Chương 3. NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI NHẰM THỰC HIỆN CHỨC NĂNG GIÁM SÁT, PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA BÁO CHÍ Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY
3.2. Những giải pháp về thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội của báo chí Hà Tĩnh hiện nay
3.2.1. Một số giải pháp về nhận thức nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở các cấp, các ngành tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, viên chức và nhân dân nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của báo chí đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Đặc biệt là những vấn đề về giám sát và phản biện xã hội nói chung, giám sát và phản biện xã hội của báo chí nói riêng phải đƣợc tuyên truyền rộng rãi trong các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể, các tầng lớp nhân dân nhân dân để các cấp, ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân nhận thức đƣợc tầm quan trọng cũng nhƣ yêu cầu cơ bản của giám sát, phản biện xã hội nói chung và giám sát, phản biện xã hội của báo chí nói riêng.
75
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí đến các cơ quan báo chí, các cơ quan có liên quan đến hoạt động báo chí, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các địa phương, đơn vị và nhân dân trong toàn tỉnh, nhất là thực hiện có hiệu quả Quy chế phát ngôn, cung cấp, đăng phát và xử lý thông tin trên báo chí thuộc địa bàn tỉnh, nhằm thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện của báo chí.
Đẩy mạnh việc giáo dục chính trị tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Báo chí bám sát thực tiễn đời sống của đất nước, của nhân dân để có nhiều tác phẩm báo chí hay, có chất lượng cao cả về tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức, tạo nên sức hấp dẫn và có sức thuyết phục; phát hiện, cổ vũ, động viên kịp thời gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, những điển hình tiên tiến trong đời sống kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền văn hóa đọc báo để góp phần nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng, đạo đức lối sống và hiểu biết xã hội trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Coi trọng việc nâng cao dân trí và thúc đẩy mọi hình thức phát huy quyền dân chủ của nhân dân một cách công khai, minh bạch. Bởi nếu muộn nhận thức đúng đắn, đầy đủ vai trò của giám sát, phản biện xã hội trên báo chí, những người tham gia ý kiến giám sát, phản biện cần có trí tuệ khoa học, tinh thần thiện chí, thái độ xây dựng, nhận định và đánh giá sự kiện, vấn đề vì lợi ích chung của toàn xã hội. Nâng cao dân trí cho nhân dân chính là nâng tầm tri thức, nâng cao khả năng hiểu biết và tham gia sâu rộng hơn đến các vấn đề xã hội, tạo dựng đƣợc bầu không khí dân chủ, công khai, xây dựng tiền đề hiệu quả cho quá trình giám sát và phản biện xã hội.
76
3.2.2. Một số giải pháp về thể chế nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay
Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trên lĩnh vực báo chí nhằm tạo hành lang pháp lý và tăng cường hiệu lực thi hành pháp luật, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho báo chí thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của mình.
Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành tạo hành lang pháp lý cho việc quản lý và triển khai các hoạt động đầu tư phát triển mạng lưới báo chí như: Cơ chế ưu tiên trong tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng cho phóng viên các cơ quan báo chí địa phương ; Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí: Cơ chế xây dựng và sử dụng nhuận bút ; Quy định bảo vệ nhà báo trong quá trình tác nghiệp… Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho báo chí Hà Tĩnh phát triển cũng nhƣ thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội.
Tăng cường quản lý chặt chẽ nội dung thông tin, tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Báo chí và định hướng tuyên truyền của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Đổi mới nội dung giao ban báo chí theo hướng mở rộng dân chủ, tăng cường đối thoại, đảm bảo kỷ cương trong hoạt động quản lý. Tăng cường theo dõi thực hiện Luật Báo chí, tôn chỉ mục đích của các tờ báo; phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành, địa phương, đơn vị làm tốt việc cung cấp, xử lý thông tin trên báo chí.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin - Truyền thông, các cơ quan chức năng ở địa phương tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực báo chí và kiên quyết xử lý các sai phạm (nếu có). Phối hợp với các cơ quan báo chí, Hội Nhà báo tiếp tục rà soát, siết chặt công tác quản lý đối với các nhà báo.
77
3.2.3. Một số giải pháp về cán bộ nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay
Trong bối cảnh hiện nay, báo chí ngày càng có ảnh hưởng và tác động to lớn, nhanh nhạy, tới nhận thức, tình cảm và thái độ của nhân dân, tới tâm trạng và dư luận xã hội trong và ngoài nước, tới tình hình kinh tế, chính trị, an ninh, tới hình ảnh và uy tín của Hà Tĩnh trong lòng bạn bè trong nước và quốc tế. Chính vì vậy xây dựng đội ngủ cán bộ báo chí để thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí Hà Tĩnh.
Xây dựng đội ngủ cán bộ có ý nghĩa then chốt với thành công của sự nghiệp báo chí nói chung và thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội nói riêng. Xây dựng đội ngũ cán bộ phải đƣợc xem là chiến lƣợc, nhằm nâng cao chất lƣợng và trình độ nguồn nhân lực phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí Hà Tĩnh, đội ngũ cán bộ làm công tác chỉ đạo, quản lý báo chí và đội ngũ lãnh đạo các cấp.
Chú trọng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực phù hợp với trình độ phát triển; cải tiến hình thức và nâng cao chất lƣợng đào tạo, kết hợp các hình thức đào tạo trong nước và ngoài nước với một tỷ lệ hợp lý;
chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng toàn diện về lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm đáp ứng nhiệm vụ đƣợc giao và chủ động nguồn cán bộ quản lý cho các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực, bảo đảm số lƣợng hợp lý và chất lƣợng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu của thực tế tại tỉnh.
Phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí, trong đó đặc biệt ƣu tiên phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao và thông thạo ngoại ngữ phục vụ cho nhu cầu và xu thế hội nhập.
78
Xây dựng chính sách hỗ trợ lao động làm báo, đảm bảo mức sống, đảm bảo thu nhập để đội ngũ làm báo có thể cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển thông tin, không để tình trạng các phóng viên, biên tập viên vì hoàn cảnh khó khăn dẫn đến hành động vi phạm đạo đức người làm báo, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng không tốt đến dư luận và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Xem xét quy định lại các tiêu chí, quy trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế nhu cầu tại tỉnh nhằm lựa chọn đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các vị trí quan trọng tại các tờ báo, các phòng, ban và các bộ phận liên quan đến hoạt động báo chí tại Tĩnh.
3.2.4. Một số giải pháp về nguồn lực nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng giám sát và phản biện xã hội của báo chí ở Hà Tĩnh hiện nay
Căn cứ các nội dung Quy hoạch đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, trên cơ sở khả năng huy động vốn đầu tƣ, cần sắp xếp thứ tự ƣu tiên các dự án và tiến hành đầu tư phù hợp với quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư.
Đối với dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng báo chí, nhất là lĩnh vực phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ công ích: Ƣu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh, tận dụng từ nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài cho Tĩnh để đầu tƣ xây dựng.
Đối với các dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các mục tiêu khác: Sử dụng nguồn vốn từ doanh nghiệp, xã hội để đầu tƣ xây dựng.
Đối với dự án số hóa phương thức truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, cần tranh thủ nguồn vốn từ quỹ số hóa quốc gia, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người dân trong tỉnh.