Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam trong việc xây dựng hậu phương miền bắc thời kì kháng chiến chống đế quốc mỹ xâm lược (1954 1975) (Trang 48 - 64)

Chương 2: Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954- 1975)

2.2. Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc giai đoạn 1965- 1975

2.2.3. Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng hậu phương miền Bắc

Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang và nặng nề của miền Bắc trong tình hình cả nước có chiến tranh, đi đôi với sự phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng trên chiến trường miền Nam, miền Bắc chúng ta phải nêu cao hơn nữa ngọn cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” trên mọi lĩnh vực, trong mọi ngành, mọi giới và ở mọi địa phương.

a) Về chính trị

Trước tình hình Mỹ - ngụy tăng cường hoạt động chống phá miền Bắc, ngay từ đầu, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra và thực hiện các biện pháp nhằm làm cho miền Bắc vững mạnh về chính trị, trong sạch về tổ chức.

Xuất phát từ quan điểm xây dựng và bảo vệ miền Bắc là sự nghiệp của toàn dân, đi đôi với việc xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố nền quốc phòng toàn dân, Đảng và Nhà nước thường xuyên chú trọng giáo dục chính trị cho nhân dân, làm cho mọi người dân hiểu rõ tình hình, nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng, thấy rõ âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù, hiểu rõ tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam hiện nay ở cả hai miền, nâng cao lòng yêu nước và giác ngộ XHCN. Qua đó nâng cao ý thức chính trị, củng cố sự đoàn kết nhất trí trong mọi tầng lớp nhân dân, động viên nhân dân giữ vững ý chí, quyết tâm kháng chiến

42

chống Mỹ. Mặt khác, Đảng luôn chăm lo giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng, kịp thời phát hiện để uốn nắn hoặc xử lý nghiêm khắc mọi biểu hiện xa rời lập trường, quan điểm của Đảng, xa rời quần chúng nhân dân. Do vậy mà trong gian khổ, khó khăn, đội ngũ cán bộ, đảng viên ngày càng gắn bó với nhân dân và được nhân dân tin cậy, mến phục.

Công cuộc xây dựng miền Bắc càng tiến triển, Mỹ- ngụy càng đẩy mạnh hoạt động chống phá. Trước tình hình đó, để phục vụ cho yêu cầu xây dựng miền Bắc, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh, miền Bắc tiến hành thống kê dân số, thực hiện chế độ hộ khẩu. Để phòng ngừa sự lợi dụng của các phần tử phản động, các địa phương miền Bắc kết hợp cuộc vận động bài trừ mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu với việc xây dựng nếp sống văn minh, đảm bảo trật tự công cộng.

Theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, phán đoán chính xác âm mưu, thủ đoạn mới của địch đối với miền Bắc, Đảng và Nhà nước sớm có kế hoạch và biện pháp chuẩn bị. Vì vậy, khi Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Đảng và Nhà nước đã lãnh đạo tổ chức nhân dân kịp thời chuyển nhanh toàn bộ hoạt động từ thời bình sang thời chiến, tiếp tục xây dựng hậu phương trong điều kiện chiến tranh.

Về công tác tư tưởng và tổ chức: Trong điều kiện chiến tranh ác liệt, để đảm bảo lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng, chiến đấu bảo vệ miền Bắc, tăng sức chi viện chiến trường, các cơ quan Đảng, Nhà nước gấp rút chấn chỉnh, sắp xếp, kiện toàn về tổ chức và lề lối làm việc; thực hiện đúng chức năng, giản tiện hóa các thủ tục hành chính, kịp thời giải quyết những vấn đề cấp thiết đặt ra.

Tháng 7 năm 1965, Hội nghị cán bộ nghiên cứu về nhiệm vụ chuyển hướng chỉ đạo hai nhiệm vụ do Ban bí thư Trung ương Đảng triệu tập đã bàn bạc thống nhất: Trong tình hình mới, các cấp ủy Đảng phải thực hiện sự chuyển biến mạnh

43

mẽ cách nghĩ, lề lối làm việc, phong cách lãnh đạo. Huyện ủy phải lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp ở cơ sở. Tỉnh ủy phải nắm chắc tình hình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp địa phương và đảm bảo giao thông vận tải trên địa bàn từng tỉnh.

Tiếp đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra các chỉ thị thúc đẩy mạnh mẽ cuộc vận động xây dựng chi bộ cơ sở “4 tốt”, tăng cường sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng, làm cho Đảng thực sự sâu sát và gắn bó mật thiết với quần chúng, với nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu và đảm bảo giao thông vận tải.

Phù hợp với nhiệm vụ chuyển hướng nền kinh tế, cơ cấu cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, trong các ngành sản xuất được tổ chức, sắp xếp lại. Một số cán bộ được động viên vào lực lượng vũ trang hoặc chuyển sang công tác trên mặt trận giao thông vận tải. Các vùng trung du, miền núi cũng được tăng cường thêm cán bộ.

Mặt trận Tổ quốc tiếp tục được củng cố, mở rộng trên cơ sở khối liên minh công nông vững chắc. Các tổ chức quần chúng phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia. Hoạt động của các tổ chức đoàn thanh niên, công đoàn, hội phụ nữ, hội phụ lão,…có tác dụng thiết thực trong việc tập hợp và động viên quần chúng thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hăng hái thi đua chiến đấu và công tác, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày, góp phần ổn định tình hình hậu phương, động viên những người ra trận.

Thành công của sự chuyển hướng về tư tưởng và phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp là đảm bảo quan trọng cho việc chuyển hướng và tiếp tục xây dựng kinh tế miền Bắc trong những năm chiến tranh.

44 b) Về kinh tế

Thực hiện nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Miền Bắc phải tiếp tục duy trì và giữ vững sản xuất trong điều kiện địch đánh phá. Ta chủ trương đẩy mạnh kinh tế địa phương, bao gồm công, nông nghiệp, giao thông vận tải, trong đó cần tập trung sức đẩy mạnh nông nghiệp với hai ngành sản xuất chính là trồng trọt, chăn nuôi, là mặt trận ta có nhiều tiềm năng, đặc biệt là ở vùng trung du và miền núi nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, ổn định đời sống của nhân dân từng địa phương. Nhằm thực hiện khẩu hiệu trung tâm của miền Bắc là “vừa sản xuất vừa chiến đấu”, “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”, các HTX nông nghiệp đã xác định cho mình những nhiệm vụ cụ thể. Đối với toàn bộ nền nông nghiệp, phấn đấu giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm là vấn đề quan trọng bậc nhất.

Chiến tranh phá hoại đã gây những xáo trộn khá lớn trong nông nghiệp. Giải quyết mối quan hệ về nhu cầu sức người, giữa sản xuất và chiến đấu là một trong những vấn đề bức thiết của nền kinh tế nông nghiệp trong chiến tranh. Giải quyết vấn đề phân công lao động trong nông nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất, phát triển ngành, nghề của chính bản thân nền nông nghiệp đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu phân công lao động mới để tăng năng suất lao động toàn xã hội, cân đối lao động thời chiến mà nguồn thu chủ yếu trông vào lao động nông nghiệp. Sau những xáo trộn ban đầu, nền nông nghiệp hợp tác hóa vẫn tiếp tục các bước phát triển của nó. Cuộc vận động cải tiến quản lý HTX, cải tiến kĩ thuật vẫn tiếp tục được triển khai ở hầu hết các vùng nông thôn miền Bắc. Chúng ta đã áp dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật vào trong nông nghiệp, thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp. Kết hợp hợp tác hóa với thủy lợi hóa và tổ chức lại lao động đã giúp nhiều HTX tạo ra năng lực mới, làm cho sản xuất

45

của HTX phát triển, quan hệ sản xuất được củng cố vững chắc hơn.

Ở nông thôn miền Bắc đã thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật với những nội dung: làm thủy lợi, xây dựng đồng ruộng, cải tạo và bồi dưỡng đất, sử dụng giống mới; dùng các công cụ cải tiến trong sản xuất và vận chuyển, dùng cơ khí nhỏ trong nhiều khâu sản xuất và chế biến (như bơm nước, tuốt lúa, xay xát gạo, chế biến thức ăn gia súc v..v.).

Giai cấp nông dân tập thể với khẩu hiệu "Chắc tay súng, vững tay cày", vừa chiến đấu dũng cảm, vừa lao động cần cù, thi đua phấn đấu đạt "Ba mục tiêu "

trong nông nghiệp (1 lao động đạt 5 tấn thóc, nuôi 2 con lợn trên 1 héc ta gieo trồng) với tinh thần “làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm”.

Bên cạnh nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng được chú trọng theo phương châm: “tích cực bảo vệ, duy trì và phát triển sản xuất”.

Sau khi sơ tán, phân tán các nhà máy, xí nghiệp, kho tàng…đến những địa điểm tương đối an toàn, các ngành công nghiệp nhanh chóng ổn định mọi mặt, tiếp tục duy trì và đẩy mạnh sản xuất. Nhà nước chủ trương đầu tư phát triển công nghiệp địa phương, chú trọng xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ. Trong khu vực công nghiệp ở thành phố: Cần chú trọng ngành cơ khí chế tạo, sửa chữa, ngành hóa chất và một số ngành công nghiệp nhẹ để khi chiến tranh xảy ra, có thể bảo đảm sản xuất, sửa chữa một số vũ khí, trang bị, bảo đảm nhu cầu cần thiết cho sản xuất, cho đời sống của lực lượng vũ trang và cho nhân dân. Bố trí cơ sở công nghiệp phù hợp với yêu cầu bảo vệ, bảo đảm sản xuất trong chiến tranh, phù hợp với chủ trương chuyển hướng kinh tế trong chiến tranh. Trong khu vực công nghiệp ở vùng ngoại thành, ở vùng nông thôn kế cận: yêu cầu là đảm bảo một phần lương thực và thực phẩm ở địa phương và cung cấp đến mức cao nhất cho nhu cầu của địa phương trong hoàn cảnh chiến tranh. Khi phát triển thủy lợi, trồng cây, gây rừng, phải kết

46

hợp chặt chẽ với việc phòng thủ địa phương cải tạo, xây dựng làng xã chiến đấu, tạo điều kiện để tiêu diệt địch và việc phòng tránh của nhân dân.

Nhìn chung, kinh tế những năm chiến tranh phá hoại phát triển theo điều kiện tùng vùng. Điều đó tạo thuận lợi để từng địa phương đảm bảo được một phần quan trọng những nhu cầu thiết yếu của nhân dân như: nhu cầu ăn, mặc, ở, học tập, bảo vệ sức khỏe, bảo đảm đời sống nhân dân. Ngoài ra, việc chú trọng phát triển kinh tế địa phương, thúc đẩy khu vực này phát triển nhanh hơn tốc độ bình thường còn nhằm làm cho từng vùng phát huy đầy đủ tiềm năng của mình, đáp ứng hậu cần tại chỗ: vừa đảm bảo sản xuất, vừa đảm bảo phục vụ chiến đấu. Không nên tập trung nhiều cơ sở công nghiệp lớn vào một khu vực. Khi xây dựng các cơ sở công nghiệp quan trọng, cần có kế hoạch duy trì sản xuất tại chỗ hoặc có kế hoạch đảm bảo di chuyển về nơi tương đối an toàn nếu chiến tranh xảy ra.

Đi đôi với việc chuyển hướng nền kinh tế để giữ vững và đẩy mạnh sản xuất, Đảng, Nhà nước còn ban hành các chính sách có tác dụng động viên mạnh mẽ khí thế lao động, chiến đấu và phục vụ chiến đấu của địa phương. Trong những năm tháng chiến tranh, khắp nơi trên miền Bắc, phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” đã phát triển sôi nổi và rộng khắp. Trong chiến đấu và sản xuất phong trào thi đua chống Mỹ, cứu nước dâng cao, thể hiện sáng ngời chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Các lực lượng vũ trang nhân dân nêu khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Giai cấp công nhân nêu quyết tâm “Chắc tay súng, vững tay búa”, phấn đấu đạt “Ba điểm cao”.

Nông dân tập thể nêu quyết tâm “Chắc tay súng, vững tay cày”, phấn đấu đạt “Ba mục tiêu”. Thanh niên có phong trào “Ba sẵn sàng”, phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”, giáo viên và học sinh có phong trào thi đua “Hai tốt”, thiếu niên nhi đồng có

47

phong trào “Làm nghìn việc tốt”. Trên toàn miền Bắc các phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước vì miền Nam ruột thịt được toàn quân, toàn dân nhiệt tình tham gia đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả miền Bắc để chi viện cho chiến trường miền Nam. Với quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược nhân dân miền Bắc đã huy động toàn dân chống giặc; bên cạnh lực lượng phòng không, hải quân, lực lượng dân quân, du kích, tự vệ chiến đấu của toàn dân không ngừng ngày đêm hỗ trợ, phục vụ chiến đấu và khắc phục hậu quả do chiến tranh tàn phá.

