GHẸO 1.1. ưu điểm:
Bảo tồn và phát huy di sản văn hoá nói chung và dân ca Xoan, Ghẹo nói riêng là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với các cơ quan báo chí. Với tư cách là cơ quan tuyên truyền của các tổ chức Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, cơ quan báo chí nằm trong hệ thống các cơ quan nhà nước và có nhiệm vụ là “phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, ngăn chặn nguy cơ làm sai lệch, bị mai một hoặc thất truyền” [luạt di sản, 20]. Những biện pháp mà các cơ quan báo chí góp tay cho công cuộc bảo tồn và phát huy di sản dân ca Xoan, Ghẹo chính là việc phản ánh, giới thiệu về hai loại hình dân ca này đến đông đảo công chúng yêu nghệ thuật, yêu văn hoá dân tộc trên cả nước. Nhìn chung, ưu điểm của các báo và tạp chí mà luận văn này tiến hành khảo sát được thể hiện ở mấy điểm sau:
+ Phần lớn các bài viết đều giới thiệu khá rõ và đầy đủ vê hai loại hình dân ca Xoan, Ghẹo từ nguồn gốc, đặc điểm, cách diễn xướng. Đặc biệt ở một
sô bai nghiên cứu còn đi sâu vào phân tích và so sánh hai loại hình dàn ca này với các loại hình dân ca khác trong khu vực và trong cả nước.
+ Nội dung đê cập đến nhiều vấn đề trong công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo. Bên cạnh việc giới thiệu khá chi tiết, tỉ mỉ về hai loại hình dân ca này thì ưu điểm lớn nhất của các tờ báo và tạp chí nói trên là đã đi vào hai hướng chính: đưa ra những nguy cơ mai một, thất truyền của dân ca Xoan, Ghẹo và nỗ lực của các cấp, các ngành ở Phú Thọ nói riêng và cả nước nói chung trong công cuộc bảo tồn và phát huy hai loại hình dân ca này.
+ Việc phản ánh về công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo đã được các nhà báo lựa chọn và bám sát những sự kiện, thời sự: việc thành lập câu lạc bộ, việc tổ chức hội thảo khoa học và đặc biệt là các nhà báo thường phản ánh vào dịp trước, trong và sau khi diễn ra lễ hội Đền Hùng trên quê hương Phú Thọ.
+ Bước đầu, các báo và tạp chí nói trên đã đưa ra được những giải pháp và kiến nghị cho công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo. Bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo là một việc làm có tính chất lâu dài, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức đồng thời phải có sự hỗ trợ của nhiều cấp, nhiều ngành.
Trong tình hình đó, các báo và tạp chí nói trên đã góp phần phát hiện, đề xuất những ý tưởng, những giải pháp có hiệu quả cho công cuộc bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo.
+ Cách viết, cách thể hiện của các tờ báo và tạp chí có nhiều nét tương đồng và phần lớn được đăng ở các trang Văn hoá hay âm nhạc. Trong việc phản ánh về công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo các tờ báo và tạp chí nói trên đã sử dụng nhiều thể loại khác nhau như: tin, bài phản ánh, phóng sự, ghi chép, bài nghiên cứu...Mỗi một tờ báo, tạp chí nói trên đã đóng góp một tiếng nói vào công cuộc bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo cua quê hương đất Tổ.
1.2. Nhược điểm:
+ Đại bộ phận các bài báo phản ánh về dân ca Xoan, Ghẹo mới chi dừng lại ở việc nêu ra vấn đề như nguồn gốc, xuất xứ, ý nghĩa cua hát Xoan,
hát Ghẹo mà chưa có sự phân tích, so sánh đối chiếu nó trong mối quan hệ với cac loại hình dân ca khac. Khi đưa ra những thành tưu hay han chế cũng chưa có được sự phân tích vê nguyên nhân cụ thể của những thành tựu hay hạn chế, điều này cũng gây khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin của độc giả.
+ Một nhược điểm dễ nhận ra là số lượng bài phản ánh về công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo là quá ít. Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 2 tờ báo và 3 tờ tạp chí trong 15 năm kết quả chỉ thu được 42 tin, bài trong đó một tờ tạp chí không có bài nào là “Nguồn sáng dân gian”, cơ quan của hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Như vậy, tính trung bình mỗi nãm cả 5 tờ báo và tạp chí nói trên có 2.8 bài viết, tìm hiểu về dân ca Xoan, Ghẹo.
+ Nội dung các bài viết về hát Xoan, hát Ghẹo thường đơn giản, giống nhau không hấp dẫn người đọc. Nội dung chủ yếu là trình bày về nguồn gốc, đặc điểm... chứ chưa đi sâu vào phân tích về ý nghĩa của nó trong đời sống văn hoá cũng như giới thiệu về các nghệ nhân của hát Xoan, hát Ghẹo. Trong số 42 tin, bài mà chúng tôi khảo sát được không có một bài viết nào giới thiệu riêng về các nghệ nhân, những người lưu giữ vốn cổ của dân ca Xoan, Ghẹo.
+ Các thể loại được sử dụng để phản ánh về công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo trên báo chí mới chỉ dừng lại ở các thể loại thông thường. Phần lớn các bài viết về Xoan, Ghẹo được viết theo thể loại phản ánh hay tin. Các thể loại khác như phóng sự, Ghi chép là những thể loại có thế mạnh trong việc phản ánh về công tác bảo tồn và phát huy dân ca Xoan, Ghẹo còn ít được sử dụng. Có những thể loại như điều tra hay kí chân dung còn chưa được sử dụng.
+ Ở đây chúng tôi muốn đề cập thêm về nhược điểm của các xuất bản phẩm có nội dung liên quan đến Xoan, Ghẹo. Sô lượng sách đã in và phát hành rộng rãi trên thị trường trước năm 1997 có 3 cuốn: Hát Xoan của Tú Ngọc (1997); Hát Xoan, hát Ghẹo của Nguyễn Khắc Xương và Dương Huy Thiện (1979); Dân ca Vĩnh Phú (1996), ngoài ra còn một cuốn kỷ yếu hội thảo dân ca Xoan, Ghẹo Vĩnh Phú lần thứ nhất do Sở Văn hoá thông tin tỉnh Vĩnh Phú phát hành, cuốn này không phổ biến rộng rãi trên thị trường, v ề băng đĩa
hat cua dan ca Xoan, Ghẹo hâu như không có, nếu có chỉ là môt vài bãng đĩa tư liệu chư không phát hành rộng rãi. Như vậy, chỉ xét riêng về sô lượng đã thấy sự ít ỏi và nghèo nàn trong nghiên cứu về hai loại hình dân ca này.
+ Nội dung phản ánh về Xoan, Ghẹo của các tác phẩm này chưa toàn diện, còn tản mạn và rời rạc.
+ Hiện nay chúng ta chưa có được những nhà nghiên cứu chuyên về Xoan, Ghẹo như Quan họ, Ca trù hay Ca Huế...