Về loại hình dân ca Xoan, Ghẹo được phản ánh trên báo chí

Một phần của tài liệu Báo chí với việc bảo tồn và phát triển dân ca xoan, ghẹo (Trang 63 - 93)

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA BÁO CHÍ Đ ố i VỚI CÔNG

2.1. NHŨNG VẤN ĐỂ VỂ BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY DÂN CA XOAN, GHẸO ĐƯỢC PHẢN ÁNH TRÊN BÁO CHÍ

2.1.1. Về loại hình dân ca Xoan, Ghẹo được phản ánh trên báo chí

Dân ca Xoan, Ghẹo là hai loại hình dân ca đặc sắc trong kho tàng dân ca Việt Nam. Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày cụ thể về nguồn gốc, đặc điểm và quá trình diễn xướng của hai loai hình dân ca nay dựa trên một sô tai liệu và những chuyến điền dã tại Kim Đức, Thanh Uyên là hai địa phương có hát Xoan, hát Ghẹo để tìm hiểu. Trong phần này chúng tôi muốn đề cập đến loai hình dân ca Xoan, Gheo đươc phan ánh, đê cập trên bao chi trong 15 nam,

từ 1990 đên nay. Vì là những thông tin được phản ánh trên báo chí nên nó không được đây đủ, trọn vẹn và sâu như các công trình nghiên cứu nhưng qua phản ánh của báo chí bạn đọc cũng cơ bản hiểu được về loại hình dân ca này.

2.1.1.1 Về nguôn gốc của hát Xoan, hát Ghẹo được đ ề cập trên báo chí Phần lớn các bài viết mà chúng tôi khảo sát được đều đề cập đến nguồn gốc của hát Xoan và hát Ghẹo. Các nhà báo cũng cãn cứ vào lời kể của các nghệ nhân, căn cứ vào truyền thuyết để viết về nguồn gốc của hát Xoan, hát Ghẹo nên về cơ bản cách giải thích nguồn gốc không có gì khác với những gì chúng tôi đã trình bày ở chương một.

Nguồn gốc của hát Xoan được phản ánh trên báo chí thường gắn với những truyền thuyết từ thời Hùng Vương dựng nước. Trong bài “Giữ mãi những sắc m àu Xoan Ghẹo” của Anh Thơ ( Phú Thọ, Xuân 2003) có viết về nguồn gốc của hát Xoan: “ Chuyện kể rằng, vợ vua Hùng mang thai đến kỳ sinh nỏ, đau bụng mãi không sinh được. Lúc đó, có một người hầu tâu với vua rằng ở xã Phượng Lâu có nàng Q uế Hoa xinh đẹp hát hay. Giọng hát của nàng có thể xoa dịu cơn đau. Vua nghe lời cho mời Q uế Hoa đến. Quả vậy, giọng hát của nàng vang lên như tiếng suối chảy, mềm mại như sợi tơ vì vậy vợ vua quên cả đau và sinh con được dễ dàng. Vua Hùng mừng rỡ, khen ngợi và truyền cho các công chúa học những điệu hát đố...”. Cũng vẫn là cách giải thích nguồn gốc của hát Xoan có liên quan đến việc sinh con của vợ vua Hùng và nàng Quế Hoa hát hay, múa dẻo nhưng trong bài “C ủa riêng còn một chút này”(Văn hoá chủ nhật, số 1095, ngày 16/5/2005) tác giả Hoàng Hà có cách giải thích khác hơn một chút: “Chuyện rằng, ngày mồng 3 tết âm lịch năm ấy, vua Hùng đi từ Phù Ninh về đến làng Phù Đức thấy cảnh đẹp, thế đất “long chầu hổ phục” đã dừng lại bên cồn Lãi Lèn. Đêm đến nhân dân trong vùng đến hát múa mừng vua. Đấy là những lời hát chúc tốt lành, mùa màng no đủ...

Đến ngày mùng 4, nhà vua và đoàn tuỳ tùng trở về thành. Cùng ngày đó, Hoàng Hậu trở dạ đau bụng nhưng mãi không sinh được. Bà c h 0 nhớ ra đêm hát ở làng Phù Đức bèn tâu nhà vua mời nàng Q uế Hoa xinh đẹp, da trắng,

môi đỏ, mát đen, giọng hát trong vắt khi trầm khi bổng như chim ca, suối chảy, ai cũng phải mẽ. Vợ vua nghe hát quên cả đau đến ngày mùng 6 thì sinh hạ được 2 người con. Nhà vua hết sức vui mừng đã khen ngợi Q uế Hoa đồng thời truyên cho các con gái của mình học lấy điệu hát múa đó”. Tuy có khác nhau về một sô chi tiết và diễn biến của câu chuyện về nguồn gốc của hát Xoan nhưng cả hai nhà báo trên đã cùng xuất phát từ một truyền thuyết là truyền thuyết Hùng Vương để lấy tư liệu cho bài viết của mình nên cách giải thích cũng không có nhiều khác biệt. Trong khi phản ánh về công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo các nhà báo luôn cố gắng tìm hiểu để đưa ra cách giải thích, cách viết ngắn gọn nhất, dễ hiểu nhất cho phù hợp với mọi đối tượng độc giả. Trong số 42 tin, bài mà chúng tôi khảo sát được không phải tất cả đều có chung một cách giải thích về nguồn gốc của hát Xoan như ở trên.

Nếu một số nhà báo như Hoàng Hà, Anh Thơ căn cứ vào truyền thuyết được chép lại trong cuốn “Truyền thuyết Hùng Vương” thì trong một số bài viết khác các tác giả còn căn cứ vào lời kể của các cụ nghệ nhân để giải thích về nguồn gốc của hát Xoan. Tác giả Quang Vũ trong bài “Ngậm ngùi nghe chuyện hát Xoan” (Văn hoá , ngày 19/6/2005) đã dẫn lời cụ Trùm Ngũ (nghệ nhân hát Xoan) để nói về nguồn gốc của hát Xoan: ‘Tục truyền vua Hùng thứ mười bảy tuần du đến vùng đất Đái, Thét, Phù Đức nay là xã Kim Đức, huyện Phù Ninh, thấy vùng đất nơi đây tươi tốt, yên bình bèn hạ trại nghỉ ngơi. Trong đoàn cung xa đi cùng có công chứa Quỳnh Cư đang mang thai bỗng trở dạ, ca đẻ khó khiến công chúa vật vã đau đớn. Vua Hùng đã cho triệu phường hát Kim Đức đến hát với mong muốn làm cho công chúa dịu cơn đau. Và sự thực là nhờ làn điệu Xoan mà công chúa đỡ đau và sinh hạ được hai lạc tướng, cả m khái giá trị của những điệu Xoan Kim Đức, vua Hùng đã bảo người dân nơi đây phát triển làn điệu hát Xoan và hàng năm vào dịp Tết nguyên đán họ được vào hát mừng vua và gia tộc”. Hầu hết những cách giải thích về nguồn gốc của hát Xoan đều là giả thuyết và được xuất phát gắn liền với thời kỳ các vua Hùng dựng nước. Tác giả Phạm Trọng Toàn trong bài “Vị

t*"íj ý nghĩa cua hát Xoan trong văn hoá âm nhạc Việt Nam” (tạp chí VHNT, số 8/2001) cũng đưa ra một giả thiết khác về nguồn gốc của hát Xoan có liên quan đên thời kỳ dựng nước của các vua Hùng. “ Ngày xưa, có ba anh em vua Hùng đi tìm đất, qua thôn Phù Đức vào một buổi trưa và nghỉ lại một khu rừng gần thôn. Từ khu rừng, các vị nhìn ra bãi cỏ trước mặt có đám trẻ chăn trâu vừa chơi, vừa hát, vừa đánh vật, kéo co. Thấy vậy, Đức thánh Cả liên bảo những người đi theo đem những bài hát mà họ biết dạy thêm cho chúng. Vê sau, cứ hàng năm đến ngày... mồng hai, mồng bơ tháng giêng thì dân làng Phù Đức mở hội cầu, trong hội diễn ra lại cảnh hát xướng, kéo co, đánh vật ở bãi. Lệ làng hàng năm cứ phải hát xướng cầu chúc cũng bắt nguồn từ sự việc ấy”. Hát Xoan ra đời trên quê hương Đất Tổ chính vì vậy nguồn gốc của nó luôn được gắn liền với thời kỳ Hùng Vương cũng là điều dễ hiểu.

Mặc dù có những cách giải thích, cách hiểu khác nhau về nguồn gốc của hát Xoan nhưng trong số các bài báo mà chúng tôi khảo sát các nhà báo đều thống nhất rằng hát Xoan là lối hát tế thần dùng trong nghi thức của hội làng có nội dung là những bài hát chúc tụng, lễ nghi, cầu mong những điều tốt lành. ‘‘Thời ấy, người Văn Lang tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân không chỉ đ ể vui chơi mà còn đ ể cầu trời cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt và chúc tụng các vua Hùng. Hát Xoan gắn liền với một yếu tố tín ngưỡng sâu sắc, lành mạnh”, (bài H át Xoan sẽ về đâu của Nguyễn Đức Tuyền, Văn hoá, số 629, ngày 29/11/2000). Tác giả Vũ Anh trong bài “Để hát Xoan lưu truyền, p hát triển ” (Phú Thọ, ngày 13/4/2001) cũng khẳng định điểu này: “ Hát Xoan xuất hiện khá sớm, ỏ thời kỳ Văn Lang - Ầu Lac, người ta thường tổ chức các cuộc hát Xoan vào mùa xuân đ ể cầu trời cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt và chức tụng các vua Hùng”, v ề tên gọi của hát Xoan, trong hầu hết các bài báo mà chúng tôi khảo sát các nhà báo đều cho rằng hát Xoan là lối ca hát vào mùa xuân nên gọi là hát Xuân nhưng sau này đọc chệch đi thành hát Xoan. Cũng theo tác giả Vũ Anh trong bài báo trên thì “hát Xoan xưa kia là hát xuân, gọi chệch tên huý của một bà công chúa

thời vua Hùng. Nó còn có nghĩa khác là hát vào mùa xoan n ở \ Tác giả Nguyễn Hữu Nhàn trong bài “Dân ca Xoan Phú Thọ” (Phú Thọ, 19/4/1998) cũng viết về tên gọi của hát Xoan như sau: “Vì vua tôi dự cuộc hát vào mùa xuân nên gọi là hát ’Xuân, gọi chệch là hát xoan”. Vẫn là cách giải thích hát Xoan là hát xuân do đọc chệch đi nhưng tác giả Phạm Trọng Toàn trong bài

“Vị trí, ý nghĩa của hát Xoan trong vãn hoá âm nhạc Việt Nam” (VHNT, số 8/2005) đã giải thích một cách cụ thể hơn: “Hát Xoan là cách nói chệch đi của hát xuân, vì kỵ tên huý của Đức Bà Thánh Mẫu Lê Xuân Lan, gắn liền với lễ hội cổ truyền vùng đất Tổ Hùng Vương”. Mặc dù chưa có sự đồng nhất hoàn toàn về cách giải thích nguồn gốc cũng như tên gọi của hát Xoan nhưng qua các bài viết của mình các nhà báo cũng đã giúp bạn đọc có được những hiểu biết ban đầu về hát Xoan, điệu hát ra đời trên quê hương đất Tổ và gắn liền với những truyền thuyết về thời Hùng Vương dựng nước.

Trong khi hát Xoan được báo chí đề cập đến nhiều (với 20 bài) thì hát Ghẹo lại có một số lượng bài khá khiêm tốn là 4 bài. Trong số này cũng chỉ có duy nhất một bài viết một cách chi tiết, cụ thể về nguồn gốc hát Ghẹo của tác giả Phạm Trọng Toàn (Phác thảo văn hoá hát ghẹo Phú Thọ, VHNT, số 1/2004). Nếu như trong một số bài viết khác mà chúng tôi khảo sát, nguồn gốc của hát Ghẹo chỉ được giải thích chung chung là do tục nước nghĩa như: “Hát Ghẹo xã Thanh Uyên, huyện Tam Thanli khác với hát Ghẹo phổ biến, mà là loại hát theo lề lối. Đây là lối hát do tục nước nghĩa mà nảy sinh. Người ta thường gọi là hát anh, chị” (Hát anh chị, Dương Quỳnh Hoa, Vĩnh Phú, 27/10/1994), hay “hát Ghẹo Vĩnh Phú là loại hình dân ca trữ tình của địa phương. Đây là lối hát đối đáp, giao duyên của những đôi trai gái giữa một số làng kết nghĩa nước anh, nước em, tổ chức ở đình Nam Cường, Tam Nông

(Hát Xoan Ghẹo và chơi xuân, Tuyết Chinh, Vĩnh Phú, Xuân 1993) thì trong bài viết của mình tác giả Phạm Trọng Toàn đã đưa ra một cách giải thích khá rõ ràng về nguồn gốc của hát Ghẹo. Bài báo viết: “Ngày xưa, đình làng Nam Cường bị cháy, dân làng đã gom tiên bạc, thóc gạo rồi chọn những trai

làng cường tráng đi ngược dòng sông Bữa, đến những bản ở sát vùng rừng lấy gổ vê dựng đình, nhưng chi đến xã Thục Luyện của tộc người Mường (huyện Thanh Sơn, Phú Thọ), thì mới nhận được sự giúp đỡ của dân làng ở đây. Dân làng đi tìm và đẵn gổ rồi mang xuống sông, kết thành bè cho trai làng Nam Cường thả trôi theo sông. Bè xuôi đến địa phận xã Hùng N hĩ (thuộc huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) thì mắc cạn. Đám trai làng Nam Cường vừa hò dô, vừa đẩy, mà bè vẫn không di chuyển. May sao dân xã Hùng N hĩ đã ra giúp sức.

