Những yếu kém tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 53 - 59)

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC THỰC HIỆN

2.3. Những yếu kém tồn tại và nguyên nhân

Một số cấp ủy, chính quyền và cán bộ, đảng viên, quần chúng chưa thực sự phát huy quyền làm chủ, trách nhiệm công dân trong việc tham gia bàn bạc, quyết định những công việc thuộc cộng đồng dân cư và trong thực thi trách nhiệm. Công tác quán triệt thực hiện các văn bản về QCDC cũng như thực hiện các quyết định, sự chỉ đạo của cấp trên có nơi chưa thật nghiêm túc, thậm chí có địa phương biểu hiện vi phạm QCDC nghiêm trọng, nhất là ở xã, khu dân cư vùng sâu, vùng xa.

Ban chỉ đạo QCDC và ban tổ chức thực hiện QCDC ở nhiều nơi hoạt động của từng thành viên chưa được kiểm điểm, đánh giá cụ thể. Việc kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá sơ kết, tổng kết của các ban chỉ đạo chưa thường xuyên, nền nếp.

48

Công tác phối hợp giữa chính quyền, các ban, ngành với MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện QCDC chưa thường xuyên. Hoạt động của ban TTND còn yếu và hình thức, nhất là TTND ở các cơ quan hành chính sự nghiệp ngại giám sát việc sử dụng và chi ngân sách của thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Chính quyền cấp huyện và xã chưa thực sự quan tâm tới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, HĐND trước và sau các kỳ họp.

Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo còn chậm.

Việc thực hiện QCDC ở cấp xã vẫn còn tồn tại những khuyết điểm, thiếu sót như một số cấp ủy, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của thực hiện QCDC nên chưa tích cực chỉ đạo triển khai, kiểm tra, đôn đốc thường xuyên. Đặc biệt Pháp lệnh 34/2007 mới chỉ triển khai bằng văn bản, chưa tổ chức hội nghị quán triệt sâu rộng tới các cấp, các ngành. Quy chế phối hợp giữa chính quyền với MTTQ, các đoàn thể cơ sở chưa được thực hiện thường xuyên. Ở nhiều khu dân cư, chính quyền cơ sở và MTTQ, các đoàn thể chưa thực sự phát huy và thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Có những việc chính quyền né tránh, không thông báo công khai để nhân dân được biết, được bàn, được giám sát; có lĩnh vực thực hiện dân chủ còn hình thức, nặng mệnh lệnh hành chính, ít chú trọng tuyên truyền, giải thích, vận động quần chúng. Một số công trình xây dựng người dân chỉ được biết, còn việc bàn và kiểm tra không được thực hiện đầy đủ, dẫn đến thi công kéo dài, gây lãng phí, thất thoát, chất lượng kém. Việc thực hiện quy ước, hương ước ở một số nơi chưa thực sự hiệu quả, nhất là việc tổ chức linh đình, tốn kém có chiều hướng gia tăng. Một bộ phận nhân dân, thậm chí có cả cán bộ, đảng viên lợi dụng dân chủ gây khó khăn cho công tác lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai một số nhiệm vụ ở cơ sở, có trường hợp tổ chức khiếu kiện sai, đeo bám dai dẳng gây mất trật tự trị an. Việc phát hiện và tố giác tội

49

phạm ở nhiều khu dân cư còn hạn chế do người dân sợ bị trả thù. Một bộ phận cán bộ phường khi giải quyết công việc của tổ chức và công dân còn gây phiền hà, sá Tuy nhiên, việc thực hiện QCDC ở các cơ quan hành chính sự nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang vẫn còn tồn tại, hạn chế. Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị còn biểu hiện thiếu dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Chất lượng hội nghị cán bộ, công chức ở nhiều nơi, đơn vị chưa cao, thậm chí còn hình thức. Không ít cán bộ, công chức có tư tưởng “ dĩ hòa vi quý”, ngại đấu tranh, thấy sai không dám phê phán, tự phê bình và phê bình yếu.

Một bộ phận cán bộ, công chức tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân chưa tốt, cá biệt còn cán bộ, công chức vi phạm dân chủ, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho tổ chức, công dân nhưng phần lớn vẫn chưa được phát hiện và xử lý nghiêm. Cải cách thủ tục hành chính có chuyển biến nhưng còn chậm. Kiến nghị của nhân dân, của cử tri còn nhiều việc chưa được xem xét giải quyết kịp thời, thỏa đáng. Việc cụ thể hóa các nội dung của QCDC vào nội dung, quy chế, quy định ở một số cơ quan hành chính sự nghiệp còn chậm, chưa phù hợp với các quy định và những tổ chức mới sách nhiễu.

Ở một số doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, việc thực hiện QCDC có phần hạn chế chưa kịp theo cơ chế mới, chưa kịp thời kiện toàn ban tổ chức thực hiện QCDC hoặc có quy định cho phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp. Vai trò của tổ chức công đoàn, ban thường trực nhân dân ở một số doanh nghiệp chưa được phát huy, hoạt động lúng túng, thiếu chủ động, thiếu cơ chế cụ thể để thực hiện giám sát, kiểm tra việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở nhiều doanh nghiệp thấp, đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn.

Đến nay qua kiểm tra việc thực hiện QCDC ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn còn nhiều hạn chế. Nghị định 87/2007 chưa được triển khai thực hiện ở các doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn.

