Những tên gọi Bố Chinh - Bố Chính, “phên dậu phương Nam”, “đất lòng dạ”
theo cách nói của Lê Lợi... để chỉ vùng đất phía nam Hoành Sơn suốt từ thời Lý - Trần - Lê, tự nó, đã nêu bật lên đ−ợc tính chất “ác địa” trong quan niệm truyền thống Thăng Long. Đến thời Lê mạt, tính chất “tử địa” còn đ−ợc bổ sung thêm bởi tàn quân Mạc mà sử liệu từng đề cập.
Hai ví dụ có thể coi là điển hình cho hai xu hướng quan niệm về vùng đất phía nam Hoành Sơn trước mốc niên đại Mậu Ngọ (1558) là cách nghĩ của Trịnh Kiểm (phổ biến) và của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (cá biệt).
Nội tình dòng họ Nguyễn - Trịnh rất phức tạp, nh−ng rõ ràng là có tồn tại mâu thuẫn, lại càng cụ thể hơn sau khi Chiêu Huân Tĩnh Công (Nguyễn Kim) và Tả t−ớng Lãng quận công Nguyễn Uông mất. Tr−ớc thế lực của Trịnh Kiểm, một ng−ời nh−
Đoan Quận công Nguyễn Hoàng phải “tự lắng xuống, kín đáo giữ mình” (QSQ triều Nguyễn, 1998: 645), thậm chí còn giả điên (Nguyễn Khoa Chiêm, 1994: 26-27).
Thực thi câu sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 1, mới dẫn đến cơ duyên Nguyễn Hoàng vào Nam (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên…, 1993: 606, 611), mà trong quan niệm phổ biến đương thời, vẫn là một vùng “ác địa”, cả về sơn lam chướng khí cũng như thế lực phe đảng nhà Mạc, làm cho Trịnh Kiểm muốn lợi dụng 2, dù vẫn rất dè chừng 1.
* Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam tại Huế.
1 XemthêmnhữngphântíchcủaKeithW. Taylorvềsựkiệnnày:"...khảnăngcủaNguyễnHoàng là nhân tố quyết định và ông đã đ−ợc Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà hiền triết của quốc gia xức dầu thánh phong làm ng−ời trị vì miền Nam..." (Keith W. Taylor, 2001: 97).
Trịnh - Nguyễn diễn chí cho biết, mùa hè năm Canh Tý (1600), do “phải tính kế giữ mình, nh−ng không nghĩ ra cách gì” mới tới xin Trình Quốc công vấn kế, thì đ−ợc ông cho tờ giấy vẻn vẹn 8 chữ: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (Nguyễn Khoa Chiêm, 1994: 73).
2 Theo Cương mục, Thuận Hóa là đất cũ nhà Lê nhưng “bè đảng nhà Mạc phần nhiều ra vào ẩn hiện ở đó, nhà Lê chưa rỗi kinh lý được. Gia Dũ bèn nhờ Trưởng công chúa Ngọc Bảo cầu xin cho vào trấn giữ đất đó. Trịnh Kiểm cho rằng đó là chỗ đất hiểm trở xa khơi, bèn muốn lợi dụng, nên cũng −ng thuận”. Tờ biểu có nói: “Thuận Hóa là nơi có hình thế đẹp. Để làm nên sự nghiệp lớn, bản triều lúc mới khai quốc, phải nhờ vào sự đóng góp quân lính và tiền tài của Thuận Hóa. Có điều là Thuận Hóa bị giặc Mạc chiếm cứ đã lâu, lòng ng−ời hãy còn phản trắc, phần nhiều v−ợt biển đi theo họ Mạc, hoặc nhân dịp đ−a giặc đến quấy, ở phía sau chúng ta.
Đó là điều rất đáng lo ngại, Vậy nếu không được tay lương tướng vào đấy trấn giữ vỗ về thì
Rõ ràng là với vô vàn khó khăn tr−ớc mắt, nh−ng với nhãn quan chiến l−ợc của các chính trị gia xuất chúng nh− Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàngv.v..., thì
đi về phương Nam vẫn là sinh lộ độc đạo cho việc giải quyết nạn nhân mãn ở vùng châu thổ Bắc bộ vốn bắt đầu nảy sinh căng thẳng từ thời Lý, Trần; đặc biệt là cho nhu cầu xây dựng một thế lực chính trị mới trong bối cảnh đ−ơng thời.
