Những vấn đề cần lưu ý khi giải quyết vụ án thừa kế

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế tại tòa án, thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật (Trang 29 - 35)

2.2. Chuẩn bị xét xử

2.2.3. Những vấn đề cần lưu ý khi giải quyết vụ án thừa kế

2.2.3.1. Xác định di chúc hợp pháp, quy định về di chúc có hiệu lực một phần Khi thụ lý vụ án Tòa án phải xem xét nội dung di chúc có hợp pháp hay không, như đã trình bày chương I việc lập di chúc là quyền của cá nhân, tuy nhiên để quyền này được thực hiện đảm bảo quyền lợi của người để lại di sản cũng như những người thừa kế pháp luật đã quy đinh điều kiện có hiệu lực của di chúc. Vậy nếu di chúc không thỏa những điều kiện pháp luật quy định thì di chúc sẽ bị xem là vô hiệu. Các điều kiện để di chúc được xem là hợp pháp phải thỏa: Người lập di chúc phải có năng lực chủ thể trong việc lập di chúc; người lập di chúc phải tự nguyện; nội dung pháp luật phải không trái pháp luật; không trái đạo đức xã hội; hình thức của di chúc không trái quy định của pháp luật.

+Điều kiện về năng lực chủ thể

Cá nhân chết thì không xác định và không quan tâm tới việc người này là ai, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có năng lực hành vi dân sự… Tất cả các cá nhân đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản. Tuy nhiên không phải bất kì ai cũng có quyền lập di chúc trước khi qua đời, điều này còn phụ thuộc nhiều vào năng lực hành vi dân sự của cá nhân đó:

Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền trong việc lập di chúc.

Người đủ 18 tuổi trở lên không bị Tòa án ra quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự (Điều 18, Điều 19 BLDS). Đối với người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lập di chúc nhưng di chúc đó phải được lập thành văn bản và phải được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Việc đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ không quy định cụ thể là bằng văn bản hay lời nói, và việc đồng ý đó là đồng ý về việc lập di chúc chứ không quy định về việc đồng ý nội dung di chúc nhƣ thế nào. Người bị hạn chế về thể chất như cụt tay, khiếm thị… không thể tự mình viết được hoặc là người không biết chữ cũng có quyền lập di chúc nhưng di chúc đó phải được người làm chứng lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực.

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 23 +Điều kiện di chúc phải tự nguyện

Ý chí này phải đích thực, mọi mong muốn nguyện vọng của của người lập di chúc như thế nào phải được thể hiện đúng như vậy. Di chúc không có sự tự nguyện của người lập di chúc nếu không có sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí. Điều kiện di chúc phải tự nguyện đƣợc ghi nhận Điều 652 BLDS.

+Điều kiện về nội dung của di chúc không trái pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Quyền của người lập di chúc được pháp luật quy định tuy nhiên phải xuất phát từ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước, lợi ích của chủ thể khác mà pháp luật quy định. Cũng như người lập di chúc không thể định đoạt vật mà Nhà nước cấm lưu thông cấm định đoạt hay những điều kiện trái pháp luật đối với người thừa kế.

+Điều kiện về hình thức của di chúc không được trái với quy định của pháp luật.

Để bày tỏ ý chí của mình thì người để lại di sản phải thể hiện dưới một hình thức nhất định và phải thỏa điều kiện của pháp luật. Điều 649BLDS ghi nhận hình thức của di chúc: Di chúc phải đƣợc lập thành văn bản; nếu không thể lập đƣợc di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng; Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết hoặc tiếng nói của dân tộc mình.

Xác định di sản hợp pháp hay không hợp pháp: Vụ tranh chấp về thừa kế phụ thuộc ít nhiều vào việc đánh gía khác nhau giữa các Thẩm phán, giữa Tòa án các cấp, giữa Luật sƣ, Kiểm sát viên trong việc xác định di chúc đó là hợp pháp hay không hợp pháp khi người để lại di sản có nhiều di chúc khác nhau; hoặc tuy có một di chúc nhưng di chúc đó không thực hiện đầy đủ các quy định mà điều luật đã ghi rõ,

