2.1. Khái quát về Hà Tĩnh và báo chí ở Hà Tĩnh
2.1.1. Khái quát về Hà Tĩnh, tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tĩnh và ảnh hưởng đối với hoạt động giám sát, phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay
a) Về điều kiện tự nhiên, hành chính của Hà Tĩnh hiện nay
Hà Tĩnh là một tỉnh ở Miền Trung, nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, phía bắc giáp Tĩnh Nghệ An, phía Nam giáp Tĩnh Quảng Bình, phía Đông giáp nước Lào, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 127 km. Địa hình đa dạng, có đủ các vùng đồi núi, trung du, đồng bằng và biển. Hà Tĩnh có diện tích tự nhiên là 6.055,6 km2, dân số (đến cuối năm 2011) là gần 1,3 triệu người. Tỉnh có 12 huyện, thị, thành phố, trong đó có 1 thành phố, 1 thị xã và 10 huyện, trong đó có 3 huyện miền núi, có 262 xã, phường, thị trấn. Lợi thế kinh tế của Tỉnh là nông, lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và kinh tế biển.
Bên cạnh những thuận lợi có đƣợc từ thành tựu của 25 năm thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế, Hà Tĩnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do xuất phát điểm kinh tế thấp, chủ yếu sản xuất nông nghiệp, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, hạ tầng kinh tế xã hội chƣa đồng bộ, lại phải đối mặt với thiên tai, diễn biến bất thường của dịch bệnh, ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới, v.v.. Tuy nhiên, với sự nổ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Tĩnh nhà, Hà Tĩnh đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
38 b) Về kinh tế của Hà Tĩnh hiện nay
Kinh tế Hà Tĩnh tăng trưởng nhanh, phát triển theo hướng bền vững, có sự thay đổi về chất. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2013 đạt 14,8%, trong đó năm 2013 đạt 19,2%; thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đạt 24 triệu đồng/người/năm. Yếu tố đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh đó là tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội từ năm 2011- 2013 đạt trên 117.000 tỷ đồng. Riêng năm 2013 đạt trên 58.000 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần so với năm 2011. Mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế bước đầu đạt kết quả tốt, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng phát triển chiều sâu. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011-2013 đạt 12.485 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với giai đoạn 2006-2010; năm 2013 ƣớc đạt trên 5.500 tỷ đồng; trong đó, thu ngân sách nội địa đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 58,5% kế hoạch Trung ƣơng giao.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nnoong thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, tiếp tục đạt những kết quả rõ nét. Đến nay toàn tỉnh có 7 xã về đích nông thôn mới.
Hà Tĩnh là một trong những Tỉnh thu hút đầu tƣ tăng nhanh, năm 2013, thu hút đầu tư của Hà Tĩnh đứng thứ 6 trong cả nước. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cho 361 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 425.000 tỷ đồng (tương đương 20,2 tỷ USD); trong đó có 306 dự án đầu tư trong nước với số vốn 76.000 tỷ đồng và 55 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 16,5 tỷ USD.
Tỉnh đang tập trung vào xây dựng các công trình, dự án trọng điểm nhƣ khu kinh tế Vũng Áng, khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương, dự án thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang, khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Đặc biệt khu kinh tế Vũng Áng là 1 trong 5 Khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, có vai trò quan trọng trong chiến lƣợc và quy hoạch phát triển của tỉnh Hà Tĩnh
39
tới năm 2020, tầm nhìn tới năm 2050. Vũng Áng đƣợc xác định là nền tảng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh Hà Tĩnh, từng bước trở thành trung tâm công nghiệp lớn của khu vực và quốc gia với các sản phẩm công nghiệp chủ lực nhƣ nhiệt điện, thép, lọc hóa dầu, dịch vụ cảng biển.
Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, có vị trí nằm giữa trung tâm của nhiều mối liên kết giao thông xuyên lục địa Đông - Tây, đóng vai trò quan trọng trong hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, là động lực phát triển phía Tây tỉnh Hà Tĩnh.
c) Về văn hóa - xã hội của Hà Tĩnh hiện nay
Hà Tĩnh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, có truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng, có truyền thống hiếu học, người dân Hà Tĩnh trải qua quá trình lao động, sản xuất, học tập và chiến đấu đã hun đúc nên những truyền thống quý báu. Phát huy truyền thống văn hóa của quê hương, trong sự nghiệp đổi mới, các lĩnh vực xã hội ở Hà Tĩnh tiếp tục có những bước phát triển đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng. Hàng năm Hà Tĩnh là 1 trong 10 địa phương dẫn đầu về giáo dục; khoa học công nghệ có bước phát triển. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, dân số, kế hoạch hóa gia đình có nhiều tiến bộ. Lĩnh vực văn hóa, thể thao, thông tin, truyền thông tiếp tục phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện. Thực hiện có hiệu quả qỉa cách chính sách an sinh xã hội.
d) Về quốc phòng, an ninh của Hà Tĩnh hiện nay
Hà Tĩnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, Nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ quốc phòng an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Thường xuyên nắm chắc tình hình, xử lý các tình huống đột xuất về an ninh trật tự, giải quyết các mâu thuẩn, bức xúc trong nhân dân, tích cực phòng ngừa đấu tranh các loại tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.
40
Để theo kịp những yêu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, với những thành tựu bản lề sau 25 năm đổi mới, Hà Tĩnh đang hướng tới những mục tiêu chiến lược qua trọng trong phát triển kinh tế nhanh, mạnh và bền vững. Phát triển văn hóa - xã hội; đảm bảo các chính sách an sinh xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, giữ vững quốc phòng - an ninh.
e) Ảnh hưởng của kinh tế - xã hội đối với hoạt động giám sát, phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay
Với vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, Hà Tĩnh trở thành nút giao thông quan trọng, cửa ngõ giao lưu quốc tế giữa các nước trong khu vực, có lợi thế nổi bật thu hút đầu tư về thương mại. Do đó, sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đƣợc đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Đây sẽ là điểm thu hút sự quan tâm của báo chí trong nước, báo chí trong khu vực, là điều kiện thuận lợi để phát triển một thị trường báo chí sôi động, góp phần giúp báo chí Hà Tĩnh hòa nhập, mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu học hỏi với báo chí nước bạn trong khu vực.
Đồng thời là kho thông tin để báo chí khai thác nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương và con người Hà Tĩnh, nâng cao vị thế Hà Tĩnh.
Trong những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh luôn tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước, Hà Tĩnh xếp thứ 7/63 về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI), thu hút đầu tƣ đứng thứ 6/63, chỉ số hài lòng của người dân (PAPI) đứng thứ 4/63; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Trong công nghiệp, Hà Tĩnh đã tạo đƣợc nền tảng vững chắc cho việc phát triển Khu kinh tế Vũng Áng; trong thương mại và dịch vụ đã xây dựng và phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo; đã kết hợp phát triển du lịch gắn với văn hóa, du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa gắn với tâm linh; trong
41
nông - lâm - ngư nghiệp đã có bước tiến lớn trong năng suất cây trồng, vật nuôi. Những tín hiệu khả quan này cho thấy nhu cầu về thông tin báo chí sẽ tăng trưởng nhanh, đòi hỏi báo chí phải nỗ lực để có thể đáp ứng nhu cầu hưởng thụ thông tin của độc giả.
Với đặc điểm là một tỉnh giàu tài nguyên, khoáng sản nhƣ quặng sắt tại Thạch Khê (trữ lƣợng lớn nhất Việt Nam) Hà Tĩnh có lợi thế thu hút đầu tƣ vào công nghiệp, nhất là lĩnh vực công nghiệp khai thác khoáng sản, công nghiệp nặng, cảng biển, hàng hải và các ngành công nghiệp phụ trợ. Sự ƣu đãi đó kết hợp với chính sách thu hút đầu tư tốt của địa phương đã thu hút một số lƣợng lớn lao động tập chung. Điều này đồng nghĩa với việc thu hút báo chí trong hoạt động khai thác và phát triển thông tin, đồng thời cũng là nơi có nguồn nhu cầu về thông tin lớn, đòi hỏi báo chí phải liên tục phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi người dân trên địa bàn tỉnh.
Hà Tĩnh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, có truyền thống lịch sử, văn hóa đa dạng và phong phú là nguồn tài nguyên thông tin vô giá cho hoạt động báo chí khai thác và phát triển, vừa là động lực thúc đẩy phát triển thị trường thông tin báo chí, vừa là yếu tố đảm bảo tính riêng biệt, tạo nên một thị trường báo chí Hà Tĩnh mang những nét đặc trưng riêng mà các địa phương khác không có.
2.1.2. Khái quát về báo chí và hoạt động của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay
Với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở với những cơ chế, chính sách phù hợp, tạo điều kiện phát triển hệ thống báo chí phát triển vững mạnh trong toàn tỉnh. Hiện nay, Hà Tĩnh có 7 cơ quan báo chí địa phương gồm: Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Tĩnh, Tạp chí Hồng Lĩnh, Tạp chí Thông tin - Tư tưởng, Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh, Tạp chí Khoa học, Đặc san Hà Tĩnh người làm báo. Đây là những cơ
42
quan báo chí có giấy phép của Bộ thông tin truyền thông. Ngoài ra còn có 44 bản tin của các cấp, ngành, thành phố, huyện, thị có giấy phép của Sở thông tin - truyền thông Hà Tĩnh.
a) Về báo in ở Hà Tĩnh hiện nay
Hiện nay toàn tỉnh Hà Tĩnh có 39 tờ báo, tạp chí, bản tin của các cơ quan trung ương và địa phương được cấp phép hoạt động thường xuyên.
Trong đó Báo Hà Tĩnh thường kỳ: Duy trì phát hành 6 kỳ/tuần (từ thứ 2 đến thứ 6), sản lƣợng báo qua các năm không có sự biến động lớn, tốc độ tăng bình quân sản lượng đạt 3%/năm. Sản lượng báo thường kỳ năm 2005 đạt 4.200 tờ/kỳ, năm 2013 đạt 5.000 tờ/kỳ. Phạm vi phát hành trong toàn tỉnh và một số tỉnh, thành trên cả nước.
Báo Hà Tĩnh cuối tuần (Phát hành ngày thứ 6): Tổng số kỳ phát hành 1 năm đạt 51 kỳ. Cũng như ấn phẩm báo thường kỳ, sản lượng báo qua các năm không có sự biến động lớn, tốc độ tăng bình quân sản lƣợng đạt 3%/năm. Sản lƣợng báo cuối tuần năm 2005 đạt 4.200 tờ/kỳ, năm 2013 đạt 5.000 tờ/kỳ.
Phạm vi phát hành trong toàn tỉnh và một số tỉnh, thành trên cả nước.
Tạp chí Thông tin - Tư tưởng là cơ quan của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Đây là tạp chí mới được nâng cấp từ Bản tin Thông tin - Tư tưởng, có giấy phép hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông và bắt đầu xuất bản số đầu tiên từ năm 2013, phát hành 1 tháng/kỳ, với 6.000 bản.
Tạp chí Hồng Lĩnh là cơ quan ngôn luận của Hội liên hiệp Văn học - Nghệ thuật tỉnh, phát hành 1 tháng/kỳ, với 3.000 bản/kỳ.
Tạp chí Văn hóa Hà Tĩnh là cơ quan ngôn luận của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh. Tạp chí ra đời từ năm 1992. Giai đoạn 2005 - 2012, Tạp chí Văn hoá Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình duy trì hoạt động và định ra hướng phát triển. Tạp chí vẫn duy trì phát hành 12 kỳ/năm nhƣng sản lƣợng phát hành qua các năm đều sụt giảm, tốc độ giảm bình quân
43
sản lƣợng là 7%/năm. Sản lƣợng tạp chí năm 2005 đạt 39.600 bản/năm, năm 2013 giảm xuống còn 25.107 bản/năm.