2. Vấn đề tư tưởng trong chặng đường biến chuyển Tử - Sinh qua ải Hoành Sơn, làm nên xứ
Đàng Trong
Suy cho cùng, hai khía cạnh đặc biệt quan trọng góp phần tạo dựng nên xứ
Đàng Trong chính là ngoại thương và tư tưởng. Từ đó, đã làm nên quá trình tiệm cận tính chất Đông Nam á trong văn hóa Đàng Trong nói chung2. Ranh giới địa - chính trị vô cùng quan trọng là Hoành Sơn - Hải Vân Sơn, khi mà quá trình dời dựng thủ phủ của họ Nguyễn xứ Đàng Trong từ vùng đất đứng chân buổi đầu ở ái Tử, cứ sau một biến cố, đặc biệt là ra Bắc trở vào, lại đ−ợc dịch chuyển về nam: Trà Bát ⇒ Dinh Cát
⇒ Ph−ớc Yên ⇒ Kim Long ⇒ Phú Xuân ⇒ Bác Vọng ⇒ Phú Xuân, gắn liền với việc kiện toàn bộ máy chính quyền các cấp theo h−ớng chuyển dần từ tính chất quân sự buổi đầu sang tính chất dân sự về sau. Chỉnh thể Thuận - Quảng đã mang lại sức sống
Đàng Trong, "tập trung vào một trung tâm chính trị ở Phú Xuân (Huế) và một trung tâm buôn bán ở Hội An và Đà Nẵng. Sự trỗi dậy của Thuận Quảng với t− cách một trung tâm quyền lực khu vực mới trong hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá
đã bắt đầu bằng việc di dời của Nguyễn Hoàng và tuỳ tùng vào khu vực này năm 1558” (Taylor K. W., 1998). Trung tâm chính trị - t− t−ởng (Thuận) và trung tâm kinh tế th−ơng mại (Quảng) là sự bổ sung kiện toàn cho sức sống của chính thể mới Nam Hà. ở đây, chúng tôi chỉ xin đi sâu phân tích khía cạnh t− t−ởng của chính thể Nam Hà: Các truyền thống văn hóa bản địa và Phật giáo.
Có thể bắt đầu chuỗi hành trình bằng ý kiến cho rằng “Hoành Sơn nhất đái là gì nếu không phải là bài học địa - chính trị vỡ lòng của Nguyễn Hoàng?", khi nhấn
không xong. Đoan Quận công là con nhà tướng, có tài năng và mưu lược, nay nên ra lệnh cho hắn vào trấn áp đất ấy, gây thế ỷ dốc với Trấn quận công Bùi Tá Hán ở Quảng Nam, ngõ hầu không có cái lo phải đoái hoài đến miền Nam. Nhà vua nghe theo”, “công việc trong cõi thảy
đều cho phép đ−ợc tùy tiện xử trí, hằng năm chỉ thu lễ công và phú thuế mà thôi” (QSQ triều NguyÔn, 1998: 645).
1 Tháng giêng Canh Ngọ (1570), Th−ợng t−ớng dâng biểu tâu vua cho Nguyễn Hoàng đi các xứ Thuận Hóa, Quảng Nam, thống suất binh tượng, thuyền bè, và trấn phủ dân địa phương để cõi phiên trấn đ−ợc vững mạnh, mà vẫn không quên khuyên răn: “Nhà n−ớc trao cho khanh chức vụ nặng nề này, khanh nên trước sau một tiết dốc hết tâm sức như xưa để phò tá nhà vua”(Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên…, 1993: 612), (QSQ triều Nguyễn, 2002: 28).
2 Nh−ng cũng chỉ dừng lại ở Huế, để rồi sau đó lại diễn ra quá trình quay trở lại tính chất Đông
á truyền thống, diễn ra suốt từ cải cách của Võ Vương cho đến đỉnh cao là sự tái lập vương triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX. Đây lại là một khía cạnh khác khi nghiên cứu về thời Đàng Trong, thời Nguyễn (Trần Đình Hằng, 2007).
mạnh cách mà ông lưu luyến nhà Lê chính là "Lưu luyến trong khôn khéo ngoại giao; cắt đứt trong tư tưởng" để xây dựng đất mới (Cao Huy Thuần, 2005).