Trong lúc cùng nhau đẩy bè, trai Nam Cường và dán Hùng N hĩ (trong đó có nhiều cô gái) vừa làm vừa hò hát. Khi đình Nam Cường khánh thành, cảm tạ tấm lòng của nhân dân hai xã Thục Luyện và Hùng Nhĩ, dân làng Nam Cường đã mời họ vê dự lễ. Đ ể nhớ lại lúc vừa đẩy bè, vừa hò hát thắm đượm nghĩa tình, trai làng Nam Cường và các cô gái Thục Luyện, Hùng N hĩ lại cất lên những câu hát năm xưa. Từ đó trở đi dán 3 làng kết nghĩa với nhau làm anh em, họ tự nhận mình là em và gọi bạn là anh nên không có phân biệt ngôi thứ.

Và từ đó, mỗi khi có ngày hội hè, tế lễ của mỗi tàng, họ qua lại thám nhau như anh em ruột thịt, lại ca hát với nhau. Theo quy ước đ ã kết nghĩa anh em thì trai gái không được lấy nhau. Hình thức ca hát trên được gọi là hát Ghẹo hay hát nước nghĩa". Có thể khảng định đây là bài viết sâu, cụ thể về nguồn gốc của hát Ghẹo. Cách giải thích này của bài báo cũng phần nào giống với cách giải thích của chúng tôi về nguồn gốc của hát Ghẹo ở Chương một. Đáy là bài báo được đăng trên tạp chí Văn hoá nghệ thuật, một tạp chí chuyên ngành của Viện Văn hoá nghệ thuật chính vì vậy nó không đơn thuần là một bài báo mà chính xác là một bài nghiên cứu về hát Ghẹo. Với một cách lí giải sâu sắc tác giả bài báo đã giúp cho người đọc hiểu được một cách khá đầy đủ về nguồn gốc cũng như ý nghĩa của lối hát giao duyên này.

2.1.1.2. Vê đặc điểm của hát Xoan, hát Ghẹo được đê cập trên báo chí Nhiệm vụ bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo trên báo chí chính là sự phổ biến, giới thiệu về hai loại hình dân ca này đến đông đảo bạn đọc. Việc giúp bạn đọc có được những kiến thức, những hiểu biết cơ bản về nguồn gốc,

đặc điểm... của Xoan, Ghẹo chính là nhiệm vụ của báo chí trong công tác bảo tồn và phát huy hai loại hình dân ca này.

Trong sô 42 tin, bài mà chúng tôi khảo sát, phần lớn đều viết khá rõ về đặc điểm của hai loại hình dân ca này. v ề đặc điểm của hát Xoan nhiều bài báo đã khẳng định hát Xoan thuộc loại hình dân ca lễ nghi phong tục, chính vì vậy nó mang đậm màu sắc tín ngưỡng và có những đặc điểm riêng về không gian diễn xướng, lề lối hát cũng như giai điệu, lời hát so với nhiều loại hình dân ca khác. Hát Xoan là loại hình diễn xướng tổng hợp bao hàm ba yếu tố:

