Từ cuối thời Lê sơ, cũng nh− bao thời đại phong kiến khác, sự suy tàn của giai cấp thống trị với những mâu thuẫn trong triều đình dẫn đến những bất ổn trong xã
hội đã khiến cho đất nước chao đảo trước những cuộc nội chiến triền miên. Nhà Mạc bước lên vũ đài chính trị với ý đồ thay thế nhà Lê, giành chính quyền thống trị nhưng
đã gặp phải sự phản kháng quyết liệt. Với hào quang và ảnh hưởng của mình, nhà Lê vẫn là chỗ dựa vững chắc để các thế lực công thần Thanh Hóa và cả nước chống Mạc, phát động cuộc nội chiến Nam - Bắc triều kéo dài gần 70 năm để giành lại uy quyền. Là đất phát tích của nhà Lê, Thanh Hóa trở thành đất căn bản để Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm nhen nhóm phong trào khôi phục nhà Lê, thu hút các t−ớng lĩnh tài giỏi không chịu thần phục nhà Mạc ở khắc các địa phương trong cả nước. Gần 70 năm nội chiến, Thanh Hóa trở thành chiến tr−ờng nóng bỏng nhất, ác liệt nhất của cả
nước. Lịch sử cho thấy, trong cuộc nội chiến này đã diễn ra 38 cuộc giao tranh lớn nhỏ thì đã có tới 26 trận đánh trên đất Thanh Hóa, trong đó có những trận diễn ra trên một diện rộng gần khắp địa bàn của tỉnh nh− các trận năm 1570, 1581… nhân
* Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa.
dân Thanh Hóa phải hứng chịu sự tàn hại khốc liệt cả ng−ời và của, khiến cho Thanh Hóa trở nên hoang tàn, xơ xác.
Cũng trong thời Nam - Bắc triều, nhà Lê Trung H−ng đã chọn Thanh Hóa làm hành cung Vạn Lại - Yên Trường (Thọ Xuân) thực sự giữ vai trò là kinh đô của chính quyền Nam triều lãnh đạo cuộc chiến tranh chống Bắc triều đến thắng lợi từ năm 1553 đến năm 1593. Tại Yên Trường, những người tâm huyết với nhà Lê từ cả nước
đã hội tụ về đây như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Duy Liêu, Lương Hữu Khánh…dẫu là kinh đô kháng chiến, Vạn Lại - Yên Trường được xây dựng như một kinh đô nặng tính phòng thủ nhưng vẫn có chỗ thiết triều, có trường thi tuyển chọn nhân tài, có đàn Nam Giao để vua tế cáo trời đất…Chính ở kinh đô kháng chiến này, nhà Lê Trung H−ng đã mở đ−ợc 7 khoa thi tuyển chọn nhân tài với những tên tuổi nổi tiếng nh− Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan…Nh− vậy, từ vùng đát căn bản mà nhà Lê Trung Hưng đã chọn, quân dân Thanh Hóa đã giốc sức cùng các tướng lĩnh nh− Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm…chiến đấu chống lại nhà Mạc giành chính quyền.
Cuộc xung đột Nam - Bắc triều về cơ bản đã chấm dứt với sự kiện vua Lê Thế Tông từ Thanh Hóa ra Thăng Long, sự nghiệp Trung H−ng đã hoàn tất.
Đến cuối thời Nam - Bắc triều, một cục diện chính trị mới đã làm thay đổi lịch sử nước ta, mà manh nha xuất hiện từ trong đội ngũ các công thần Trung Hưng người Thanh Hóa với hai dòng họ đại diện cho hai thế lực Trịnh - Nguyễn.
Lịch sử cho thấy, trong khi cuộc nội chiến Trịnh - Mạc đang diễn ra ở phía Bắc thì Nguyễn Hoàng con trai Nguyễn Kim thuộc dòng Nguyễn Gia Miêu Thanh Hóa, trấn thủ vùng Thuận Quảng đã âm thầm xây dựng lực l−ợng cát cứ, báo hiệu một cuộc xung đột mới chuẩn bị diễn ra.
Với nhà Trịnh (quê ở xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) sau chiến thắng nhà Mạc trong nội chiến lấy lại Thăng Long và đ−a vua Lê về kinh thành, uy thế ngày một lớn. Trịnh Tùng đã đ−ợc vua Lê Thế Tông phong làm Đô nguyên súy tổng quốc chính th−ợng phụ Bình An V−ơng, đ−ợc thế tập x−ng v−ơng, lập phủ chúa và sắp đặt quan chức. Như vậy, quyền lực thực sự của nhà nước đã do nhà Trịnh nắm giữ, vua Lê chỉ còn là h− vị. Sử chép: “Từ đấy của cải, thuế khóa, quân lính và nhân dân hết thảy về phủ Chúa cả”, “Vua chỉ còn một ngàn xã làm lộc th−ợng tiến, quân lính túc trực và hậu vệ thì trong nội điện có 5000 lính, 7 thớt voi và 20 chiếc thuyền rồng…”1. Rõ ràng nhà Trịnh bước lên vũ đài chính trị gắn liện với lịch sử Thanh Hóa, lịch sử dân tộc đầy biến động, là lực l−ợng chủ yếu tạo nên một thể chế chính trị, một mô hình quản lý Nhà nước độc đáo nhất trong lịch sử Việt Nam, chính quyền vừa có vua, vừa có chúa, cạnh tranh ảnh h−ởng lẫn nhau nh−ng không tiêu diệt nhau mà dựa vào nhau để song song tồn tại. Nguyên nhân nào đã tạo nên hiện t−ợng lịch sử có một không hai đó đã đ−ợc nhiều nhà sử học lý giải. Nếu đặt lịch sử Thanh Hóa
1 Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định việt sử thông giám cương mục, T.II, Nxb Giáo dục, Hà Néi, 1998, tr. 108.
cũng nh− lịch sử dân tộc trong bối cảnh xã hội Đại Việt từ giữa thế kỷ XVI trở đi, khi mà chế độ phong kiến nhà Lê đã suy vi, con cháu nhà Lê không còn đủ uy tín để lãnh đạo đất nước khiến cho đất nước bước vào thời kỳ khủng hoảng, nạn ngoại xâm thường xuyên đe dọa, nhà Trịnh cần nắm thực quyền để điều hành chính quyền, quản lý quốc gia là phù hợp với thực tế lịch sử. Các chúa Trịnh không giành ngai vàng chính thống cho dòng họ mình còn xuất phát từ việc cả họ Trịnh và họ Lê đều ra đi từ Thanh Hóa, công nghiệp đ−ợc dựng nên từ Thanh Hóa. ảnh h−ởng và ánh hào quang của nhà lê luôn được lưu giữ trong lòng người Thanh Hóa và vì vậy việc có mặt một chính quyền kép, cung vua phủ chúa cạnh tranh nhau ở chính quyền trung
−ơng nh−ng không thôn tính nhau về danh nghĩa. Công lao quan trọng của nhà Trịnh cần được thừa nhận đó là những thành công trong việc trị nước, giữ kỷ cương phép nước mặc dù nhà Trịnh chưa đủ năng lực để thống nhất đất nước.
Như đã nói, Thanh Hóa không chỉ là quê hương của vua Lê, chúa Trịnh, đây còn là đất quý hương của nhà Nguyễn. Đầu thế kỷ XVI, một nhân vật họ Nguyễn có vị trí hết sức quan trọng trên chính trường đất nước đó là Nguyễn Kim, dòng dõi Nguyễn Bặc. Ông là một cựu thần của nhà Lê từng có công lập Trang tông Lê Duy Ninh lên ngôi Hoàng đế và là một viên tướng có tài được vua Lê phong đến chức Thái tể. Nguyễn Kim có hai người con, khi ông mất, Trịnh Kiểm là con rể đã phong cho Nguyễn Uông con cả Nguyễn Kim là Lãnh quận công, con thứ Nguyễn Hoàng
đ−ợc phong Hạ Khê hầu. Nguyễn Hoàn cầm quân đi đánh Mạc đ−ợc phong đến Quận công. Tài năng của Nguyễn Hoàng đang là mối đe dọa trực tiếp tới quyền lực của Trịnh Kiểm. Nhận thấy mối nguy hiểm khó tránh khỏi và hy sinh một cách vô
nghĩa, Nguyễn Hoàng xin được đem quân đi mở đất Phương Nam. Tìm được đất
“Vạn đại dung thân” Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê vào trấn nhậm. Từ đây, một cục diện chính trị mới lại xuất hiện làm thay đổi chính trường của nước Đại Việt được manh nha từ vai trò của công thần Trung Hưng người Thanh Hóa khiến cho đất nước kéo dài suốt 200 năm phân liệt. Khi chúa Nguyễn Hoàng mất (1613), chúa Nguyễn Phúc Nguyên kế nghiệp, cũng là lúc hai thế lực Trịnh - Nguyễn ngang tài cân sức cùng lao vào cuộc nội chiến mới, thời kỳ Đàng trong - Đàng ngoài.
Vậy là, từ cuộc phân tranh Trịnh - Nguyễn, lại nổi lên một đặc điểm quan trọng trong lịch sử Thanh Hóa: đất sinh ra vua cùng hai dòng chúa, hai thế lực dòng họ phong kiến tranh giành quyền lực với nhau nh−ng cùng lấy nhà Lê làm bức bình phong đưa đất nước vào một thời kỳ mới.
Cuối thế kỷ XVIII, bão táp của khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh tan thế lực chúa Trịnh, chúa Nguyễn và việc tôn phò vua Lê đã đ−a Nguyễn Huệ lên vị trí thủ lĩnh kiệt xuất của phong trào Tây Sơn, mở đầu cho sự thống nhất đất nước. Cũng trong bối cảnh đó, trên đất Thanh Hóa, đất của vua Lê, chúa Trịnh lại rơi vào tình thế giằng co giữa thế lực cung vua đã tàn tạ và phủ chúa vừa bị đổ nh−ng vẫn toan đứng dậy. Phải đợi đến sau cuộc tấn công ra Bắc Hà năm 1787 của nghĩa quân Tây Sơn diệt trừ Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn Huệ cử Đặng Tiến Đông, một danh tướng đại
tài trấn thủ Thanh Hóa. ở vùng đất hết sức trọng yếu này, Đặng Tiến Đông đã góp phần nâng cao vị trí của nhà Tây Sơn tr−ớc các thế lực Lê, Trịnh vốn không dễ dàng loại bỏ, để xây dựng hậu phương phía Nam và ứng phó với các thế lực chống đối phía Bắc đạt nhiều hiệu quả.
Lịch sử cuộc kháng chiến chống xâm l−ợc Mãn Thanh năm 1789 d−ới sự lãnh
đạo của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, một lần nữa lại cho thấy, Thanh Hóa có một vị trí địa lý quan trọng, mặc dù không phải là chiến trường nóng bỏng của cả nước.
Phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn đ−ợc lựa chọn xây dựng là điểm chốt lý t−ởng của tuyến đường bộ, đường thủy ven biển, dựa vào tự nhiên là chính để tránh “mũi nhọn” và là “chỗ hiểm” cho thấy đây là quyết định đầy mưu lược của Ngô Thì
Nhậm. Mặc dù tại Tam Điệp và Biện Sơn không diễn ra một cuộc chiến đấu nào với quân Thanh, nhưng từ đây, đại quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung Nguyễn Huệ đã tiến công bất ngờ, giáng những đòn sét đánh đập tan 29 vạn quân Thanh góp phần làm nên chiến công kỳ diệu vào xuân Kỷ Dậu 1789.
Đến thời Nguyễn Thanh Hóa luôn luôn là một trấn, một tỉnh lớn. Thời Gia Long đây là một trọng trấn của Bắc Thành (bao gồm cả Thanh Hoa ngoại) (Ninh Bình), đến thời Minh Mệnh trong 30 tỉnh và một phủ đặc biệt (phủ Thừa Thiên) thì
Thanh Hóa là một trong 11 tỉnh lớn nhất nước và luôn ổn định về mặt hành chính.
Đây là đất quý hương (Gia Miêu), quý huyện (Tống Sơn) quê tổ nhà Nguyễn, nên Thanh Hóa đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của vương triều. Và như đã trình bày, Thanh Hóa còn là quê h−ơng của vua Lê, chúa Trịnh, hai thế lực có vai trò cực kỳ quan trọng trên vũ đài chính trị và ảnh hưởng của họ còn in đậm trong tâm trí người Thanh Hóa, do đó các vua Nguyễn không thể không đặc biệt quan tâm đến vùng đất này. Chính vì vậy, sau một năm lên ngôi, tháng 9 năm Quý Hợi (1803), khi ra Bắc nhận phong tước của nhà Thanh, Gia Long đã dừng lại Thanh Hóa 26 ngày, nhà vua
đã thi hành nhiều việc, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc thăm thú địa hình, lập thành bản đồ, dời thành Thanh Hóa từ Dương Xá về Thọ Hạc. Ông quan niệm “giữ
việc thờ cúng nhà Lê là trọng điểm của triều đình” và có quyết định khôn khéo cho dựng thái miếu nhà Lê ở Bố Vệ trên nền điện Chiêu Hòa, vốn là nơi thờ Tuyên từ nhân ý chiêu túc Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh từ hai kiến trúc chuyển đến từ Thăng Long và Lam Kinh. Là một địa phương giữ vị trí cửa ngõ, đầu mối giao lưu giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa có 102 km đường bờ biển, nhiều đảo trọng yếu, nên nhà Nguyễn đã tăng cường các cơ sở tuần ty kiểm soát, thuế khóa và lập nhiều đồn bảo phòng thủ. Chính vì vậy từ năm 1802 đến năm 1884, thời kỳ đất nước
độc lập, Thanh Hóa đã có những đóng góp tích cực cho đất nước và là thời kỳ tương
đối ổn định và phát triển của địa phương.
Đất nước độc lập chưa được bao lâu, Thanh Hóa cũng như cả nước đã phải
đ−ơng đầu với những khó khăn mới vô cùng cam go, gian khổ. Đó là sự xâm l−ợc của thực dân Pháp. Cùng với cả n−ớc, Thanh Hóa lại khẩn tr−ơng chuẩn bị mọi mặt
cho cuộc chiến đấu mới chắc chắn không tránh khỏi, đặc biệt từ sau khi chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi ra đời vào ngày 13 tháng 7 năm 1883.
Một lần nữa, xứ Thanh lại tỏ ra là vùng đất cực kỳ quan trọng của dân tộc.
Chính vì vậy, trong chiếu Cần Vương ngày 19-9-1885, vua Hàm Nghi đã nêu rõ:
“Khi nào trừ khử đ−ợc chúng (chỉ thực dân Pháp) thì đến gặp Trẫm, Trẫm sẽ đóng
đô ở tại tỉnh Thanh Hóa. Đây là một địa điểm quý”.
Trở lên, chúng tôi đã phác thảo đôi nét về vị trí địa - chính trị trong gần 4 thế kỷ (từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX) để lý giải một phần những đặc điểm chủ yếu ở giai đoạn lịch sử từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX.