Chương 2: Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954- 1975)
2.2. Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc giai đoạn 1965- 1975
2.2.2. Chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương miền Bắc
Tính đến năm 1965 miền Bắc đã có 10 năm xây dựng CNXH trong điều kiện hoà bình. Trong 10 năm đó, với thắng lợi của 3 kế hoạch kinh tế, miền Bắc ngày càng lớn mạnh và chứng tỏ được vai trò hậu phương lớn lao của mình. Những thành tựu trong công cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc đã chi viện đắc lực cho cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam cả về vật chất lẫn tinh thần. Thất bại từ hai chiến lược: Chiến tranh đơn phương và chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ và tay sai là minh chứng rõ nhất cho sức mạnh hậu phương miền Bắc.
Đế quốc Mỹ dĩ nhiên thừa hiểu rằng, sinh lực của cách mạng miền Nam chủ yếu bắt nguồn từ hậu phương miền Bắc. Muốn nhấn trìm các lực lượng cách mạng miền Nam thì việc tàn phá nguồn tiếp viện miền Bắc cần phải thực hiện vào lúc này. Chiến tranh cục bộ là giải pháp vào lúc này. Một mặt, quân viễn chinh Mỹ ào ạt đổ vào miền Nam, mặt khác, một kế hoạch leo thang chiến tranh bằng không quân và hải quân ra đánh phá miền Bắc được chủ nhân của Nhà Trắng gấp rút tiến hành.
Đảng nhận định tình hình đã thay đổi khác trước. Lúc này cả nước đã có chiến tranh. Trên cơ sở nhận định tình hình, Đảng đề ra chủ trương chiến lược mới nhằm phát động hiệu quả nhất nghệ thuật chiến tranh nhân dân, qua đó kiên quyết
38
đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc, bảo vệ vững chắc miền Bắc, tiếp tục xây dựng CNXH trong hoàn cảnh có chiến tranh, làm nghĩa vụ của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trên cơ sở đó giúp cách mạng miền Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, tích cực giúp đỡ hai nước bạn Cam-pu-chia và Lào.
Trước yêu cầu mới của cách mạng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 11 (từ 25 đến 27- 3- 1965), và lần thứ mười hai (12/1965) để đánh giá tình hình mới và đề ra nhiệm vụ mới để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam đoàn kết chặt chẽ, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược Mỹ, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.
+ Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng của hai miền Nam- Bắc, Trung ương Đảng chỉ rõ: Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân cả nước, miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Phải nắm vững mối quan hệ giữa nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc và giải phóng miền Nam.
+ Trước tình hình đó, Nghị quyết Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ đối với miền Bắc là: Chủ trương chuyển hướng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh về kinh tế và quốc phòng trong điều kiện có chiến tranh, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, động viên sức người sức của ở mức cao nhất để chi viện cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam, đồng thời tích cực chuẩn bị đề phòng để đánh bại địch trong trường hợp chúng liều lĩnh mở rộng “chiến tranh cục bộ” ra cả nước.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời xác định chủ trương chuyển hướng và nhiệm vụ cụ thể của miền Bắc cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh.
39
Một là, phải kịp thời chuyển hướng xây dựng kinh tế cho phù hợp với tình hình có chiến tranh phá hoại, bảo đảm yêu cầu và sẵn sàng chiến đấu, tích cực chi viện cho miền Nam, đồng thời vẫn phù hợp với phương hướng lâu dài của công cuộc công nghiệp hóa XHCN và chú ý đúng mức đến các yêu cầu về đời sống của nhân dân.
Hai là, phải tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển tình hình cả nước có chiến tranh; ra sức tăng cường công tác phòng thủ, đánh trả để bảo vệ miền Bắc. Nắm vững phương châm dựa vào sức mình là chính, đồng thời ra sức tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Ba là, ra sức chi viện cho miền Nam với mức cao nhất để đánh bại địch ở chiến trường chính miền Nam.
Bốn là, phải kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức đi đôi với việc chuyển hướng kinh tế và tăng cường quốc phòng cho phù hợp với tình hình mới.
Chủ trương chuyển hướng và những nhiệm vụ cụ thể trên của cách mạng miền Bắc phản ánh quyết tâm của Đảng và nhân dân ta trong việc kiên trì con đường XHCN, tiếp tục tăng cường sức mạnh của miền Bắc làm chỗ dựa vững chắc cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Hội nghị đã chủ trương tiếp tục xây dựng miền Bắc thành một hậu phương lớn với định hướng XHCN trong điều kiện có chiến tranh. Đó là một chủ trương thích hợp, bảo đảm miền Bắc tiếp tục làm tròn nghĩa vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Dưới ánh sáng của Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, cách mạng miền Bắc đã có bước chuyển hướng kịp thời về kinh tế, quốc phòng, tư tưởng và tổ chức để tiến lên giành thắng lợi mới trong những giai đoạn tiếp theo của cách mạng .
40
Cùng với đó thì việc bảo đảm giao thông vận tải trở thành nhiệm vụ chiến lược trọng tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên miền Bắc. Trên mặt trận nóng bỏng này, ngay từ đầu cuộc chiến tranh phá hoại, Đảng và Nhà nước đã ra các quyết định và chỉ thị nhằm tăng cường khả năng bảo đảm giao thông thông suốt trong mọi tình huống. Ngày 30- 4- 1965, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các bộ Giao thông vận tải, Quốc phòng, Lao động và Chủ tịch Uỷ ban hành chính các tỉnh trên địa bàn Khu IV phải tích cực khôi phục cầu, đường, bến phà...bị phá hoại;
đồng thời có kế hoạch khẩn trương chuẩn bị mọi mặt vật tư, kỹ thuật, lao động...để kịp thời đối phó với mọi hành động phá hoại của địch. Ngày 7- 5- 1965, Ban Bí thư Trung ương và Thường vụ Hội đồng Chính phủ ra quyết định Về một số vấn đề trong công tác giao thông vận tải ở các tỉnh Khu IV. Trong điều kiện địch thường xuyên đánh phá, chặn cắt; phải tổ chức nối các trục đường chiến lược với nhau, khẩn trương tổ chức lực lượng bảo đảm giao thông, bám đường, bám cầu, bám các đầu mối giao thông trên các khu vực trọng điểm.
Tại Hội nghị Trung ương lần thứ mười tám (1/1970) xác định rõ nhiệm vụ của miền Bắc: “Tiếp tục khẩn trương xây dựng chủ nghĩa xã hội, có kế hoạch làm tròn nghĩa vụ thiêng liêng của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn, đồng thời sẵn sàng chiến đấu đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh của địch”.
Sau khi hiệp định Pari được kí kết (27/1/1973), từ thực tế chiến trường, Hội nghị Trung ương 21 (7/1973) xác định con đường tất yếu vẫn là sử dụng bạo lực cách mạng để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Để đi đến thắng lợi hoàn toàn phải động viên cao độ sức mạnh của cả nước. Yêu cầu chi viện cho các chiến trường miền Nam càng lớn.
Ngày 22- 1- 1974, Hội nghị lần thứ 22 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) họp, ra nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ khôi phục và phát triển
41
kinh tế miền Bắc trong hai năm 1974- 1975, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, ổn định đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, chi viện cho miền Nam tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Như vậy, trước tình hình cả nước có chiến tranh Đảng đã đưa ra những chủ trương, đường lối trên là hoàn toàn đúng đắn, linh hoạt và sáng tạo, có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng nước ta.