Chương 2: Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954- 1975)
2.1. Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc giai đoạn 1954- 1964
2.1.3. Kết quả thực hiện chủ trương của Đảng
32
Dưới ánh sáng của các nghị quyết của Đảng, và với tinh thần thi đua “mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt” nhân dân miền Bắc đã giành được những thành tựu rực rỡ. Tại Hội nghị chính trị đặc biệt (27- 3- 1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có báo cáo về những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong 10 năm qua. Từ ngày có hoà bình đến nay vừa đúng 10 nǎm. Trong thời gian ấy, ở trong nước và trên thế giới có nhiều biến đổi to lớn. 10 năm qua là 10 năm đấu tranh và xây dựng, nhân dân ta đã vượt qua nhiều khó khăn và giành được nhiều thắng lợi.
Mười nǎm qua, dưới chính quyền của nhân dân, 17 triệu đồng bào ta ở miền Bắc đều đoàn kết một lòng, ra sức xây dựng đất nước, xây dựng một đời sống mới, tǎng cường lực lượng về mọi mặt. Những thành tích to lớn của miền Bắc ngày càng tỏ rõ chế độ xã hội chủ nghĩa là rất tốt đẹp và đang cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh yêu nước của đồng bào miền Nam.
Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955- 1957), chúng ta đã hàn gắn xong những vết thương chiến tranh, khôi phục hầu hết các cơ sở nông nghiệp và công nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp đã mau chóng vượt xa mức cao nhất trước chiến tranh; sản xuất công nghiệp xấp xỉ thời thực dân Pháp thống trị. Trong thời gian ấy, chúng ta đã hoàn thành cải cách ruộng đất, chia ruộng đất và trâu bò cho hơn 10 triệu đồng bào nông dân lao động. Thế là nông dân ta đã thật sự làm chủ nông thôn, làm chủ cuộc đời của mình.
Trong 3 nǎm sau (1958- 1960), chúng ta lại giành thêm thắng lợi lớn trong công cuộc cải tạo XHCN, 11 triệu đồng bào nông dân lao động đã tự nguyện vào các HTX, vững bước tiến trên con đường làm ǎn tập thể.
Toàn bộ công thương nghiệp tư bản đã được cải tạo. Kinh tế quốc doanh XHCN không ngừng lớn mạnh, chiếm ưu thế tuyệt đối trong các ngành kinh tế quốc dân.
33
Chế độ người bóc lột người cǎn bản bị xoá bỏ. Quan hệ sản xuất XHCN được xây dựng, mọi người lao động đều là anh em, đoàn kết xây dựng nước nhà.
Từ 3 nǎm nay, dưới ánh sáng của Đại hội lần thứ III của Đảng, nhân dân ta đang phấn khởi thi đua thực hiện kế hoạch 5 nǎm lần thứ nhất (1961- 1965), thực hiện một bước công nghiệp hoá XHCN, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH, và hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN.
Đến nay, về nông nghiệp, chúng ta đã làm nhiều công trình thuỷ lợi lớn nhỏ, đã đẩy mạnh sản xuất các loại phân bón và nông cụ cải tiến. Nhà nước đã tǎng cường sự giúp đỡ nông dân và ra sức phát triển nguồn vốn của hợp tác xã để xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho nông nghiệp, thực hiện thâm canh để tǎng nǎng suất. Mặc dù 3 nǎm qua thường bị hạn hán, bão lụt, sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển toàn diện và vững chắc. So với nǎm 1939, sản lượng lương thực tǎng hơn 2 lần, chǎn nuôi tǎng gần gấp đôi, giá trị cây công nghiệp tǎng gấp 7. Nền nông nghiệp của ta đang ngày càng vươn lên mạnh mẽ, làm cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá XHCN, bảo đảm cho miền Bắc ổn định về kinh tế - xã hội, phát huy vai trò hậu phương lớn với tiền tuyến lớn. Tuy vậy, bên cạnh những thành tích nêu trên vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Việc hợp nhất và đưa ồ ạt các HTX lên bậc cao là chủ quan, nóng vội. Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp và trình độ quản lý của cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ sở vật chất nghèo nàn.
Tỷ lệ xã viên xin ra khỏi HTX cao.
Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới. Từ 41 nhà máy (trong đó chỉ có 20 nhà máy lớn) nǎm 1954, đến nay chúng ta đã có 1.000 nhà máy (trong đó có 217 nhà máy lớn). Những cơ sở quan trọng của các ngành công nghiệp nặng: chế tạo máy móc, sức điện, luyện kim, hoá chất, khai mỏ, v.v. dần dần được xây dựng. Công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp đã sản xuất được phần
34
lớn hàng tiêu dùng trong nước. Nền kinh tế nước ta hiện nay về cǎn bản đã trở thành một nền kinh tế tự chủ đang vững bước tiến lên.
Về văn hóa xã hội, dưới thời thực dân Pháp thống trị, 95% dân ta mù chữ, ngày nay 95% dân ta đều biết đọc, biết viết. So với ngày mới có hoà bình, số học sinh phổ thông tǎng gấp 3 lần rưỡi; số học sinh đại học và chuyên nghiệp trung cấp tǎng gấp 25 lần. Có mấy dân tộc thiểu số đã có chữ viết của mình; nhiều con em các dân tộc đã tốt nghiệp đại học. Công tác y tế đã có nhiều thành tích, đã ngǎn chặn được nhiều bệnh dịch và bệnh xã hội cũ, sức khoẻ của nhân dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được chăm sóc chu đáo hơn. Các tệ nạn xã hội giảm mạnh.
Đời sống vǎn hoá của quần chúng ngày thêm tiến bộ, nền vǎn học nghệ thuật với nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc, ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân đang phấn khởi tiến lên chính qui và hiện đại, rèn luyện tinh thần cách mạng, nâng cao giác ngộ XHCN, trình độ chiến thuật và kỹ thuật, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc, kiên quyết đập tan mọi hành động phá hoại của đế quốc Mỹ và tay sai của chúng.
Giao thông vận tải đã phát triển mạnh và đáp ứng được yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam. Đến năm 1960, tính trung bình mỗi tháng đoàn 559 đã vận chuyển đến Palin (phía tây tỉnh Thừa Thiên) khoảng 5 tấn hàng; đã dẫn đường cho hàng chục trung đội vũ trang từ hậu phương miền Bắc vào miền Nam đánh giặc. Những cán bộ, chiến sĩ, những vũ khí, lương thực và các phương tiện chiến tranh khác chi viện từ hậu phương miền Bắc đã góp phần rất quan trọng vào việc xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam, tiếp sức cho quân và dân miền Nam đánh thắng giặc Mỹ.
35
Trong hoạt động đối ngoại, thành tựu lớn nhất là đã nâng cao địa vị quốc tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tranh thủ sự đồng tình và giúp đỡ của các nước anh em và nhân dân thế giới đối với cuộc đấu tranh giải phóng.
Trải qua 10 năm khôi phục, cải tạo và xây dựng chế độ mới, “miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới”, với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh, miền Bắc đã trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước.
Xã hội miền Bắc ngày nay là xã hội của những người lao động làm chủ tập thể, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, cần kiệm xây dựng CNXH, xây dựng đời sống mới cho mình và cho con cháu muôn đời mai sau. Xã hội miền Bắc ngày nay là một đại gia đình gồm mọi tầng lớp nhân dân, mọi dân tộc anh em thân ái đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, đồng cam cộng khổ, phấn đấu cho lợi ích chung của Tổ quốc.
Chế độ ta là chế độ mới, nhân dân ta đang trau dồi đạo đức mới, đạo đức XHCN của những người lao động “ta vì mọi người, mọi người vì ta”. Trong khi xây dựng cái mới, chúng ta phát triển những đức tính tốt đẹp của tổ tiên ta và học tập những gương tốt của nhân dân các nước anh em.
Như vậy, có thể nói rằng: mười nǎm qua là mười nǎm đấu tranh gian khổ và thắng lợi vẻ vang. Có kết quả tốt đẹp đó là do sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Chính phủ và do sức phấn đấu dũng cảm của đồng bào ta; đồng thời nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước anh em, nhất là của Liên Xô và Trung Quốc. Đây chính là cơ sở vững chắc để xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng cả nước và hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam.