mà còn là một trong các hoạt động của đời sống xã hội. Chính vì vậy, trong bất cứ lĩnh vực nào xã hội nào mà con người tham gia hoạt động đều có thể thấy sự xuất hiện của hoạt động này. Ví dụ: trong các giờ thảo luận của sinh viên, trong sinh hoạt cộng đồng, hội nghị, hội thảo, v.v..
Tuy nhiên, đối với từng vấn đề, lĩnh vực khác nhau, hoạt động phản biện cũng có những sự khác biệt nhất định cả về mặt nội dung và hình thức.
Có thể nói, sự khác biệt của hoạt động phản biện về các phương diện nội dung, hình thức, phạm vi, chủ thể, mục đích, v.v. trong những vấn đề và lĩnh vực khác nhau chính là một căn cứ quan trọng để hình thành nên các khái niệm xung quanh thuật ngữ “phản biện”. Và một trong những khái niệm được nhắc đến thường xuyên trong thời gian gần đây là khái niệm “phản biện xã hội”.
23
Kể từ khi xuất hiện khái niệm phản biện xã hội, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong quá trình làm rõ khái niệm này đã tiếp cận nó trên nhiều phương diện khác nhau như luật học, xã hội học, tâm lí học, v.v.. Từ góc độ luật học, theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Văn Động, phản biện xã hội là
“sự phản ứng mang tính phủ định trên tinh thần xây dựng, góp ý của xã hội đối với chính sách, pháp luật của nhà nước”.
Theo quan điểm của PGS,TS Bùi Xuân Đức thì phản biện xã hội là “sự nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, khẳng định những nội dung đúng đắn của dự thảo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các chương trình, dự án, đề án đồng thời phát hiện những điểm chưa chính xác, chƣa phù hợp với đời sống xã hội và lợi ích chính đáng của nhân dân để kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp”.
Khi tiếp cận khái niệm “phản biện xã hội”, chúng ta coi nó là sự xem xét một vấn đề cụ thể dưới nhiều góc độ và phương diện khác nhau trên cơ sở đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá về các mặt hạn chế, hay chƣa đƣợc của vấn đề, v.v. từ đó đƣa ra những biện pháp xử lí, giải quyết một cách hợp lí nhất.
Thuật ngữ “phản biện xã hội” đƣợc sử dụng chính thức trong Báo cáo chính trị tại Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, theo đó, phản biện xã hội là “phản biện nói chung, nhƣng có quy mô và lực lƣợng rộng rãi hơn của xã hội, của nhân dân và các nhà khoa học về nội dung, phương hướng, chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, giáo dục, y tế, môi trường, trật tự an ninh chung toàn xã hội của Đảng, Nhà nước và các tổ chức liên quan”.
Từ sự phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm phản biện xã hội nhƣ sau:
Phản biện xã hội, do vậy, có thể hiểu là là việc nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với việc xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước..
24
1.2.2. Khái niệm giám sát, phản biện xã hội và chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí
a) Khái niệm giám sát xã hội của báo chí
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật báo chí (năm 1999), tại Chương I, Điều 1, có ghi về vai trò, chức năng của báo chí: “Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân”.
Sứ mạng của báo chí trước hết là thỏa mãn nhu cầu thông tin của xã hội. Xã hội càng hiện đại, việc phổ biến thông tin trên quy mô đại chúng càng trở nên quan trọng, vì vậy sự phụ thuộc, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các phương tiện thông tin đại chúng và xã hội càng trở nên chặt chẽ.
Giám sát xã hội của báo chí thực chất là giám sát bằng dƣ luận xã hội.
Qua giám sát, theo dõi một cách khách quan và có định hướng mà báo chí thể hiện vai trò phản biện xã hội của mình. Nếu phản biện khoa học là một trong những cách thức chủ yếu để các nhà nghiên cứu tiệm cận tới các chân lý khoa học, thì trong đời sống xã hội, phản biện xã hội là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ.
Giám sát nói chung và giám sát báo chí nói riêng có thể đƣợc hiểu là
“theo dõi, kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều quy định không”. Điều đó có nghĩa là, giám sát bao gồm hai quá trình, theo dõi và kiểm tra. Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm cho hoạt động đƣợc thực hiện đúng mục đích và đạt hiệu quả tốt nhất trong điều kiện có thể, theo mục tiêu, chương trình, kế hoạch đã đề ra trong thực hiện các chức năng cúa báo chí.