Tạp chí Khoa học là cơ quan của Trường Đại học Hà Tĩnh. Đây là tạp chí mới đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động và bắt đầu xuất bản số đầu tiên từ năm 2013, phát hành 4 tháng/1 kỳ, với 500 bản
Với kỹ thuật làm báo hiện đại hơn trước với quy trình làm báo khép kín, hình thức in ấn, kỹ thuật trình bày của báo in đã mang tính chuyên nghiệp, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của nhân dân. Số lƣợng phát hành báo chí cũng đã có sự phát triển đáng kể.
b) Về báo nói, báo hình ở Hà Tĩnh hiện nay
Hà Tĩnh có 1 Đài Phát thanh và Truyền hình, Đài Phát thanh Hà Tĩnh ra đời năm 1956, sau khi tái lập tỉnh (năm 1991) thì Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Tĩnh đƣợc thành lập. Đài Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng cơ quan báo chí của Đảng bộ, chính quyền tỉnh. Đài Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chịu sự quản lý nhà nước về báo chí, về truyền dẫn và phát sóng của Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn theo phân công của UBND tỉnh. Từ khi thành lập đến nay, đơn vị đã không ngừng nỗ lực thực hiện đổi mới nội dung và hình thức thể hiện, tăng thời lượng phát sóng, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, tổ chức tốt các sự kiện chính trị - xã hội, v.v.. Các chương trình của Đài luôn bám sát tôn chỉ, mục đích, đảm bảo định hướng chính trị; tích cực phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình mới, phản ánh những vấn đề dƣ luận quan tâm, dự báo các vấn đề mới trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Từ tháng 6 năm 2012, Đài thực hiện tách kênh truyền hình Hà Tĩnh và tăng thời lượng phát sóng, từ phát sóng 10 ngày/giờ, chương trình truyền hình của Đài
44
đã phát sóng liên tục từ 5h30 đến 23h30 trong ngày với nhiều chương trình nhƣ: bản tin sáng, bản tin trƣa, bản tin quốc tế, bản tin thể thao, bản tin kinh tế - tài chính, thời sự buổi tối, các chuyên mục, chuyên đề, trang truyền hình, tạp chí, ca nhạc, trò chơi, v.v.. Theo kế hoạch, cuối năm 2014, chương trình truyền hình Hà Tĩnh sẽ phát sóng thử nghiệm và đến quý I năm 2015 chính thức phát sóng qua vệ tinh.
Về phát thanh, từ tháng 2 năm 1013, chương trình phát thanh Hà Tĩnh đã lên mạng internet “Radio Việt Nam - Tiếng nói không giới hạn” của Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ tháng 6 năm 2014, mỗi ngày chương trình phát thanh sản xuất thêm 60 phút (chuyên đề và ca nhạc), tăng số thời gian sản xuất lên 150 phút/ngày. Các chương trình thực hiện phát thẳng, đọc trực tiếp.
c) Về báo điện tử ở Hà Tĩnh hiện nay
Báo Hà Tĩnh điện tử (http://www.baohatinh.vn) là ấn phẩm của Báo Hà Tĩnh. Báo Hà Tĩnh điện tử bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009 nhƣng đã nhanh chóng được sự mến mộ của đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước và đã trở thành một kênh thông tin điện tử quan trọng, cung cấp tin, bài, ảnh về Hà Tĩnh, góp phần nâng cao hiệu quả về thông tin tuyên truyền về Hà Tĩnh.
Từ năm 2009 đến nay số lƣợng tác phẩm báo chí cập nhật trong ngày liên tục tăng. Năm 2009, bình quân 1 ngày báo điện tử cập nhật 8-10 tác phẩm báo chí thì đến nay, số tác phẩm cập nhật 20 - 30 tác phẩm, chủ đề và thể loại đa dạng, trong đó số tác phẩm Thời sự - Chính trị chiếm 42%; Kinh tế - Xã hội chiếm 17%; Quốc phòng - An ninh chiếm 17%; và Thể thao - Giải trí chiếm 24%; Thể loại tin chiếm 51%; bài 26%; phóng sự chiếm 8% và thể loại khác chiếm 18%; Tỷ lệ tác phẩm đề cập đến địa phương: 86%; Tổng số chuyên trang, chuyên mục là 17.
Tính đến tháng 6 năm 2014, trên địa bàn tỉnh hiện có 5 văn phòng đại diện (Thông tấn xã Việt Nam phân xã tại Hà Tĩnh, Báo Khuyến học và điện