Trình tự giải quyết tranh chấp về thừa kế tại tòa án cấp sơ thẩm

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế tại tòa án, thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật (Trang 21 - 25)

Trình tự thủ tục sơ thẩm vụ án dân sự lần lượt trải qua các bước như khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự; lập hồ sơ vụ án dân sự; hòa giải vụ án dân sự (trừ một số trường hợp theo quy định của luật không phải hòa giải); chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án dân sự, xét xử sơ thẩm vụ án. Chế độ xét xử sơ thẩm đƣợc quy định cụ thể trong BLTTDS phần thứ 2 chương XII, chương XIII, chương XIII (từ Điều 161 đến Điều 241)

2.1.1. Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án tranh chấp về thừa kế 2.1.1.1 Nhận đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện nộp tại Tòa án thì Tòa ghi ngày, tháng, năm, người nộp đơn và ngày khởi kiện đƣợc tính là ngày nộp đơn. Khi các chủ thể có quyền và lợi ích bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp hoặc bị tranh chấp thì có quyền tự định đoạt quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án có quyền bảo vệ. Vậy yếu tố khởi kiện vụ án dân sự là một trong những căn cứ để Tòa án sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự. Thủ tục nhận đơn khởi kiện đƣợc ghi nhận tại Điều 167 BLTTDS,

*Kiểm tra về thời hiệu khởi kiện

Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của người thừa kế phát sinh từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên trên thực tế do phong tục tập quán nên một số trường hợp người để lại di sản vừa mới chết đã có sự phân chia hoặc tranh chấp mà thường thì sau một thời gian dài mới có sự yêu cầu phân chia di sản. Vậy tới đó di sản đã bị phân tán, giảm sút giá trị hoặc người thừa kế đã chết dẫn đến việc bỏ sót người thừa kế. Chính nguyên nhân trên làm cho việc giải quyết tranh chấp về thừa kế gặp nhiều khó khăn. Để hạn chế sai sót và

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 15 bảo đảm đƣợc giá trị chứng cứ, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của công dân pháp luật đã ghi nhận tại Điều 645 BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện về thừa kế

 Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

 Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Căn cứ theo quy định trên ta có hai loại thời hiệu là thời hiệu khởi kiện liên quan đến phân chia di sản thừa kế, xác định người thừa kế là mười năm; thứ hai là thời hiệu yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại là ba năm. Thời điểm sẽ được tính kể từ thời điểm mở thừa kế. Với quy định như vậy thì hết thời hiệu thì đương sự sẽ mất quyền khởi kiện hoặc quyền yêu cầu. Tuy nhiên có một số trường hợp hết thời hiệu khởi kiện nhưng vẫn có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu. Các trường hợp do lý do khách quan, sự kiện bất khả kháng, người chưa thành niên không có người đại diện, người mất năng lực hành vi dân sự… mà pháp luật đã dự liệu thì không đƣợc tính vào thời hiệu khởi kiện.

Ngoại lệ đƣợc ghi nhận tại Điều 161 BLDS: Thời gian không đƣợc tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

+ Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước đƣợc và không thể khắc phục đƣợc mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện đƣợc quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình;

+ Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chƣa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 16 thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.

BLDS ghi nhận cụ thể tại Điều 645 thời hiệu khởi kiện về thừa kế: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Luật nội dung và luật hình thức quy định nhƣ vậy nhƣng trên thực tế việc xác định thời hiệu trong mỗi vụ việc lại gặp phải những vướng mắc khi tiến hành áp dụng luật vào quá trình xét xử. Theo quy định, thời hiệu khởi kiện thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, nghĩa là sau thời hạn này đương sự sẽ mất quyền khởi kiện và có tranh chấp tòa án sẽ không xem xét. Và để giải quyết tranh chấp di sản sau khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các tòa thụ lý yêu cầu phân chia theo dạng tài sản chung tuy nhiên khi áp dụng vẫn gặp phải những vướng mắc (vô hiệu hóa thời hiệu khởi kiện).

Các vụ tranh chấp di sản thừa kế phát sinh sau khi hết thời hạn khởi kiện có nhiều lý do khác nhau Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 02 (ngày 10/8/2004 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình). Khi hết thời hiệu khởi kiện các đồng thừa kế có yêu cầu nhờ tòa chia giúp khối di sản và có văn bản cam kết di sản là tài sản chung chƣa phân chia, không có tranh chấp về hàng thừa kế và nhờ tòa án giúp thì tòa án vẫn thụ lý, giải quyết khi có yêu cầu. Tuy nhiên không phải lúc nào mọi tranh chấp cũng đều đƣợc giải quyết thuận lợi nhƣ vậy, thực tế có một số vụ việc gặp bế tắc khi một bên đương sự (có thể là người đang quản lý hoặc đang chiếm hữu di sản thừa kế) không thừa nhận đó là tài sản chung và không nhờ tòa án phân chia giúp

Để giải quyết vấn đề này, có những quan điểm khác nhau: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nên sửa đổi hướng dẫn tòa án phải thụ lý; nên bỏ hướng dẫn về việc chia tài sản chung. Nghĩa là theo quy định của luật thì khi hết thời hiệu khởi kiện thừa kế, tòa sẽ không thụ lý giải quyết bất kì yêu cầu nào.

2.1.1.2. Thụ lý vụ án

Khi người khởi kiện nộp hoặc gửi đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đến tòa án thì tòa án phải nhận, xem xét và quyết định có giải quyết các yêu cầu khởi kiện vụ án đó hay không. Sau khi xem xét nếu thấy đủ các điều kiện để giải quyết thì Tòa chấp nhận đơn khởi kiện vụ tranh chấp về thừa kế và vào sổ để giải quyết vụ án. Thụ lý vụ án là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện của người khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 17 và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết. Tòa án thụ lý vụ án sau khi đã xem xét đơn khởi kiện, các tài liệu chứng cứ kèm theo xem xét và chấp nhận để giải quyết vụ án dân sự theo quy đinh của pháp luật tố tụng dân sự. Đây là công việc đầu tiên của tòa án trong quá trình tố tụng, bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét thụ lý và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.

Thụ lý vụ án bao gồm nhiều công việc cụ thể nhƣ nhận đơn khởi kiện, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của đơn khởi kiện trong thời hạn luât định, kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp của đơn khởi kiện trong thời hạn luật định; xác định nội dung tranh chấp, nội dung yêu cầu giải quyết của người khởi kiện.

*Điều kiện thụ lý vụ án

Tòa án chỉ giải quyết đƣợc vụ án dân sự trong những điều kiện nhất định; Theo quy định của luật từ Điều 161 đến Điều 168 BLTTDS thì việc thụ lý vụ án dân sự đƣợc thực hiện khi việc khởi kiện vụ án dân sự đáp ứng đƣợc các yêu cầu về khởi kiện vụ án và các yêu cầu khác nhưng phải có tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện vụ án người khởi kiện đã nộp tạm ứng án phí. Người khởi kiện phải nộp hoặc gửi cho Tòa án các chứng cứ, tài liệu kèm theo đơn khởi kiện để chứng minh cho quyền khởi kiện và yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Nếu vì lý do nào mà không thể nộp đầy đủ chứng cứ ngay từ đầu thì phải nộp các tài liệu chứng cứ chứng minh việc khởi kiện là có căn cứ.

Theo Điều 130, Điều 171 BLTTDS người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đƣợc giấy báo của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp không phải nộp hay được miễn). Đối với trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.

*Trình tự thủ tục thụ lý vụ án

Trình tự thủ tục thụ lý vụ án đƣợc quy định cụ thể tại các Điều 167 đến Điều 171 BLTTDS Tòa án tiến hành theo một trình tự sau: Tòa án nhận đơn khởi kiện và vào sổ nhận đơn; xem xét đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo; yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện; xác định tiền tạm ứng án phí, vào sổ thụ lý, phân công thẩm phán giải quyết vụ án dân sự, thông báo thụ lý vụ án dân sự:

+ Kiểm tra về thẩm quyền giải quyết vụ án: Tòa án chỉ giải quyết vụ án trong phạm vi thẩm quyền của mình do pháp luật quy định. Xác định vụ án dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án căn cứ vào Điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS; Xác định thẩm quyền của Toà án các cấp căn cứ vào BLTTDS các điều 33 Thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Điều 34 Thẩm quyền của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng; Xác định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn, căn cứ vào các điều 35 và 36 BLTTDS

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 18 +Thông báo về việc thụ lý vụ án: Sau khi đã nghiên cứu và xem xét kĩ các mặt nếu thấy thụ lý đƣợc thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa án phải định mức tiền tạm ứng án phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết. Điều 174 BLTTDS Thông báo về việc thụ lý vụ án: Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.

Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo; Tên, địa chỉ Toà án đã thụ lý vụ án; Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết; Danh sách tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện; Thời hạn người được thông báo phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Toà án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có; Hậu quả pháp lý của việc người được thông báo không nộp cho Toà án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu.

Và tại Điều 175 BLTTDS ghi nhận quyền và nghĩa vụ của người được thông báo.

Ở đây luật quy định trách nhiệm của tòa án là thông báo danh sách tài liệu chứng cứ mà tòa án nhận được, nội dung về tài liệu và chứng cứ người được thông báo muốn biết thì có quyền yêu cầu Tòa án cho xem, ghi chép hay sao chụp các tài liệu đó. Thông báo ghi nhận những hậu quả pháp lý bằng ý kiến của mình nếu không nộp tài liệu chứng cứ cho tòa án. Vậy người được thông báo không trả lời và gửi tài liệu chứng cứ liên quan đến việc giải quyết vụ án cho Tòa án thì hậu quả pháp lý nhƣ thế nào; Ở đây BLTTDS không đề cập đến. Có thể hiểu đương nhiên Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết và người được thông báo phải chịu hậu quả pháp lý khi không chứng minh quyền và nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế tại tòa án, thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)