50

Việc tổ chức hội nghị người lao động đạt tỉ lệ thấp, hầu hết được kết hợp với hội nghị tổng kết năm, đại hội cổ đông thường niên. Việc kiểm tra thực hiện của ban chỉ đạo QCDC các cấp đối với các doanh nghiệp này chưa được chú trọng. Còn nhiều vấn đề tồn tại về thực hiện QCDC ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được giải quyết như không thực hiện công khai kế hoạch sản xuất kinh doanh đối với người lao động, nhiều quy định của pháp luật về chế độ, chính sách của người lao động như tiền lương, tiền thưởng, ăn ca, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội ... bị vi phạm, cắt xén hoặc thực hiện không đúng nên xảy ra nhiều cuộc đình công, ngừng việc tập thể.

Từ năm 2003 - 2008, xảy ra 31 cuộc đình công, ngừng việc của tập thể người lao động ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước, chủ yếu ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2.3.2. Nguyên nhân

Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một chủ trương lớn, liên quan, tác động đến mọi lĩnh vực, mọi đối tượng xã hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện có nhiều vấn đề vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ban hành chưa kịp thời, đồng bộ, còn nhiều bất cập nên dẫn đến chậm trễ, hiệu quả thấp trong quá trình triển khai thực hiện. Điều kiện đảm bảo cho việc thực thi các nhóm quyền ở một số loại hình quy định chưa rõ ràng.

Đội ngũ cán bộ chủ chốt của cấp ủy, chính quyền và thành viên ban chỉ đạo QCDC các cấp thường xuyên có sự thay đổi nên không tránh khỏi khó khăn, lúng túng hoặc tạm thời gián đoạn. Một số thành viên ban chỉ đạo QCDC các cấp do kiêm nghiệm, tham gia nhiều ban chỉ đạo khác nên chưa sâu sát dơn vị, lĩnh vực được phụ trách, thậm chí sao nhãng công việc.

Công tác tuyên truyền về thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa thường xuyên, liên tục; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú;

51

nhiều văn bản pháp luật dân chủ được phổ biến chậm. Việc tổ chức thực hiện văn bản pháp luật chưa nghiêm, chưa kịp thời ở không ít ngành, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở.

Một số cấp ủy, chính quyền và cán bộ, đảng viên, quần chúng nhận thức về dân chủ chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, tư duy cũ còn tồn tại ở một bộ phận nhân dân và cán bộ, đảng viên đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, lề lối làm việc và thực hiện QCDC.

Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn độc đoán, thiếu dân chủ, chưa tạo được sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ, quyền lợi của người lao động chưa thực sự được quan tâm. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức hạn chế; một số biểu hiện tư lợi cá nhân, sa sút phẩm chất đạo đức, tham nhũng, tiêu cực, cửa quyền, sách nhiễu, lợi dụng quyền dân chủ hoặc bị lợi dụng lôi kéo, kích động khiếu kiện, gây mất trật tự xã hội.

Một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện QCDC chưa nghiêm, có nơi còn “khoán trắng” việc thực hiện QCDC cho ban chỉ đạo hoặc ban tổ chức thực hiện QCDC. Kinh phí hoạt động của ban chỉ đạo các cấp và phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thực hiện dân chủ còn rất hạn chế.

2.3.3. Một số bài học kinh nghiệm

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, sự chỉ đạo, tạo điều kiện thực hiện của chính quyền, sự phối kết hợp của MTTQ, các đoàn thể nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện QCDC. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương từ tỉnh đến cơ sở.

Thực hiện dân chủ cơ sở là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Triển khai thực hiện QCDC phải gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội, các phong trào thi đua, các nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương, các cuộc vận động lớn nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh

52

thần của nhân dân. Đồng thời, phải gắn với thực hiện QCDC với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và hệ thống chính trị cơ sở. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện tiêu chuẩn đạo đức, lối sống theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Coi trọng phát huy dân chủ, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, nhưng phải gắn với kỷ cương, kỷ luật, xử lý nghiêm những vụ việc tiêu cực và những hành vi vi phạm dân chủ, lợi dụng dân chủ, nhân quyền gây rối, làm mất ổn định trật tự xã hội. Phát huy vai trò của quần chúng trong việc đấu tranh với những hành vi vi phạm dân chủ, tham nhũng, tiêu cực. Kịp thời phát hiện, giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn phát sinh và những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân ngay từ cơ sở.

Hoạt động của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân phải

“hướng về cơ sở”. Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, thường xuyên nắm vững tình hình nhân dân, thực hiện phương châm “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và trách nhiệm với dân”. Nghiêm túc thực hiện dân chủ, mở rộng việc lấy ý kiến của nhân dân, phải tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và thống nhất trong hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.

Thực tế cho thấy, nơi nào triển khai thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở thì sẽ khơi dậy và phát huy mạnh mẽ các phong trào thi đua yêu nước, kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân được nâng lên, an ninh trật tự ổn định.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân phát huy dân chủ trực tiếp, đồng thời coi trọng dân chủ đại diện. Quan tâm củng cố và phát huy đúng mức vai trò của HĐND, ban thường trực nhân dân, của Mặt trận, các đoàn thể với tư cách là người đại diện tiếng nói, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Không ngừng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

53

Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về thực hiện dân chủ, tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao hiểu biết luật pháp và ý thức nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của mỗi người dân. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện dân chủ ở mọi cấp, mọi ngành. Kịp thời kiện toàn và phân công rõ trách nhiệm, nâng cao vai trò tham mưu của các thành viên ban chỉ đạo giúp cấp ủy lãnh đạo thực hiện QCDC ở các loại hình, Định kỳ sơ tổng kết, giới thiệu và nhân rộng những mô hình thực hiện tốt QCDC. Đảm bảo kinh phí cho ban chỉ đạo QCDC các cấp hoạt động.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề về việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ hiện nay (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)