Giám sát xã hội của báo chí bao gồm các bình diện khác nhau, nhƣ theo dõi, kiểm tra phát hiện những nơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra để phát hiện những nơi làm lệch lạc, sai trái để uốn
25
nắn và đấu tranh, bảo đảm cho đường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thi đúng trong thực tế.
Từ sự phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm giám sát xã hội của báo chí nhƣ sau: Giám sát xã hội của báo chí, có thể hiểu là quá trình báo chí bằng mọi phương thức huy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thần trách nhiêm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thưc hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảm đạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể.
b) Khái niệm phản biện xã hội của báo chí
Trong các chức năng của báo chí, chúng ta thấy ở đâu cũng thể hiện chức năng phản biện xã hội của báo chí. Đây không phải chức năng độc lập trong từng lĩnh vực, mà có thể nói nó thể hiện ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Bởi trong điều kiện hiện nay, khi mà Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới, dân chủ ngày càng đƣợc phát huy, thì sự phản biện xã hội của báo chí đều thể hiện ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Báo chí tham gia phản biện về mọi mặt của đời sống xã hội, liên tục cập nhật, đƣa ra những nhận xét đánh giá của dƣ luận xã hội, đây là công việc quan trọng và hết sức nhạy cảm, nó cần đến trình độ, năng lực và bản lĩnh của nhà báo. Trình độ, năng lực, bản lĩnh của nhà báo mà cao thì báo chí cung cấp đƣợc nguồn thông tin quan trọng, sát thực, tích cực giúp các cơ quan trong hệ thống chính trị và và các tổ chức xã hội kịp thời có những quyết định, biện pháp tích cực điều chỉnh hoạt động của mình, góp phần từng bước hoàn thiện chủ trương chính sách, có căn cứ, cơ sở để bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Báo chí có ý nghĩa to lớn trong công tác tư tưởng, do đó mục đích phản biện xã hội của báo chí góp phần vào giữ vững ổn định chính trị và phát triển
26
đất nước, mở rộng dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, hình thành và làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Để làm đƣợc điều đó báo chí cần phải phản ánh và cung cấp những luận cứ kịp thời, chính xác, khách quan, khoa học cho các bước (kể cả trước, trong, sau của hoạt động cính sách) từ dự thảo, ban hành, thực thi các chủ trương, đề án, quyết sách, v.v. nhằm hướng tới mục tiêu chung là đảm bảo thực thi trong cuộc sống tạo sự đồng thuận trong xã hội và đáp ứng lợi ích cộng đồng, xã hội.
Từ sự phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm phản hiện xã hội của báo chí nhƣ sau: Phản biện xã hội của báo chí là quá trình thông tin 2 chiều, có xem xét, góp ý, đánh giá, bình luận, đưa ra quan điểm đồng tình, hoặc không đồng tình, thậm chí bác bỏ một số vấn đề, một quan niệm, quan điểm về chủ trương chưa đúng đắn, thiếu khoa học, không khả thi, v.v. nhằm góp trí tuệ của nhân dân vào xây dựng, hoàn thiện đường lối, chiến lược, sách lược xây dựng và phát triển đất nước.
c) Khái niệm chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí
Giám sát và phản biện xã hội của báo chí là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá; nêu ý kiến, bình luận hay tranh luận của xã hội, của cơ quan báo chí hoặc nhà báo, thể hiện sự đồng tình, không đồng tình hoặc bác bỏ một vấn đề còn chƣa rõ ràng, chƣa đúng đắn, chƣa tạo đƣợc sự đồng thuận xã hội trong chủ trương, đường lối của đảng (nhất là đảng cầm quyền), chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật ấy đáp ứng yêu cầu của xã hội; cũng nhƣ trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật ấy trong thực tế.
Từ sự phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm chức năng phản hiện xã hội của báo chí nhƣ sau: Chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí là một chức năng của báo chí, thể hiện sứ mệnh và bổn phận hay nghĩa vụ và trách nhiệm vốn có của báo chí trong việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá; nêu ý
27
kiến, bình luận hay tranh luận của xã hội, của cơ quan báo chí hoặc nhà báo, thể hiện sự đồng tình, không đồng tình hoặc bác bỏ một vấn đề còn chưa rõ ràng, chưa đúng đắn, chưa tạo được sự đồng thuận xã hội trong chủ trương, đường lối của đảng (nhất là đảng cầm quyền), chính sách, pháp luật của nhà nước nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật ấy đáp ứng yêu cầu của xã hội; cũng như trong quá trình thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật ấy trong thực tế.
1.2.3. Chủ thể và đối tượng, nội dung và hình thức giám sát và phản biện xã hội của báo chí
a) Chủ thể và đối tượng của giám sát và phản biện xã hội của báo chí Chủ thể trực tiếp thực hiện chức năng giám sát, phản biện của báo chí là cơ quan báo chí, các nhà báo, các tổ chức báo chí. Chủ thể gián tiếp thực hiện chức năng giám sát, phản biện của báo chí là nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, v.v..
Đối tƣợng giám sát, phản biện của báo chí là những vấn đề về chủ trương, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước và quá trình thực hiện trong thực tế. Khách thể giám sát, phản biện của báo chí là các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cá nhân, tổ chức và cá nhân có liên quan.
b) Nội dung và hình thức của giám sát và phản biện xã hội của báo chí Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của quá trình dân chủ, sự bùng nổ của thông tin toàn cầu và nguy cơ của cuộc “xâm lăng” về văn hóa, thì báo chí ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội. Có thể khẳng định ngày nay mọi người, mọi nhà, mọi cơ quan, đơn vị đều coi báo chí là người bạn đồng hành trong đời sống tinh thần hàng ngày. Qua báo chí, cá nhân, tập thể, v.v. có thể gửi gắm tâm tƣ, tình cảm và cũng kỳ vong vào báo chí rất nhiều, từ những việc gần gủi nhƣ giá cả thị trường, thời tiết, ăn uống hàng ngày, cho đến những vấn đề thời sự chính trị,
28
kinh tế, văn hóa, xã hội, từ những thông tin của quá khứ, đến hiện tại và cả tương lai, đến những vấn đề bức xúc hay những sự kiện nổi bật trong nước và thế giới. Từ việc phản ánh thông tin những kiến thức tự nhiên và xã hội, những góc độ nhất định theo những ý tưởng khác nhau báo chí cũng có thể thực hiện quá trình giám sát, phản biện.
Nội dung giám sát và phản biện xã hội của báo chí rất đa dạng và rộng lớn, nó diễn ra ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, từ kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội, đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, từ thành thị đến nông thôn, từ vùng đồng bằng đến miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Báo chí cung cấp thông tin định hướng giá trị từ kinh tế, văn hóa đến chính trị, xã hội, cho các thành phần giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ khác nhau, v.v.. Và ngƣợc lại, các tầng lớp nhân dân, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi lại thể hiện những tâm tƣ, nguyện vọng, ý chí của mình đối với Đảng và nhà nước, nhưng nội dung giám sát, phản biện xã hội của báo chí sẽ nhằm vào xây dựng các Nghị quyết, các chủ trương, chính sách, quyết định của nhà nước.
Thông qua báo chí, người dân có thể phát biểu ý kiến, nguyện vọng của mình về các vấn đề trong đời sống xã hội, qua đó, thể hiện sự giám sát và phản biện xã hội của mình. Bám sát sự kiện, thông tin nhanh nhạy, phân tích trúng vấn đề trọng điểm và định hướng tư tưởng, hướng dẫn dư luận rõ ràng, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện chức năng giám sát, phản biện mới mang lại hiệu quả xã hội. Bởi thế, vai trò, chức năng giám sát, phản biện của báo chí ngày càng đƣợc khẳng định và niềm tin của công chúng đối với cơ quan truyền thông cũng đƣợc nâng lên rõ nét.
Xuất phát nhƣ vậy, nên báo chí hàng ngày, hàng giờ và hiện nay với sự bùng nổ của báo điện tử, thì thậm chí là từng phút phải liên tục cập nhật thu thập, khai thác và xử lý thông tin nhằm mở rộng hiểu biết về thế giới xung