LÃNH ĐẠO CỤC THUẾ
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm ra những giải pháp góp phần quản lý thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế Bắc Ninh, khung phân tích của luận văn được thể hiện ở hình 3.3.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp
- Thứ cấp: Báo cáo tổng kết quả thu ngân sách từ năm 2011 đến 2013 của Cục thuế tỉnh Bắc Ninh và các tài liệu, số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu được lấy từ các cơ quan liên quan, sách báo, các báo cáo khoa học, tạp chí ngành thuế, mạng internet …
- Sơ cấp:
Chọn mẫu điều tra: Chọn doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế để phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi đối với các doanh nghiệp. Cụ thể chọn 90 doanh nghiệp đang hoạt động nộp thuế GTGT để điều tra, bao gồm: 45 doanh nghiệp là Công ty TNHH; 40 doanh nghiệp là Công ty cổ phần; 5 doanh nghiệp là DNTN, HTX. Cụ thể tại bảng 3.3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 51 Hình 3.3 Khung phân tích
Quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh
Giải pháp quản lý thuế GTGT tại tỉnh Bắc Ninh
Thực trạng công tác quản lý thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh Cơ sở khoa học
Một số kinh nghiệm quản lý thuế trên thế giới và Việt
Nam
Nội dung quản lý thuế giá trị gia tăng
Lý luận chung về thuế Giá trị gia tăng
Quản lý kê khai nộp thuế giá trị gia tăng
Hoàn thuế giá trị gia tăng
Thực hiện kiểm tra tại bàn, tại trụ sở người nộp thuế Quản lý đăng ký thuế giá trị
gia tăng
Nhóm giải pháp tăng cường công tác thanh, kiểm tra về thuế
GTGT
Nhóm giải pháp về công tác hoàn thuế GTGT Nhóm giải pháp quản lý đăng
ký, kê khai, nộp thuế
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ứng dụng công nghệ thông tin Bài học rút ra trong công
tác quản lý thuế cho Bắc Ninh
Bảng 3.3 Số lượng doanh nghiệp điều tra
STT Loại DN Số DN đang hoạt động Tỷ lệ (%) Số mẫu
1 DN là Công ty TNHH 422 45,6 45
2 DN là Công ty cổ phần 404 43,7 40
3 DN là DNTN, HTX 99 10,7 5
TỔNG 981 100,0 90
Điều tra, khảo sát theo câu hỏi và phiếu điều tra. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài, như: Các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện các nghĩa vụ như: Khai thuế GTGT, nộp thuế GTGT và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế nhằm thấy rõ các nhân tố tác động đến mức độ tuân thủ nghĩa vụ về thuế GTGT của các DN thuộc quản lý của Cục Thuế Bắc Ninh;
Phương pháp điều tra: Thông tin thu thập được bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra kết hợp với bảng câu hỏi ở Phiếu điều tra.
3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối để mô tả thực trạng về quản lý thuế GTGT của doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo quy định của Luật quản lý thuế tại phòng kiểm tra thuế số 2- số 2- Cục thuế tỉnh Bắc Ninh;
- Sử dụng các phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp tính toán và tiến hành so sánh các chỉ tiêu có mỗi quan hệ tương quan như so sánh giữa các năm; so sánh giữa kết quả thực hiện với kế hoạch… Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê, sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt.
Sử dụng phương pháp so sánh với các thông tin thu thập được để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó khăn, thuận lợi, những bất cập và các yếu tố ảnh hưởng đến tình
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53 hình quản lý thuế GTGT các doanh nghiệp NQD làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với các DN này.
3.3.4. Các chỉ tiêu phân tích
- Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý thuế GTGT.
- Các chỉ tiêu đánh giá mức độ vi phạm của các đơn vị về thuế GTGT - Các chỉ tiêu so sánh thực hiện nộp thuế với đăng ký nộp như:
+ Số thuế tự kê khai so với số thuế sau kiểm tra của cơ quan thuế.
+ Số thuế thực nộp so với số thuế kê khai.
+ Số thực hiện so với số dự toán.