2.3. Phiên tòa sơ thẩm
2.3.1 Quy định chung về phiên tòa sơ thẩm
Phiên tòa sơ thẩm phải tuân theo nguyên tắc cơ bản cụ thể từ Điều 3 đến Điều 24 của BLTTDS như nguyên tắc quyền tự quyết định, tự định đoạt của đương sự, nguyên tắc chứng minh trong tố tụng dân sự, nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự… Bên cạnh các nguyên tắc trên trong quá trình tố tụng phiên tòa sơ thẩm phải tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã đƣợc Tòa án ấn định ghi trong quyết định đƣa vụ án ra xét xử hoặc giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên toà (Điều 196 BLTTDS), và việc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục quy định Điều 197
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 29 BLTTDS: Toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã thu thập được; nghe Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp có Kiểm sát viên tham gia phiên toà. Bản án chỉ đƣợc căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đã đƣợc xem xét, kiểm tra tại phiên toà; Và việc xét xử bằng lời nói và phải đƣợc tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, trừ trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án và trong trường hơp đó không có ai bổ khuyết. Trong trường hợp đặc biệt do Bộ luật này quy định thì việc xét xử có thể tạm ngừng không quá năm ngày làm việc. Hết thời hạn tạm ngừng, việc xét xử vụ án đƣợc tiếp tục. Việc tiến hành phiên tòa sơ thẩm đúng thời gian và địa điểm, xét xử trực tiếp bằng lời nói và liên tục nhằm đảm bảo việc xét xử đƣợc tiến hành công bằng và nghiêm túc, có hiệu quả.
Thành phần hội đồng xét xử: Điều 52 BLTTDS ghi nhận Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Nếu trong quá trình xét xử Thẩm phán, hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử thì việc xét xử sẽ được giải quyết như thế nào. Luật đã dự liệu được trường hợp này tại Điều 198 BLTTDS thay thế thành viên Hội đồng xét xử trong trường hợp đặc biệt: Trong trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết thì những người này được tham gia xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên toà từ đầu. Trong trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ toạ phiên toà không tiếp tục tham gia xét xử đƣợc thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên toà và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử; Và trong trường hợp không có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử hoặc phải thay đổi chủ toạ phiên toà mà không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế thì vụ án phải đƣợc xét xử lại từ đầu.
Những người tham gia phiên tòa sơ thẩm: Tất cả những người tham gia tố tụng phải đƣợc triệu tập đến để tham gia phiên tòa sơ thẩm. Thành phần tham gia phiên tòa bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan; người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, được ghi nhận lần lượt từ Điều 199 đến Điều 206
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 30 BLTTDS. Thành phần tham gia có thể có thêm Viện kiểm sát cùng cấp khi có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của tòa án.
Trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm: Phiên tòa chỉ được hoãn khi có căn cứ do pháp luật quy định từ Điều 199 đến 207 BLTTDS không phụ thuộc vào việc đương sự, viện kiểm sát có yêu cầu hoãn hay không.
Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định hoãn phiên tòa (Điều 208 BLTTDS): Việc hoãn phiên tòa sơ thẩm thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm. Và khi có căn cứ hoãn phiên tòa Hội đồng xét xử sơ thẩm sẽ thảo luận và biểu quyết quyết định hoãn phiên tòa theo đa số. Quyết định hoãn phiên tòa đƣợc lập thành văn bản có nội dung: Ngày, tháng, năm ra quyết định; Tên Tòa án và họ, tên những người tiến hành tố tụng; Vụ án được đưa ra xét xử; Lý do của việc hoãn phiên tòa; Thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa. Quyết định hoãn phiên tòa phải đƣợc chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ký tên và thông báo công khai cho những người tham gia tố tụng biết; đối với người vắng mặt thì Tòa án gửi ngay cho họ quyết định đó, đồng thời gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp; Trong trường hợp sau khi hoãn phiên tòa mà Tòa án không thể mở lại phiên tòa đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa ghi trong quyết định hoãn phiên tòa thì Tòa án phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết về thời gian, địa điểm mở lại phiên tòa.
Thời hạn hoãn phiên tòa: Việc hoãn phiên tòa một hay nhiều lần phụ thuộc nhiều vào từng tính chất vụ án nhưng thời hạn của mỗi lần hoãn phiên tòa không quá ba mươi ngày đƣợc tính từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa của lần đó. Thời gian hoãn sẽ không đƣợc tính vào thời hạn chuẩn bị xét xử. Khi hoãn phiên Tòa thì Tòa án phải có kế hoạch mở lại phiên tòa vào thời gian sớm nhất nhưng phải không quá ba mươi ngày.
Nội quy phiên tòa đƣợc quy định nhằm bảo đảm tòa án giải quyết vụ án nhanh chóng đúng luật (Điều 209 BLTTDS)
- Những người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Toà án triệu tập tham gia phiên toà.
-Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ toạ phiên toà.
GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 31 -Chỉ những người được Hội đồng xét xử cho phép mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khoẻ đƣợc chủ toạ phiên toà cho phép ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.
-Chánh án Toà án nhân dân tối cao căn cứ vào các quy định trên và một số quy định khác của pháp luật ban hành nội quy phiên toà.