Qua phong trào thi đua yêu nước, quân dân ta ở miền Bắc đã tỏ rõ sức mạnh của một dân tộc có truyền thống yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tỏ rõ tinh thần lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đã lập nên những chiến công hiển hách trong chiến đấu, sản xuất.

Bên cạnh đó, tài chính, ngân hàng, nội thương, ngoại thương đều hướng nỗ lực phục vụ yêu cầu duy trì và đảm bảo sản xuất, ổn định đời sống, chiến đấu và chi viện chiến trường. Các ngành tài chính, ngân hàng tăng cường động viên nguồn thu trong nước, sử dụng tốt nguồn chi viện từ bên ngoài, cải tiến chế độ quản lý, giữ vững chế độ hoạch toán kinh tế đối với các cơ sở sản xuất quốc doanh. Góp phần củng cố quan hệ sản xuất mới, chống đầu cơ tích trữ, ổn định giá cả về đời sống của nhân dân, cán bộ công nhân viên và lực lượng vũ trang.

c) Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục

Bom đạn của kẻ thù không hề làm cho sự nghiệp giáo dục bị ngừng trệ. Hàng vạn lớp học với hàng chục vạn học sinh sơ tán khỏi vùng trọng điểm bị địch đánh phá, tiếp tục học tập. Phong trào thi đua “Hai tốt” vẫn được đẩy mạnh với khí thế mới “quyết thắng Mỹ trên mặt trận giáo dục”, và một trong những yêu cầu trọng tâm của công tác giáo dục lúc này là đảm bảo an toàn cho học sinh. Hàng vạn lớp học với hàng chục vạn học sinh sơ tán khỏi vùng đông dân cư, dựa vào lòng đất và

48

lòng dân để tổ chức học tập và giảng dạy. Phần lớn các lớp học được chuyển vào ban đêm. Hệ thống hầm hào giao thông, lớp học dưới hầm sâu được xây dựng.

Tháng 3- 1966 Bộ giáo dục đã triệu tập hội nghị “Tổng kết kinh nghiệm về đảm bảo an toàn cho học sinh” của các trường học khu IV. Chương trình giảng dạy cũng được cải tiến cho phù hợp với tình hình mới và tăng cường công tác giáo dục chính trị và tư tưởng cho học sinh – lực lượng hậu bị trực tiếp cho chiến trường và các lĩnh vực phục vụ chiến đấu.

Đẩy mạnh công tác bổ túc văn hóa theo tinh thần chỉ thị của ban bí thư (18- 5- 1965) “đặt ra cấp thiết hơn trước và bước vào một thời kì phát triển mới”. Từ năm 1966 hình thành hệ thống các trường sư phạm bổ túc văn hóa. Các lớp bổ túc văn hóa còn được mở trong các đơn vị thanh niên xung phong, nơi sơ tán của nhà máy…các trường “Ba đảm đang” dành cho cán bộ nữ được mở ở hầu hết các tỉnh.

Giáo dục phổ thông và bổ túc được duy trì và phát triển ngay cả ở những vùng chiến sự ác liệt, như khu IV. Trên khắp nông thôn miền Bắc, phong trào

“Cẩm Bình hóa”, “Xóa xã trắng” về mẫu giáo đã được phát động…. Cùng với giáo dục phổ thông, giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp cũng tiếp tục được đẩy mạnh phát triển. Số lượng trường, giảng viên và học viên không ngừng tăng lên.

Đặc biệt để đáp ứng yêu cầu chiến đấu và phục vụ chiến đấu, trên miền Bắc đã hình thành Phân khoa đại học Kỹ thuật quân sự - cơ sở ban đầu của Trường đại học Kỹ thuật quân sự.

Công tác bổ túc văn hóa trong những năm chiến tranh được đặt ra cấp thiết nhằm nâng cao tri thức cho cán bộ, công nhân viên, thanh niên xung phong. Năm 1968, toàn miền Bắc có trên một triệu người theo học các lớp bổ túc văn hóa.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cần những con người có giác ngộ về lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có tri thức khoa học, kỹ thuật để làm chủ vũ khí, đánh thắng kẻ

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng cộng sản việt nam trong việc xây dựng hậu phương miền bắc thời kì kháng chiến chống đế quốc mỹ xâm lược (1954 1975) (Trang 48 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)