Ví dụ như di chúc miệng (Điều 651 BLDS) không có người làm chứng, hoặc tuy có đủ hai người làm chứng nhưng họ lại không ghi chép lại ngay hoặc sau đó mới nói lại cho người trong hành thừa kế biết và người trong hàng thừa kế mới ghi chép lại, cũng có vụ người làm chứng lại là người trong diện hưởng thừa kế theo pháp luật còn người kia là người được hưởng thừa kế theo di chúc viết…

Đối với di chúc viết: có bản di chúc không ghi đầy đủ các nội dung nhƣ quy định của Điều 653 BLDS (không ghi nơi cư trú, thậm chí có trường hợp không ghi rõ nơi có di sản) nhƣng vẫn đƣợc các Tòa án chấp nhận di chúc đó là hợp pháp, nếu có căn cứ kết luận đó chính là di chúc do người để lại di sản viết ra khi minh mẫn, sáng suốt, không bị ai ép buộc. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng, có rất nhiều trường hợp không phải tự tay người để lại di sản viết mà họ đánh máy, điểm chỉ hay ký rõ ràng, hoặc

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 24 di chúc có người làm chứng, nhưng những người làm chứng đều là các thừa kế ký vào bản di chúc, còn số người không phải trong diện thừa kế tuy họ có chứng kiến nhưng họ không ký bản di chúc, có trường hợp chỉ có một người ký. Sau này các thừa kế công nhận đó là di chúc của người để lại di sản thì hầu hết được Tòa án công nhận di chúc đó là hợp pháp. Nếu không công nhận di chúc, rất dễ bị Tòa án cấp trên cho là xét xử sai, sửa hoặc hủy án. Cũng có trường hợp (di chúc viết hoặc di chúc miệng) nội dung di chúc chỉ giao quản lý, sử dụng di sản có điều kiện, nhƣng khi điều kiện đã thay đổi, Tòa án vẫn sử dụng theo di chúc; một bên lập di chúc đã định đoạt toàn bộ tài sản chung của vợ chồng, nhƣng có thẩm phán khi xét xử vẫn công nhận toàn bộ di chúc.

Điều 669 BLDS quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, đó là:

Con chƣa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc được hưởng một phần di sản tối thiểu bằng 2/3 một suất theo luật đƣợc xác định bằng cách giả định toàn bộ di sản chia theo pháp luật. Mục đích của quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ, vợ, chồng, con của người để lại di sản trước những quyết định bất lợi đối với họ. Đây đều là những người có mối quan hệ thân thiết gần gũi nhất với người để lại di sản. Cả phương diện pháp lý cũng như đạo lý đều quy định rằng: việc chăm sóc, nuôi dưỡng những người này là bổn phận của người để lại di sản. Bổn phận ấy không chỉ được thực hiện khi người để lại di sản còn sống, mà ngay cả khi họ chết đi thì bổn phận ấy sẽ vẫn tiếp tục đƣợc thực hiện bằng việc người để lại di sản để lại một phần tài sản của mình cho cha, mẹ vợ chồng con cái của họ. Nếu những người này, vì một lý do nào đó mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ bổn phận của mình thì pháp luật bằng những quy định của mình sẽ ấn định cho những người có quan hệ gần gũi với người này luôn được hưởng một phần di sản từ khối di sản của người đó để lại. Đó chính là phần di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Phần di sản dành cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là một phần di sản được trích ra từ khối tài sản của người chết để lại sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ về tài sản. Nội dung luật là thế nhƣng trong quá trình giải quyết một số vụ án có người để lại di chúc nhưng nội dung không dành hai phần ba suất của một thừa kế theo pháp luật song Tòa án vẫn công nhận toàn bộ di chúc của họ là hợp pháp.

2.2.3.2. Xác định di sản thừa kế

Để giải quyết đƣợc tranh chấp về thừa kế thì cần phải xác định đƣợc chính xác cùng với thời điểm mở thừa kế đó là vấn đề di sản. Di sản đã đƣợc khái niệm qua ở chương I đó là toàn bộ phần tài sản mà người chết để lại. Tại Điều 634 BLDS thì di sản

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 25 gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của ngừơi chết trong khối tài sản chung với người khác.

Di sản là tài sản riêng của người chết: Tài sản riêng của người chết là tài sản mà người đó có được từ căn cứ xác lập quyền sở hữu hợp pháp. Tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp là thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở tƣ liệu sản xuất, tƣ liệu sinh hoạt, vốn hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác không bị hạn chế về số lƣợng và giá trị.

Vậy trong quá trình giải quyết tranh chấp tòa án phải xác định đƣợc tất cả di sản của người chết không phân biệt tư liệu sản xuất hay tư liệu tiêu dùng, không phân biệt là vật, tiền, giấy tờ có giá hay quyền tài sản nếu thuộc sở hữu hợp pháp của người để lại di sản thì đều trở thành di sản thừa kế.

Di sản là phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác:

Ngoài tài sản riêng còn có tài sản chung của người chết trong khối tài sản của người khác và được xác định là di sản thừa kế. Tài sản là tài sản chung của người chết và những người khác trong trường hợp được tặng cho chung, thừa kế chung, hoặc do góp vốn làm ăn chung… Khi một cá nhân thành viên chết thì di sản thừa kế của người người chết là phần tài sản thuộc sở hữu chung của người chết trong khối tài sản chung. Pháp luật dân sự có hai loại sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung hợp nhất phân chia đƣợc và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia. Ví dụ đối với sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng sẽ là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia, trường hợp một bên chết trước thì tài sản của người đó để lại là nửa số tài sản chung đó. Còn đối với sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia như trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì khi người đó chết tài sản đó sẽ thuộc sở hữu của người còn lại chứ không được xác định là tài sản thừa kế của người chết.

Việc xác định tài sản thừa kế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế để đạt đƣợc kết quả khách quan chính xác trong quá trình tố tụng.

Việc xác định di sản thừa kế chƣa chính xác Thời điểm mở thừa kế có vai trò quan trọng trong vấn đề thừa kế vì qua thời điểm đó xác định người được hưởng thừa kế, thời điểm người thừa kế có quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản. Ngoài ra thời điểm mở thừa kế sẽ xác định giá trị pháp lý của người từ chối thừa kế, xác định thời hiệu của những vấn đề thừa kế và đó cũng là thời điểm di chúc có hiệu lực pháp luật. Thực tế đây cũng là vấn đề gây cho cơ quan xét xử không ít khó khăn khi xem xét thời điểm mở thừa kế không chính xác. Điển hình nếu không xác minh đƣợc thời điểm cá nhân chết nên rất dễ bỏ sót đối tượng hưởng thừa kế hay chia thừa kế cho những người chết trước người để lại di sản. Trường hợp không xác định đúng thời điểm mở thừa kế, có vụ là do giấy khai tử không ghi chi tiết ngày tháng nên khó xác định, nhưng có nhiều vụ là do người để lại

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 26 di sản thừa kế đã chết từ lâu giấy tờ không còn lưu giữ, chỉ dựa vào trí nhớ của người khai và vì vậy kết quả thu thập không chính xác không nhất thống và trong khi đó việc điều tra xác minh không cụ thể, tỉ mỉ nên không làm rõ đƣợc thời điểm chết; có vụ mở thừa kế nhiều lần, nhƣng thời điểm mở thừa kế thì Tòa án chỉ xác định một lần để chia.

Vì vậy thực tế phổ biến sẽ bỏ sót người được hưởng thừa kế, chia thừa kế cho cả người đã chết trước người để lại di sản.

Có trường hợp bỏ sót khối di sản là do xác định sai thời điểm mở thừa kế, cũng có vụ xác định sai khối di sản là do người quản lý khối di sản đã tự ý bán bớt một phần di sản. Tòa án không đƣa phần đã bán vào khối di sản; không xác định rõ phần quyền sở hữu về tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; hoặc trong quá trình dịch chuyển tài sản ví dụ thay đổi về quyền sở hữu khi Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo nhà cửa hay đã chuyển phần diện tích đất thổ cƣ thành đất phần trăm khi thực hiện chính sách đất đai, nên đất đó không còn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của người để lại di sản, nhưng Tòa án vẫn đưa đất đó vào khối di sản để chia, hoặc tài sản mà người để lại thừa kế đã cho, bán trước khi mở thừa kế vẫn tính vào khối di sản, hoặc người để lại di sản chỉ cho sử dụng chứ chưa định đoạt, chuyển quyền sở hữu cho người khác nhƣng Tòa án lại tách ra khỏi khối di sản. Có một thời gian ngắn việc xác định di sản là quyền sử dụng đất không thống nhất, đường lối xét xử không ổn định dẫn đến có trường hợp chỉ xác định di sản là giá trị vật liệu nhà, cây lâu niên trên đất… còn giá trị quyền sử dụng đất không coi là di sản, hoặc chỉ coi giá trị vật liệu nhà và phần đất trên có căn nhà là di sản, còn diện tích đất xung quanh nhà không coi là di sản

2.2.3.3. Một số quy định hạn chế về quyền thừa kế

Việc xác định tài sản thừa kế, thời điểm mở thừa kế là một việc rất cần không thể thiếu để đảm bảo một nội dung khách quan tuy nhiên bên cạnh việc bỏ sót người hưởng di sản cũng là vấn đề đáng lưu ý trong quá trình xét xử, tuy nhiên cũng có những người bị hạn chế quyền thừa kế nghĩa là không được hưởng di sản. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc đạo đức xã hội bị pháp luật tước quyền hưởng di sản kể cả theo di chúc hoặc theo pháp luật. Điều 643 BLDS quy định cụ thể những người không được hưởng di sản:

 Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Kết án ở đây nghĩa là người thừa kế phải bị kết án bằng một bản án có hiệu lực pháp luật về một trong những hành vi trên, lỗi của người thừa kế là lỗi cố ý không phụ thuộc vào hình phạt Tòa án tuyên khi đó người thừa kế sẽ bị tước quyền.

GVHD: Trương Thanh Hùng SVTH: Trần Thị Thúy Hằng 27

 Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Nghĩa vụ có nghĩa vụ pháp lý và nghĩa vụ đạo đức, vậy những người không có nghĩa vụ nuôi dƣỡng nhau theo quy định của pháp luật nhƣ có điều kiện nhƣng không nuôi dưỡng làm cho người nuôi dưỡng lâm và tình trạng khó khăn, nguy hiểm được xem là vi phạm nghiêm trọng không có quyền hưởng di sản. Ví dụ như cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng chăm sóc, nuôi dƣỡng con chƣa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động không có tài sản để tự nuôi mình. Ngƣợc lại con có nghĩa vụ chăm sóc cha, mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau già yếu, tàn tật…

 Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

Trường hợp này cũng cần một bản án có hiệu lực pháp luật liên quan đến việc phạm tội. Để xác định người hưởng thừa kế rơi vào trường hợp này thì Tòa án phải chứng minh được mục đích phạm tội nhằm hưởng một phần hoăc toàn bộ tài sản mà đáng lẽ người thừa kế bị xâm phạm kia được hưởng nếu còn sống.

 Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Khi tiến hành xem xét tước quyền hưởng di sản của người thừa kế cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định được mục đích của hành vi đó là vụ lợi cá nhân nhằm hưởng một phần hay toàn bộ tài sản. Việc làm này ảnh hưởng đến quyền tự do định đoạt tài sản của người để lại di sản khi còn sống và xâm phạm đến quyền thừa kế của người khác.

Những người rơi vào một trong các trường hợp quy định trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Trường hợp người không được hưởng di chúc trong thực tiễn thường gặp nhất là một bên xuất trình di chúc, bên kia khai đó là di chúc giả mạo, cũng có một số ít vụ bên khai di chúc đó đã đƣợc bên kia sửa chữa hoặc hủy di chúc nên di chúc không còn. Qua giám định di chúc (mà một bên coi là giả mạo), qua các chứng cứ khác, Toà án bác di chúc mà một bên xuất trình và chia di sản theo pháp luật cho tất cả các thừa kế, kể cả người đã xuất trình di chúc giả; chỉ có một số ít vụ, Tòa án đã xử không cho người giả mạo di chúc được hưởng di sản. Sở dĩ có nhiều vụ sau khi một bên xuất trình di chúc, mặc dù bị Tòa án bác di chúc, nhưng vẫn cho họ hưởng thừa kế là do hồ sơ không phản ảnh rõ di chúc này do ai làm giả hay ai sửa chữa… Tòa án không truất bất kì quyền hưởng di sản của cá nhân nào nhưng vô hình chung những người không được hưởng di sản có thể đương

Một phần của tài liệu thủ tục giải quyết tranh chấp về thừa kế tại tòa án, thực tiễn và hướng hoàn thiện pháp luật (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)