Đặc điểm cơ bản của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội có diện tích 822,7 km2, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài- Bắc Ninh- Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh- Hải Dương- Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội.

Bắc Ninh thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( Hình 3.1)

3.1.2 Đặc đim dân s

Năm 2011, dân số trung bình của Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1.289 người/km², tỉnh Bắc Ninh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước.

Phân bố dân cư Bắc Ninh mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn với tỉ lệ 72,8%, dân số sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 27,2%, thấp hơn so tỉ lệ dân đô thị của cả nước (29,6%). Mật độ dân số trung bình năm 2011 của tỉnh là 1.257 người/km². Dân số phân bố không đều giữa các huyện/thành phố. Mật độ dân số của Quế Võ và Gia Bình chỉ bằng khoảng 1/3 của Từ Sơn và 1/3 của thành phố Bắc Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40 Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Bắc Ninh

3.1.3 V ngun nhân lc

Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 65% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25 % tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 10% tổng dân số. Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục - đào tạo và giải quyết việc làm.

3.1.4. Tình hình phát trin kinh tế, xã hi Bc Ninh

Năm 2012, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 13.607 tỷ đồng (đứng thứ 9 tàn quốc và thứ 2 khu vực đồng bằng sông Hồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 77,82%; dịch vụ 16,57%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản còn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41 5,61%. Năm 2012, GDP bình quân đầu người đạt 67,4 triệu đồng/năm (tương đương 3.211 USD), nằm trong tốp thu nhập bình quân cao nhất cả nước.

Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt hệ thống các làng nghề truyền thống như đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắt thép (Gia Hội - Từ Sơn), gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Kim Sơn) đã và đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh.

Tỉnh Bắc Ninh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, ngoài ra còn có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư.

Các khu công nghiệp Bắc Ninh đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp thực hiện đúng trình tự, quy định, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 khu công nghiệp tập trung đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt 865 triệu USD, đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có công nghệ hiện đại như Samsung, Canon, ABB, Unilever, P&G, Nokia…

3.1.5. Đặc đim các doanh nghip ngoài quc doanh ca tnh Bc Ninh.

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm cá thể, tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần… hoạt động trên tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

Với lĩnh vực tham gia rộng rãi như vậy, kinh tế ngoài quốc doanh đã tạo một phần không nhỏ trong GDP, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hút lao động xã hội, tận dụng, khai thác tiềm năng của Tỉnh. Ngoài ra, khu vực kinh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 tế ngoài quốc doanh còn có vai trò điều hoà thu nhập cũng như đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã góp phần làm tăng thu ngân sách của tỉnh nhà.

+ Đặc điểm nổi bật của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tỉnh Bắc Ninh là có rất nhiều làng nghề (nghề sắt ở Đa Hội – Châu Khê, nghề đúc đồng nhôm ở Đại Bái – Gia Bình, nghề dệt vải ở Tương Giang – Từ Sơn, sản xuất giấy ở Phong Khê – Thành phố Bắc Ninh, đồ gỗ ở Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc – Từ Sơn)…Số thu từ các doanh nghiệp NQD ở các làng nghề này chiếm tỷ trọng tương đối so với tổng thu từ khu vực NQD trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, việc quản lý loại hình doanh nghiệp này cũng rất khó khăn và phức tạp do trình độ hiểu biết về các luật thuế của đa số giám đốc và kế toán còn chưa sâu, dẫn đến việc vi phạm chính sách thuế còn nhiều.

+ Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa nên thời gian vừa qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đều khó khăn về vốn, sản xuất giảm sút, tiêu thụ sản phẩm chậm nên doanh thu và số thuế phát sinh phải nộp thấp hơn nhiều so với dự kiến, nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng hoặc phải tạm ngừng sản xuất, xin giải thể.

+ Một số doanh nghiệp kinh doanh ổn định do sản xuất sản phẩm tiêu thu nội địa chậm đã chuyển sang xuất khẩu.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh phát triển là động lực khơi dậy mọi tiềm năng về vốn, tri thức, lao động, đất đai… trong nhân dân nhằm sử dụng các tiềm năng này vào mục đích phát triển kinh tế, điều này có ý nghĩa to lớn trong điều kiện hiện nay. Góp phần lớn trong việc tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, đặc biệt là tầng lớp người lao động giản đơn có trình độ học vấn thấp.

Bên cạnh đó, những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội cả nước nói chung và tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã và đang chịu sự ảnh hưởng về diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới. Đồng thời để kiềm chế lạm phát tăng cao Chính phủ đã có những giải pháp cụ thể, trong đó có giải pháp giảm, giãn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 thuế. Mặt khác, ngân hàng cũng thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, đã có trên 10% doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc đóng cửa, nhiều doanh nghiệp khác hoạt động cầm chừng, từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.

Lãi suất huy động và cho vay đã điều chỉnh giảm nhưng vẫn ở mức cao. Mặt khác, do nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh không trả nợ được các khoản vay cũ nên cũng không vay được các khoản vay mới với lãi suất thấp hơn, do đó chi phí tài chính vẫn ở mức cao, dẫn đến không có lãi.

Tất cả yếu tố nêu trên đã làm cho số thu thuế GTGT ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn có xu hướng giảm.

Ngoài ra, việc thực hiện tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, thời gian đầu tư kéo dài, phát huy đầu tư xây dựng cơ bản còn hạn chế.

Đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật về thuế, tự giác kê khai và thực hiện đầy đủ các khoản thuế phải đóng góp với nhà nước, song vẫn còn một số doanh nghiệp chấp hành không đầy đủ chính sách pháp luật về thuế, không tự giác kê khai thuế theo quy định, thành lập doanh nghiệp để mua bán hoá đơn trốn thuế, một số doanh nghiệp dây dưa, chây ỳ trong việc nộp thuế, để nợ đọng thuế kéo dài, thậm chí tìm mọi cách để trốn thuế, gian lận thuế. Vì vậy, cần phải tăng cường công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế GTGT nói riêng tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh này.

Một phần của tài liệu quản lý thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)