Binh khí có súng điểu sang là cốt yếu, súng thần công cùng các loại th−ơng,
đao, giáo mác. Năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), chuẩn cấp đồ binh tr−ợng ở 3 vệ Cấm y: 150 thần cơ bác, 400 th−ơng 3 cạnh, 300 th−ơng dài bọc bạc, 124 đao nhọn, 550
đoản đao, 400 thạch cơ điểu sang, móc sắt 80 chiếc, 50 th−ơng dài bọc thau, 20 đao mạ vàng, 20 phác đao, 60 hổ bài, 4 đao vàng kết chuôi, 30 đao bạc kết chuôi1. Tuỳ theo từng đời vua có thể thay đổi, tăng giảm việc trang cấp đồ binh tr−ợng cho các trực, vệ ở kinh. Súng đại bác đặt trong và ngoài kinh thành lên tới 705 cỗ (trong số 1903 cỗ đại bác đ−ợc đúc từ thời Gia Long đến Minh Mạng).
Binh trượng ở đồn luỹ của các tấn Thuận An, Hải Vân, Chu Mãi, Cảnh Dương từ thời Minh Mạng cũng chỉ đ−ợc cấp từ 4 đến 8 súng bắc cơ điểu sang, 10 đến 20 th−ơng dài và một số vũ khí thô sơ khác. Riêng tấn Thuận An từ năm Minh Mạng thứ 14 (1833) đ−ợc cấp nhiều hơn theo lệ thuỷ s−, có cả thần công thiết pháo và thạch cơ điểu sang, về sau càng được tăng cường binh khí như đã trình bày ở trên.
Các vua triều Nguyễn không chỉ chuẩn bị lực l−ợng quân lính, vũ khí trang bị cho các tuyến phòng thủ mà còn yêu cầu luyện tập th−ờng xuyên. Trong kinh thành vua Minh Mạng cho đắp trường bia để quân tập bắn, ra lệnh cho biền binh thuỷ sư diễn tập bắn súng lớn cả trên bộ và trên thuyền, bắn trúng thì đ−ợc th−ởng.
Nh− vậy, tính sơ bộ lực l−ợng binh lính phòng vệ thuộc các binh chủng tại các tuyến phòng thủ kinh đô đã lên đến gần 40.000 người, nhiều nhất là ở tuyến phòng thủ trung tâm - kinh đô (gần 34.000 người).
Việc xây dựng hệ thống phòng thủ kinh đô, tổ chức lực l−ợng quân đội phòng vệ, trang bị vũ khí cho các tuyến phòng thủ này đối với các vua đầu triều Nguyễn là tất yếu, bởi nh− chỉ dụ của vua Minh Mạng vào năm 1823 đã nói rõ: "Việc binh có thể 100 năm không dùng đến, nh−ng không thể một ngày không phòng bị đ−ợc”2.
Điểm qua cách tổ chức, vũ khí trang bị và lực l−ợng binh lính phòng vệ đ−ợc bố trí tại các tuyến phòng thủ kinh đô để chúng ta có thêm cứ liệu, nhằm đánh giá
một cách khách quan hơn về sự thành bại của triều Nguyễn trong việc tổ chức phòng thủ kinh đô, bảo vệ đất nước.
1 Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Bản dịch, T.ĩX, Sđd, tr.512, 648
2 Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Bản dịch, T.XIX, Sđd, tr.512, 648.
Tr−ờng hợp LÊ CHấT Vμ TRƯƠNG ĐĂNG QUế Việc Sử DụNG NGƯờI TμI
CủA các vua đầu triều NGUYễN
NguyÔn Quèc TriÒu∗
Trong bối cảnh lịch sử vừa mới chiến thắng phong trào Tây Sơn và sau đó là xây dựng bộ máy chính quyền quan liêu chuyên chế, những người có liên quan đến phong trào Tây Sơn vẫn đ−ợc trọng dụng thì đó là một điều rất đáng ngạc nhiên. Từ
đó cho thấy cách sử dụng nhân tài và xây dựng bộ máy quan lại của nhà Nguyễn rất
đáng nhìn nhận và cần đ−ợc nghiên cứu. Trong phạm vi giới hạn của bài viết, tôi xin
đi từ hai vị quan có thứ bậc cao trong bộ máy quan lại của nhà Nguyễn là Lê Chất và Trương Đăng Quế với mong muốn tìm ra những điểm đáng lưu ý trong thuật dùng ng−ời của nhà các vua nhà Nguyễn.
Đầu tiên xin bắt đầu từ Lê Chất. Lê Chất ng−ời huyện Bình Mỹ, tỉnh Bình
Định, sinh năm Giáp Ngọ (1774). Thời trẻ, Lê Chất tham gia phong trào Tây Sơn, lập
đ−ợc nhiều chiến công, đ−ợc phong đến chức đô đốc. Đến năm 1792, khi thấy tình hình nội bộ Tây Sơn rối ren, Lê Chất đã bàn với cha vợ của mình là Lê Trung - một tướng của Tây Sơn đến đầu hàng quân đội của Nguyễn ánh (Gia Long sau này).
Chính sự kiện này đã làm cho Nguyễn Quang Toản nghi ngờ Lê Trung làm phản nên
đã cho người giết Lê Trung, Lê Chất may mắn thoát chết. Bản thân Nguyễn ánh cũng không tin Lê Chất, khi nghe tin Lê Chất xin đầu hàng, ông đã nói với các tướng lĩnh rằng: “Lê Chất là đứa giảo hoạt, cho nên, lời này ch−a hẳn đã thực đâu”1. Mãi
đến năm 1799, Lê Chất đem 200 người đến Quy Nhơn, gặp tướng Võ Tánh để xin hàng. Nguyễn Phúc Anh cho Lê Chất làm thuộc tướng của Võ Tánh, đồng thời cho
đón mẹ và vợ con của Lê Chất vào Gia Định để nuôi nấng. Từ đây, Lê Chất gắn bó với Nguyễn Phúc Anh đến suốt đời. Bởi lập đ−ợc nhiều công lao, Lê Chất luôn đ−ợc trọng th−ởng. Suốt thời Gia Long (1802 - 1819), Lê Chất luôn đ−ợc trọng dụng. Sang thời Minh Mạng (1820 - 1840), Lê Chất vẫn đ−ợc coi là một trong những đại thần uy danh lững lẫy. Ông được phong chức Tổng Trấn Bắc Thành - tức là người đại diện chính quyền nhà Nguyễn, cai quản một vùng rộng lớn ở phía Bắc. Có thể thấy, cuộc
đời quan lộ của Lê Chất từ khi theo Nguyễn ánh đã thăng tiến không ngừng. Để có
đ−ợc sự thăng tiến đó, chỉ riêng tài năng của Lê Chất thì ch−a đủ mà cần phải có
∗ Khoa Lịch sử - Tr−ờng Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn - Đại học Quốc Gia Tp. Hồ ChÝ Minh.
1 Nguyễn Khắc Thuần (1994), Việt Sử Giai Thoại - 45 giai thoại thế kỉ XIX, NXB. Giáo Dục, Tp.
Hồ Chí Minh, trang 60.
“cái tài” dử dụng ng−ời tài của các vua Nhà Nguyễn mà ở đây là Gia Long và Minh Mạng. Mặc dù đã từng cho Lê Chất là “người giảo hoạt” nhưng khi chấp thuận cho Lê Chất đầu hàng, Nguyễn ánh đã rất trọng dụng ông. Người xưa có câu: “đã nghi thì không dùng, đã dùng thì không nghi”, Nguyễn ánh rõ ràng là người nắm rõ ý nghĩa của câu nói này nhất. Vì biết Lê Chất là người có đầy đủ tài thao lược về quân sự rất cần thiết cho cuộc chiến tranh chống lại Tây Sơn lúc bấy giờ nên Nguyễn ánh
đã rất tin dùng Lê Chất. Cũng có ý kiến cho rằng, sở dĩ Nguyễn ánh rất trọng dụng Lê Chất là vì ông ta biết rằng Lê Chất sẵn sàng vì danh lợi mà chém giết lại chính những người thân và đồng đội của mình - đó là phong trào Tây Sơn. Dù là ý kiến nào
đi chăng nữa thì qua việc trọng dụng Lê Chất đã cho người ta thấy cái tài năng dùng ng−ời của Nguyễn ánh và sau này là Vua Gia Long. Trong cuộc chiến tranh chống lại Tây Sơn, Nguyễn ánh đã biết sử dụng tất cả các lực l−ợng thậm chí là những ng−ời có chức vụ cao trong phong trào Tây Sơn, và không ngại dùng những ng−ời tài
đó vào những công việc quan trọng. Chính bởi vì thế mà ta không ngạc nhiên khi thấy Gia Long đã ra sức bênh vực cho Lê Chất khi bị triều thần ganh ghét hay là mắc phải một số lỗi nhỏ sau này.
Ng−ời x−a cũng có câu: “Chim chóc hết thì cung tên phải dẹp, chồn cáo không còn thì phải thịt chó săn”, đối với một người “giảo hoạt” như Lê Chất, sau khi chiến thắng phong trào Tây Sơn lẽ ra nhà Nguyễn phải tìm cách loại trừ hoặc hạn chế. Nhưng ngược lại, Nguyễn ánh sau khi lên ngôi đã truy thưởng rất hậu cho Lê Chất và sau đó cho cho ông thay thế Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn Bắc Hà. Đến triều Minh Mạng, Lê Chất vẫn tiếp tục giữ chức vụ này và trở thành một trong những vị đại thần có quyền lực nhất trong triều đình. Vì sao, một hàng tướng như Lê Chất lại được chọn là người đại diện của triều đình ở cả khu vực phía Bắc - cai trị một vùng rộng lớn nh− vậy? Rõ ràng, triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ không thiếu người tài và thân thuộc đến nổi buộc phải sử dụng một con người “giảo hoạt” như
Lê Chất. Chỉ có thể giải thích đ−ợc điều này bởi một chữ “tài” trong thuật sử dụng ng−ời tài của nhà Nguyễn. Gia Long và cả Minh Mạng biết rằng, chỉ Lê Chất mới có
đủ thực lực thay thế Nguyễn Văn Thành ổn định tình hình miền Bắc trong những năm đầu thống nhất, có thể quy tụ được người tài ở miền Bắc và đủ sức trừng trị các thế lực đối kháng với triều đình. Gia Long, sau đó là Minh Mạng vẫn tin dùng Lê Chất vì họ biết rằng công cuộc xây dựng một quốc gia thống nhất lúc bấy giờ, nhà Nguyễn nhận thấy không thể thiếu những ng−ời nh− Lê Chất. Chính sự sáng suốt của nhà Nguyễn trong việc sử dụng Lê Chất nói riêng và những ng−ời tài khác nói chung mà Gia Long sau khi lên ngôi đã có thể nhanh chóng ổn định tình hình đất nước, hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước, và Việt Nam lúc bấy giờ trở thành một c−ờng quốc của khu vực.
Tài năng sử dụng ng−ời tài của các vua nhà Nguyễn không chỉ dừng lại ở Lê Chất. Nếu Lê Chất sở dĩ đ−ợc trọng dụng vì các vua nhà Nguyễn buộc phải tập hợp nhiều lực lượng để chống lại Tây Sơn và ổn định đình hình rối ren của đất nước
những ngày đầu sau chiến tranh thì tr−ờng hợp của Tr−ơng Đăng Quế hoàn toàn khác. Tr−ơng Đăng Quế tự là Diên Ph−ơng, hiệu Đoan Trai và một hiệu khác là
Đoản Khuê Tẩu, sinh ngày 1 tháng 11 năm Quý Sửu (1793), ng−ời làng Mỹ Khê, xã
Sơn Mỹ (Tịnh Khê), Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Tr−ơng Đăng Quế xuất thân trong một gia đình có nhiều người tham gia, giữ những vị trí quan trọng trong phong trào nông dân Tây Sơn, là con thứ của Tr−ơng Đăng Bá, từng nhận chức tri phủ thời Tây Sơn2. Như vậy, với thân thế của Trương Đăng Quế đối với triều đình Nhà Nguyễn thì đó là một con người có “lý lịch đen”. Về phía nhà Nguyễn, đến những năm cuối thời Gia Long và Minh Mạng trở đi, tình hình đất nước đã trở nên ổn định, đất nước ngày càng phồn vinh, bộ máy quan lại cũng bắt đầu đi vào hoàn thiện. nh− thế, nhà Nguyễn trong việc sử dụng Tr−ơng Đăng Quế không còn ở cái thế “buộc phải” dùng nh− thời Lê Chất và với một ng−ời có “lý lịch đen” nh− Tr−ơng Đăng Quế lẽ ra cần phải đề phòng và không tin dùng. Tuy nhiên, sự thật lịch sử lại không nh− thế. Có thể thấy con đ−ờng quan lộ của Tr−ơng Đăng Quế tiến rất nhanh, nhanh hơn cả Lê Chất và đạt đến cả đỉnh cao danh vọng. Năm Gia Long thứ 18 (1819) thi đỗ Hương Tiến (Cử Nhân), tr−ờng Trực Lệ (Thừa Thiên), khoa thi của Quảng Ngãi4. Năm Minh Mạng thứ nhất (1820), khởi đầu đ−ợc sơ bổ hành tẩu Bộ Lễ. Năm Minh Mạng thứ hai (1821), lãnh Hàn Lâm Viện Biên Tu, sung Trực Học rồi sung Bạn Độc (chức dạy con cháu nhà vua). Năm Minh Mạng thứ 5 (1824), thăng Hàn lâm Viện Thị Độc, sung Tán Thiện Thập Thiện Đ−ờng (dạy Hoàng Tử), rồi thăng mãi qua nhiều chức vụ quan trọng tài các bộ: Lễ, Lại, Công, Hộ, Binh… Ông giữ vai trò trọng yếu trong các ngành chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế - xã hội, văn hóa và giáo dục suốt ba triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Như vậy, là một người vốn có “lý lịch đen” đối với chế độ hiện tại nhưng Tr−ơng Đăng Quế vẫn có thể tiến thân nhanh chóng trên con đ−ờng quan lộ của mình. Dường như cái “lý lịch đen” của ông không có bất cứ một sự cản trở nào đối với con đ−ờng tiến thân danh vọng của ông. Theo Yoshiharu Tsuboi trong N−ớc Đại Việt đối diện với Pháp và Trung Hoa: “Ông được thăng chức rất nhanh dưới triều Minh Mạng và đạt đến tột đỉnh của thứ bậc quan văn năm 1832, khi khoảng 38 hay 39 tuổi, lúc ấy ông vừa là binh bộ th−ợng th− vừa là cơ mật đại thần”5. Sự sáng suốt của các vua nhà Nguyễn trong việc sử dụng Trương Đăng Quế đã thu lại những kết quả to lớn. Tr−ơng Đăng Quế luôn đ−ợc giao nhiều nhiệm vụ quan trọng: tuyển binh tại Bắc Thành (1834), đánh dẹp và khuyến dụ thổ phỉ nổi loạn ở Thái Nguyên, Cao
2 , 3
Tạp chí Xưa và Nay, Phan Ngọc Liên, Những Vấn đề lịch sử Triều Nguyễn – Trương Đăng Quế con người và thời đại, NXB. Văn Hóa Sài Gòn, năm 2007, tr.264.
4 http:// , Nguyễn Cao Can, Tr−ơng Đăng Quế và sự phát triển của Sài Gòn – Gia Định, ngày 16 tháng 5 năm 2007.
5 Tạp Chí Xưa và Nay, Phan Ngọc Liên, Những Vấn đề lịch sử Triều Nguyễn – Trương Đăng Quế con người và thời đại, NXB. Văn hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh, 2007, trang 266.
Bằng, Tuyên Quang (1833), dẹp giặc ở Bắc Kỳ (1835)6, Thanh Hóa (12 - 1836) để an an, chánh sứ đoàn Kinh l−ợc Nam Kỳ Lục Tỉnh, chánh sứ kinh l−ợc Bắc Kỳ lo việc sông ngòi và đê điều để phát triển kinh tế đồng bằng Bắc Bộ. Đặc biệt, trong cương vị Chánh sứ kinh l−ợc Nam Kỳ lục tỉnh ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Sau khi đàn áp đ−ợc cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, Minh Mạng bắt tay vào công cuộc khôi phục lại sự ổn định ở Nam Kỳ lục tỉnh vốn đã rất rối ren và phức tạp. Do
đó, nhiệm vụ của Trương Đăng Quế là phải làm sao đưa ra cách ổn định Nam Kỳ lục tỉnh vùng đất màu mỡ và giàu có phía Nam tổ quốc. Chỉ trong vòng 5 tháng, ông đã
đưa ra được phương án để ổn định tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở khu vực này,
đặc biệt là vấn đề lập “Đinh bạ” và “địa bạ” cho từng thôn xóm ở Nam Kỳ. Người Pháp sau này khi chiếm được Nam Kỳ đã rất thán phục “địa bạ” của Trương Đăng Quế. Sài Gòn - Gia Định và Nam Kỳ đã đi vào ổn định và phát triển sau chuyến kinh l−ợc của Tr−ơng Đăng Quế. Xét tình hình về kinh tế và xã hội của Việt Nam lúc bấy giờ, Nam Kỳ lục tỉnh có một vị trí cực kỳ quan trọng và chuyến kinh l−ợc của Trương Đăng Quế có ảnh hưởng đến vận mệnh của đất nước. Minh Mạng ý thức
đ−ợc tầm quan trọng của chuyến đi này. Do đó, nếu nh− Minh Mạng e dè và bảo thủ bởi cái lý lịch có liên hệ đến “giặc Tây Sơn” mà bỏ qua cái tài năng của ông thì có lẽ Trương Đăng Quế đã không có cơ hội thể hiện tài năng của mình và nhà Nguyễn cũng sẽ khó khăn hơn trong việc ổn định Nam kỳ lục tỉnh.
Trong cuộc đời làm quan, ông đ−ợc thăng đến Phụ Chính Đại Thần, văn biện
đại học sĩ, hàm Cần Chánh Điện Đại học Sĩ Thái Sư, tước Tuy Thạnh Quận Công, Tam Triều Thạc Phụ, L−ỡng triều cố mệnh l−ơng thần. Các vua Minh Mạng, Thiệu Trị trước khi qua đời đều phó thác lại cho ông những nhiệm vụ rất quan trọng. Tháng 12 năm Canh Tí (1840), khi ốm nặng, vua Minh Mạng cho vời Hoàng tử, các thân công và cơ mật viện đại thần Trương Đăng Quế vào hầu. “Vua Minh Mạng đã dụ Tr−ơng Đăng Quế rằng:
- Hoàng tử Trường Khánh Công, lấy về ngôi thứ là hàng trưởng, lấy về đức, về tuổi, nên nối ngôi lớn. Ng−ơi nên hết lòng hết sức giúp rập, hễ việc gì ch−a hợp lệ, ngươi nên dẫn lời nói của ta mà can gián. Sau đó, Vua đã nói với Hoàng tử trưởng:
Trương Đăng Quế thờ ta đến nay đă 21 năm, trọn đạo làm tôi, một lòng công trung, bày mưu dưới trướng, ra sức giúp việc ngoài biên, thực là một người công thần kỳ cựu của triều đinh, ng−ơi nên đăi ngộ một cách trọng hậu, hễ nói gì phải nghe, bày mưu kế gì phải theo..."7.
6 http:// , Nguyễn Cao Can, Tr−ơng Đăng Quế và sự phát triển của Sài Gòn – Gia Định, ngày 16 tháng 5 năm 2007.
7 http:// www. Hoituso.net, Lich sử, Minh Mệnh Hoàng đế.
triÒu nguyÔn víi thμnh tùu khai hoang ở đồng bằng bắc bộ nửa đầu thế kỷ xix
PGS. TS. Đμo Tố Uyên*
Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Vì vậy nó gắn với nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc. Tìm hiểu, nghiên cứu để có những
đánh giá xác đáng về nhà Nguyễn là một vấn đề đã và đang đ−ợc các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi muốn đi vào một vấn đề mà theo chúng tôi nó không những chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về kinh tế nông nghiệp và xã hội thời Nguyễn mà còn phần nào góp thêm vào việc nhìn nhận nhà Nguyễn một cách khách quan và khoa học hơn. Đó là thành tựu của công cuộc khai hoang ở đồng bằng Bắc Bộ nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn.
1. Khẩn hoang - một yêu cầu cấp thiết đ−ợc đặt ra ở nửa đầu thế kỷ XIX
Là một n−ớc có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, từ xa x−a tổ tiên của người Việt đã biết cải tiến kỹ thuật, cải thiện chất đất để thâm canh tăng năng suất, nâng cao hiệu quả cây trồng. Bên cạnh đó, khai hoang mở rộng diện tích canh tác cũng là quy luật của sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu dân số ngày một tăng, giữ vững biên cảnh - một nhiệm vụ tất yếu khách quan của quốc gia Đại Việt.
Từ bao đời nay ông cha ta đã thực hiện công cuộc khai hoang dưới nhiều hình thức khác nhau nh−: khai hoang lập làng của nông dân, điền trang của quí tộc, địa chủ, đồn điền của Nhà nước… Trải qua hàng ngàn năm, sự nghiệp lao động đó đã
góp phần mở mang ruộng đất, xóm làng và nâng cao đời sống con người.
Dưới chế độ phong kiến, các triều đại kế tiếp nhau đều có những chính sách và biện pháp khai hoang. Có thể nói khai hoang là một chính sách nông nghiệp tích cực, thông qua việc khai hoang, thái độ của Nhà nước đối với vấn đề ruộng đất được thể hiện rõ rệt.
Bước sang thế kỷ XIX, tình hình kinh tế nông nghiệp và xã hội Việt Nam đã
đặt ra cho nhà Nguyễn những thách thức mới: Trước hết là sự suy sụp của chế độ chiếm hữu ruộng đất công làng xã và sự phát triển mạnh mẽ của chế độ t− hữu về ruộng đất. Theo sách: “sở hoạn tu tri” của Nguyễn Công Tiệp thì cho đến đầu thế kỷ XIX có những tỉnh nh− Phú Yên không có công điền. Còn căn cứ vào địa bạ Gia
* Khoa Lịch sử - Đại học S− phạm Hà Nội .