sân khấu, nhảy múa và ca hát, được phản ánh trên nhiều mặt: tín ngưỡng, lịch sử, đạo lý, trữ tình... Tác giả Trần Quang trong bài “Câu lạc bộ Xoan Kim Đức với việc phát huy di sản truyền thống trong xây dựng làng, xã văn hoá” (Phú Thọ, ngày 10/10/2003) có viết: “Hát Xoan là loại dân ca lễ nghi phong tục mang yếu tố tín ngưỡng gắn liền với đình đám ở làng quê đặc biệt là tín ngưỡng thờ thành hoàng làng. Hát Xoan là loại hình diễn xướng tổng hợp có hát, có múa. Hát Xoan không chỉ là hát thờ, hát tế thần mà nó còn mang nội dung phản ánh vê thiên nhiên, đời sông sản xuất và sinh hoạt bình dị trong làng chạ xưa của người Việt ỏ vùng trung du”. Cũng trong bài báo này tác giả Trần Quang còn viết về đặc điểm trong lời hát của dân ca Xoan: “Lời hát trong một sô' làn điệu Xoan thể hiện những ước mơ tâm tình của người nông dân mong muốn có một cuộc sông ảm no, thê hiện tinh thần lạc quan, yêu đời. Hát Xoan vừa là hát thờ vừa là hát trữ tình”. Không giống như nhiều loại hình dân ca khác, hát Xoan chỉ hát vào mùa xuân trong những lúc nông nhàn, môi trường diễn xướng của hát Xoan là ở cửa đình: “Hát Xoan hàng năm được tổ chức từ tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch và được hát ngay ở các cửa đình”, (Anh Thơ, Giữ mãi những sắc màu Xoan Ghẹo, Phú Thọ, Xuân 2003). “Người ta hát Xoan vào mùa xuân ở cửa đình, khi có hội đám, t ế thần với những lời ca ngợi công đức của các vị vua Hùng, cầu mong một năm mùa màng bội thu, an bình cho mọi người” (Hoàng Hà, c ủ a riêng còn một chút này, Văn hoá, số 1095, ngày 16/5/2005). “Là lối ca hát vào mùa xuân, ỏ các

cửa đình, lễ hội, đám tê thần...chính vì vậy hát Xoan còn được gọi là khúc đình môn” (Thu Hà, Đâu rồi điệu hát Xoan thủa ấy, Văn hoá, ngày 7/3/2002).

Một đặc điểm của hát Xoan được đề cập trên báo chí đó là hát Xoan không phải là lối hát cá nhân đơn lẻ mà là loại hình dân ca có tổ chức. Tổ chức của những người đi hát gọi là phường Xoan “mỗi phường Xoan có từ 12 đến 15 người, trong đó có một ông trùm, người lo quán xuyến các công việc của phường và các cô đào chú kép. Sô lượng các cô đào bao giờ cũng nhiều hơn các chú Ấ:<?p”(Phạm Thị Thiên Nga, Mấy suy nghĩ bước đầu về việc sử dụng hát Xoan trong hoạt động vãn hoá quần chúng, Vĩnh Phú, ngày 9/7/1994).

Tác giả Thu Hà trong bài “Đâu rồi điệu hát Xoan thủa ấy” (Văn hoá, ngày 7/3/2002) cũng viết về tổ chức của phường Xoan như sau: ‘Tổ’ chức của những người đi hát gọi là phường xoan, đứng đầu phường xoan là ông trùm. Một phường xoan thường có từ 8 đến 15 người”. Tác giả Anh Thơ trong bài “Giữ mãi những sắc m àu xoan ghẹo” (Phú Thọ, xuân 2003) còn nói cụ thể về độ tuổi của của những người trong phường xoan, trang phục của những người đi hát Xoan: “Khi đi hát các thiếu nữ phải vấn khăn, mặc áo dài, kèm theo bao xanh hoặc hồng. Các kép nam thì đội khăn xếp mặc áo thâm quẩn trắng cổ quấn khăn nhiễu. Phường xoan thường có từ 10 đến 12 người cả nam và nữ tuổi từ 17 đến 21”. Trong số những bài báo mà chúng tôi khảo sát có một điều dễ nhận ra là các nhà báo có những số liệu khá khác nhau về số lượng người trong một phường xoan cũng như độ tuổi của đào và kép. Theo tác giả Phạm Trọng Toàn trong bài “Vị trí, ý nghĩa của hát Xoan trong văn hoá âm nhạc Việt Nam” (VHNT, số 8/2001) thì “những người đi hát xoan tập hợp với nhau lại thành m ột t ổ chức được gọi là phường xoan (hoặc họ xoan). Phường xoan thường có từ 15-20 người, trong đó nam từ 4-5 người, nữ từ 10-15 người.

Nam gọi là kép, nữ gọi là đào. Kép có thê đã có vợ nhưng trong phường phải có ít nhất là 1 kép trẻ, tuổi từ 10 đến 15. Đào đêu là những cô gái tơ xinh đẹp, hát hay tuổi từ 15 đến 20”. Mặc dù có sự khác nhau về số lượng người trong một phường xoan cũng như độ tuổi nhưng phần lớn sô lượng mà các bài báo

Một phần của tài liệu Báo chí với việc bảo tồn và phát triển dân ca xoan, ghẹo (Trang 63 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(231 trang)