Một điểm vô cùng quan trọng trong "tính chất Đông Nam á" của Đàng Trong th−ờng đ−ợc nhấn mạnh là một xã hội "hữu Phật, phi Nho" (Li Tana, 2001: 186) cũng như sự trỗi dậy của các yếu tố văn hóa địa phương (quá trình bản địa hóa). Phân tích các dữ liệu từ chính sử, có ý kiến cho rằng Nguyễn Hoàng "có xu h−ớng thu hút bởi các nữ thần" (Tạ Chí Đại Trường, 2006: 210). Thực ra, những nhận định đó chỉ sát thực đ−ợc ở giai đoạn đầu, hay một nửa, có thể nói là lúc mà tính chất Đông Nam
á tiệm cận nhất, khi "NguyễnHoàngcóđủđứcđộđểgiànhđ−ợcsự quan tâm và giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên" (Keith W. Taylor, 2001: 98); còn về sau, một khi chính thể họ Nguyễn đi chệch khỏi quĩ đạo đó, quá trình phong kiến hóa bắt đầu thì yếu tố Nho giáo/vai trò của Nho sĩ ngày càng đ−ợc củng cố 1.
Điểm nữa cần lưu ý ở đây là không hoàn toàn các nữ thần "thu hút" Nguyễn Hoàng một cách tuyệt đối mà cũng có thể lập luận phần nào theo hướng biện chứng:
tài năng của Chúa Tiên đã thấy đ−ợc ở đó sức mạnh cố kết nhân tâm một cách thiết yếu, mà ông - đang mưu cầu nghiệp bá mới, xây dựng chính thể mới, trên vùng đất mới - đang cần, mà chúng tôi gọi là nguyên tắc "thiêng hóa", và cũng khẳng định yếu tố bản sắc - bản địa hóa: từ cấp độ (1) các làng xã cho đến (2) vùng miền và sau cùng là (3) quốc gia lãnh thổ, đã giúp khẳng định tính chính danh và vấn đề nhân tâm của họ Nguyễn, là hợp lòng ng−ời, thuận ý trời.
Qua quá trình khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy ở vùng Trị - Thiên hiện nay vẫn hiện hữu di tích gắn liền với giai thoại, truyền thuyết và lễ hội gắn liền với
1 Trong Nam hà tiệp lục, tác giả nhìn nhận rằng các chúa sớm “thấy việc dùng binh là cấp thiết nh−ng Nho học là điều không thể thiếu” (Lê Đản, 1999).
MiÕu Trảo Trảo ở ái Tử (B.A.V.H)
một Bà Tơ có công phò chúa Nguyễn Hoàng trên phá Tam Giang: một ở làng Bác Vọng Đông, Quảng Phú, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế và một ở làng An Mô, Triệu Long, Triệu Phong, Quảng Trị. Truyền khẩu dân gian có đôi điều dị biệt nh−ng điểm chung ở đây là nhân vật Bà Tơ đã đ−ợc khẳng định, “lịch sử hoá” thành đối t−ợng thờ cúng, nghi lễ thờ cúng đã trở thành lễ hội của làng xã 1; và đặc biệt là từng đ−ợc chính sử ghi nhận2 (Chapuis. A., 1932; Trần Đình Hằng, 2004).
ở cấp độ vùng miền, hiện t−ợng tín ng−ỡng phổ biến ở Thuận Hoá gắn liền với một sự kiện lịch sử quan trọng sau 14 năm tìm đất đứng chân của họ Nguyễn đ−ợc ghi nhận, là sự ủng hộ của Thần sông Trão Trão qua hình ảnh cô gái áo xanh, hiến kế mỹ nhân giúp Nguyễn Hoàng có đ−ợc trận thắng đầy ý nghĩa đầu tiên tr−ớc t−ớng Mạc là Lập Quận công Bạo ngay bên bờ sông ái Tử năm 1572. Đây là vị thần chính thống
đầu tiên của Nam Hà, bởi ngay sau chiến thắng, thần sông ái Tử đã đ−ợc nhà Chúa
"...phong cho thần sông làm Trảo Trảo Linh Thu Phổ Tế T−ơng Hựu phu nhân, và cho lËp miÕu thê" (QSQ triÒu NguyÔn, 2002: 30)3.
1 Văn tế Bà Tơ ở làng Bác Vọng nhấn mạnh: “Kính nghĩ: Lệnh Bà cao quý Thánh Mẫu n−ơng n−ơng, công lớn rõ ràng, đoan trang thần chính, đ−ợc sắc phong Dực Bảo Trung H−ng, gia tặng Trang Huy Trung đẳng thần. Từ xuống cõi trần, giúp phò bậc thánh. Một mớ tơ mà cứu gian nguy, đàn bà nh−ng hào kiệt; hai thẻ bạc còn ghi sự tích, con gái cũng công thần. Lệ thêm khen thưởng công đầu, Tam Giang ban cấp; đời mãi chung vui lợi lớn, trăm thuở nhờ ơn…” (Lê Nguyễn Lưu dịch).
2 “Năm Quý Tỵ (1592), mùa hạ, Thái Tổ (tức Thái Tổ Gia Dũ hoàng đế Nguyễn Hoàng) lại ra
Đông Đô, ở lại 8 năm, nhiều lần đi đánh giặc, Ư Dĩ theo hầu ở tả hữu chúa. Năm Canh Tý (1600), mùa hạ, Thái tổ vượt biển về nam, thuyền đến cửa biển Thần Phù, dân nhiều người đi theo. Nghe nói quân Trịnh đuổi riết, Ư Dĩ sai quân bơi thuyền đi nhanh. Dây thừng bị đứt. Có người huyện Yên Mô là Phạm Thị Công dâng một sọt tơ sống để làm thừng kéo thuyền, thuyền bèn đi nhanh [Phạm Thị Công theo vào Thuận Hóa, đến lúc chết đ−ợc phong là Thị Tùng Hỗ Giá Phạm Phu Nhân] (QSQ triều Nguyễn, 1997: 83 - 84).
3 Tháng 8/Nhâm Tuất (1572), t−ớng Mạc là Lập Quận công đem hơn 60 binh thuyền đi đ−ờng biển vào đánh Thuận Hoá Quảng, thế rất mạnh. Trấn thủ Nguyễn Hoàng dùng mưu dụ Lập
đến, chém ở giữa sông, quân giặc tan vỡ, v−ợt biển trở về, bỗng gặp gió bão, chết hết ở ngoài khơi (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên…, 1993: 617). Nhất thống chí mô tả kỹ hơn:
Lập Bạo đem quân vào lấn, chúa th−ợng thân đi đánh, đóng quân ở bên sông ái Tử, nghe có tiếng oa oa, chúa th−ợng lấy làm lạ, đứng dậy nhìn, thì chỉ thấy làn sóng ào ào mà thôi, nhân lẩm nhẩm khấn rằng: Thần sông có thiêng, nên giúp ta đánh tan quân giặc. Đêm ấy, mộng thấy một ng−ời đàn bà, xin dùng mĩ kế. Bèn sai nàng hầu là Ngô Thị đi dụ, giả vờ mời Lập Bạo
đến hội thề. Chúa nhân đặt phục binh bắt giết Lập Bạo. Sau khi xong việc, bèn lập đền thờ thần. (QSQ triều Nguyễn, 1997a: I: 197). Đồng Khánh địa d− chí (QSQ triều Nguyễn, 2003:
1387) còn cho biết thêm, từ năm Dương Đức thứ 2 (1673, đời Lê Gia Tông), đến năm Tứ Đức thứ 3 (1850), trước sau được phong tặng hơn 10 đạo sắc văn, “xưa nay dân cầu tạnh cầu mưa
đều đến lễ ở miếu này, phần nhiều thấy ứng nghiệm”. Năm Thiệu Trị thứ 3 (1843), ngự giá Bắc tuần, vua cho khắc bài thơ ngự chế:
Vãn phiếm khinh chu quá bích phù (Duyềnh xanh thuyền nhẹ l−ớt nh− bay Giang sơn cảm tích việt mao lâm Trấn thủ vua ta đến đất này
Thần công đế tạo thiên thu tại Vun đắp công thần muôn thu vững Thánh vũ chiêu thuỳ vạn cổ khâm Soi ngời ơn thánh vạn thuở dày Trợ thuận thanh thanh thu lãng dị Giúp chính bờ vang chim thứu hót Hiệu linh trận trận tặc thuyền trầm. Trợ thiêng thuyền giặc đắp sông đầy
Liền kề với sự kiện Bà Tơ trên phá Tam Giang (người giúp đỡ), đến Cô Gái áo Xanh (thần giúp đỡ), rõ ràng là từ chỗ “thoát hiểm” trong một cuộc truy đuổi, đến chiến thắng, dù là bằng thủ đoạn không đáng mặt anh hùng nh−ng lại đ−ợc khoác lên bên trên một lớp áo linh thiêng, huyền hoặc…, Nguyễn Hoàng đã kịp thời trấn an quân tình trong buổi đầu −ơm mầm trong nhân tâm một niềm tin, sự an ủi lớn, xoá
dần những lo sợ trước quân thù và cả nỗi ám ảnh về những vị thần bản địa xa lạ, đầy quyÒn n¨ng.
Tuy nhiên, từ Bà Tơ cho đến "Trảo Trảo phu nhân" cũng chỉ là những bước đi căn bản cho việc thiết lập căn nguyên tư tưởng cho vùng đất mới, mở rộng tầm ảnh hưởng từ làng xã cho đến vùng miền. Và sứ mạng đó ở tầm vĩ mô quốc gia lãnh thổ, Bà Trời áo Đỏ sẽ giúp Nguyễn Hoàng dựng nghiệp Đàng Trong, tiến lên một b−ớc cao hơn: bình ổn dân tình.
Xem ra, có vẻ nh− một điều khá ngẫu nhiên khi thấy sử sách ghi lại việc Nguyễn Hoàng cho xây chùa Thiên Mụ (1601)1. Cũng với lập luận biện chứng nh− ở phần trên chúng tôi đề cập, tín ngưỡng thờ nữ thần rất phổ biến đương thời nhưng
điểm đáng bàn là tài năng chính trị nhạy bén xuất chúng của Nguyễn Hoàng đã kịp thời nắm bắt, khai thác và hướng tất cả vào mục tiêu bình ổn nhân tâm 2. Điều đó lại thêm phần ý nghĩa nếu biết rằng trước đây, Nguyễn Hoàng từng rất ghét đạo Phật:
“Ngày trước, khi còn ở Trung đô, một hôm giả vờ ốm mệt đi dạo chơi ở ngoài, bị một gã thầy chùa làm nhục. Từ đó ôm giận nhà chùa, hễ khi có việc chay đàn sám nguyện cầu phúc thường chỉ chuộng dùng đạo sỹ, không dùng tăng thích. Các nhà sư
đều lánh xa, không ai dám đến hầu” (Nguyễn Khoa Chiêm, 1994: 38).
Taylor cũng nhận thấy: "Các giai thoại ghi lại sự gặp gỡ giữa Nguyễn Hoàng với thần linh địa phương và thiết lập nơi thờ cúng gợi cho thấy việc áp dụng một phương thức đặc biệt Việt Nam trong sự thiết lập một địa điểm mới của quyền lực hợp pháp, lần đầu tiên tại vùng đất mới phương Nam" (Taylor. Keith W., 2001:
179). ở dạng thức này, nhiều sự kiện cần được lưu ý. Ngay từ buổi đầu trên vùng đất
đứng chân ái Tử, trước hiện tượng người dân bản địa mang 7 chum nước đến vẩy mừng vị tân trấn thủ, lời giải thích của vị quốc cữu Nguyễn Ư Dĩ rất có ý nghĩa:
"Đấy là phúc Trời cho đó. Việc trời tất có hình t−ợng. Nay chúa th−ợng mới đến mà dân đem Nước dâng lên, có lẽ là điềm được Nước đó chăng" (QSQ triều Nguyễn,
Hà can miếu mạo truyền h−ơng hoả Sông khô miếu mạo luôn h−ơng khói Phong động ba minh trợ quốc tâm. Sóng gào gió động giúp nước này).
1 "Bấy giờ chúa dạo xem hình thế núi sông, thấy trên đồng bằng xã Hà Khê (thuộc huyện Hương Trà), giữa đồng bằng nổi lên một gò cao, như hình đầu rồng quay lại, phía trước nhìn ra sông lớn, phía sau có hồ rộng, cảnh trí rất đẹp. Nhân thế hỏi chuyện người địa phương, họ đều nói rằng gò này rất thiêng, tục truyền rằng: Xưa có người đêm thấy bà già áo đỏ quần xanh ngồi trên đỉnh gò nói rằng: 'Sẽ có vị chân chúa đến xây chùa ở đây, để tụ khí thiêng, cho bền long mạch'. Nói xong bà già biến mất. Bấy giờ nhân đấy mới gọi là núi Thiên Mụ. Chúa cho nơi ấy có linh khí, mới dựng chùa, gọi là chùa Thiên Mụ" (QSQ triều Nguyễn, 2002: 35).
2 Có lẽ hiện t−ợng/sự kiện Đức Mẹ hiện ra ở La Vang (Quảng Trị) hồi cuối thế kỷ XVIII, cũng là một phương thức tiếp nhận, tiếp cận và vận dụng quá trình thiêng hóa dưới góc độ tôn giáo.