CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết
4.4.7. Kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu
H1: Sự chủ động cá nhân có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.
Qua kết quả hồi quy tại bảng 4.6, ta thấy giá trị Sig. của kiểm định = 0.250 >
0.05 nên giả thuyết H1 bị bác bỏ. H1 không được chấp nhận đồng nghĩa với việc nhân tố sự chủ động cá nhân không có mối quan hệ gì với ý định khởi nghiệp. Biến này sẽ bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu.
H2: Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.
Qua kết quả hồi quy tại bảng 4.6, ta thấy giá trị Sig. của kiểm định = 0.00 <
0.05 và hệ số Beta chuẩn hóa = 0.617 ( >0 ). Do đó, ta chấp nhận giả thuyết H2 và có thể kết luận rằng thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với ý định khởi nghiệp, hay nói cách khác, các sinh viên có thái độ tích cực với hành vi khởi nghiệp như: Khi sinh viên cho rằng mình có nhiều thuận lợi hơn bất lợi để trở thành doanh nhân, việc khởi nghiệp rất hấp dẫn và mang lại sự thỏa mãn cho họ, họ sẽ khởi nghiệp nếu có cơ hội và đủ nguồn lực và trong số rất nhiều những sự lựa chọn họ vẫn chọn khởi nghiệp thì ý định khởi nghiệp sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (Có hệ số Beta chuẩn hóa cao nhất trong các hệ số Beta tác động đến ý định khởi nghiệp).
Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà quản lý, các nhà ban hành chính sách và các cá nhân quan tâm đến vấn đề khởi nghiệp để có thể đưa ra các biện pháp phù hợp và hiệu quả nhằm gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Hệ số Beta chưa chuẩn hóa = 0.503 có ý nghĩa là khi ta tăng yếu tố thái độ đối với hành vi khởi nghiệp lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp sẽ tăng lên 0.503 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
H3: Tiêu chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.
Qua kết quả hồi quy tại bảng 4.6, ta thấy giá trị Sig. của kiểm định = 0.02 <
0.05 nên ta chấp nhận giả thuyết H3, có nghĩa là tiêu chuẩn chủ quan có mối quan hệ với ý định khởi nghiệp. Bên cạnh đó, hệ số Beta chuẩn hóa = 0.119 (>0 và là hệ số Beta chuẩn hóa thấp nhất trong các hệ số Beta tác động đến ý định khởi nghiệp) nên ta có thể kết luận rằng tiêu chuẩn chủ quan có mối quan hệ cùng chiều với ý định khởi nghiệp và có mức độ tác động thấp nhất. Điều này có nghĩa là nếu sinh viên nhận được sự đồng tình hoặc ủng hộ từ phía gia đình, bạn bè hoặc những người thân thiết có ý nghĩa đặc biệt với họ thì ý định khởi nghiệp của họ sẽ gia tăng tuy nhiên không nhiều.
Hệ số Beta chưa chuẩn hóa = 0.071 có ý nghĩa là khi các ý kiến chủ quan đồng tình của người thân, bạn bè và những người quan trọng tăng lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp sẽ tăng lên 0.071 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên. Tuy đây là yếu tô có mức độ tác động thấp nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên nhưng cũng cần được quan tâm vì nó cũng là 1 trong các yếu tố có tác động đến ý định khởi nghiệp. Do vậy, hàm ý quản trị ở đây là để gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên cần gia tăng sự ủng hộ của những người thân thiết xung quanh họ.
H4: Sự kiểm soát hành vi được nhận thức có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp.
Qua kết quả hồi quy tại bảng 4.6, ta thấy giá trị Sig. của kiểm định = 0.00 <
0.05 và hệ số Beta chuẩn hóa = 0.396 ( >0 và là hệ số Beta chuẩn hóa cao thứ hai trong các hệ số Beta tác động đến ý định khởi nghiệp) nên giả thuyết H4 được chấp nhận. Từ đó, có thể kết luận rằng sự kiểm soát hành vi được nhận thức có mối quan hệ cùng chiều với ý định khởi nghiệp. Tức là nếu sinh viên có sự kiểm soát hành vi được nhận thức cao thì ý định khởi nghiệp cũng sẽ gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu sinh viên cảm thấy việc khởi nghiệp là dễ dàng, họ biết làm thế nào để phát triển một dự án kinh doanh hoặc những hoạt động cần thiết để khởi nghiệp, họ
đã chuẩn bị sẵn sàng và tin rằng nếu khởi nghiệp họ sẽ thành công thì ý định khởi nghiệp sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.
Hệ số Beta chưa chuẩn hóa = 0.299 có ý nghĩa là khi sự kiểm soát hành vi được nhận thức tăng lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp sẽ tăng lên 0.299 đơn vị trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Như vậy, hàm ý cho quản trị được rút ra là để gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên cần gia tăng sự kiểm soát hành vi được nhận thức của họ.
H5a: Ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên thấp hơn đáng kể so với nam sinh viên.
Giả thuyết H5a kiểm định sự khác biệt của giới tính đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên. Kiểm định t-test được sử dụng trong phân tích và cho ra kết quả (Mục 9-Phụ lục 5) như sau: Sig. Levene’s Test bằng 0.565 >0.05. Ta sử dụng kết quả Sig.
kiểm định t hàng Equal variances assumed. Sig kiểm định t bằng 0.002 < 0.05. Như vậy, có sự khác biệt ý định khởi nghiệp giữa các nhóm giới tính khác nhau. Căn cứ vào biểu đồ (Phụ lục 5) cho thấy nam sinh viên có ý định khởi nghiệp cao hơn nữ.
Điều này có nghĩa là giả thuyết H5a được chấp nhận. Do vậy, hàm ý quản trị ở đây là để gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên cần tăng cường các giải pháp hỗ trợ và khuyến khích các sinh viên nam và tích cực đưa ra những giải pháp để khơi gợi và hỗ trợ các nữ sinh viên nữ để tăng tỷ lệ nữ sinh viên khởi nghiệp.
H5b: Sinh viên từ các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế có ý định khởi nghiệp cao hơn các ngành khác.
Trong phân tích 3 nhóm trở lên, kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm trường đào tạo đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích (Mục 12-Phụ lục 5) như sau: Bảng Test of Homogeneity of Variances có Sig. = 0.383 (>0,05) cho thấy phương sai của các nhóm đồng nhất. Bảng ANOVA cho thấy Sig. = 0.037 (< 0,05) tìm thấy bằng chứng thống kê chứng tỏ có sự khác biệt giữa các trường đào tạo đối với ý định
khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào biểu đồ (Mục 12- Phụ lục 5) cho thấy những sinh viên thuộc các trường đào tạo liên quan đến kinh tế như trường đại học Kinh tế, đại học Tài chính – Marketing sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn những sinh viên thuộc các trường khác. Điều này có nghĩa là giả thuyết H5b được chấp nhận.
H5c: Sinh viên từ các chuyên ngành đào tạo thiên về kinh tế có ý định khởi nghiệp cao hơn các chuyên ngành khác.
Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm chuyên ngành đào tạo đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích (Mục 11-Phụ lục 5) như sau: Bảng Test of Homogeneity of Variances có Sig. = 0.901 (>0,05) cho thấy phương sai của các nhóm đồng nhất. Bảng ANOVA cho thấy Sig. = 0.03 (< 0,05) tìm thấy bằng chứng thống kê chứng tỏ có sự khác biệt giữa các nhóm chuyên ngành đào tạo đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào biểu đồ (Mục 11-Phụ lục 5) cho thấy những sinh viên thuộc các chuyên ngành đào tạo liên quan đến kinh tế như: Quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính - ngân hàng sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn những sinh viên thuộc các chuyên ngành khác. Điều này có nghĩa là giả thuyết H5c được chấp nhận.
H5d: Sinh viên xuất thân từ gia đình có truyền thống kinh doanh sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn.
Giả thuyết H5d kiểm định sự khác biệt giữa gia đình có và không có truyền thống kinh doanh đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.
Kiểm định t-test được sử dụng trong phân tích và cho ra kết quả (Mục 14-Phụ lục 5) như sau: Sig. Levene’s Test bằng 0.632 >0.05. Ta sử dụng kết quả Sig. kiểm định t hàng Equal variances assumed. Sig kiểm định t bằng 0.025 < 0.05 (Mục 14-Phụ lục 5). Như vậy, có sự khác biệt ý định khởi nghiệp giữa gia đình có và không có truyền thống kinh doanh. Căn cứ vào biểu đồ (Mục 14-Phụ lục 5) cho thấy những sinh viên
xuất thân từ gia đình có truyền thống kinh doanh sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn những sinh viên không xuất thân từ gia đình có truyền thống kinh doanh. Điều này có nghĩa là giả thuyết H5d được chấp nhận.
H5e: Có sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi của sinh viên về ý định khởi nghiệp.
Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích (Mục 10-Phụ lục 5) như sau: Bảng Test of Homogeneity of Variances có Sig. = 0.266 (>0,05) cho thấy phương sai của các nhóm đồng nhất. Bảng ANOVA cho thấy Sig. = 0,107 (> 0,05), không tìm thấy bằng chứng thống kê chứng tỏ ý có sự khác biệt về các nhóm độ tuổi đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Giả thuyết H5e bị bác bỏ.
H5f: Có sự khác biệt giữa các nhóm hộ khẩu thường trú của sinh viên về ý định khởi nghiệp.
Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm tra sự khác biệt giữa các nhóm hộ khẩu thường trú đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả phân tích (Mục 13-Phụ lục 5) như sau: Bảng Test of Homogeneity of Variances có Sig. = 0,703 (>0,05) cho thấy phương sai của các nhóm đồng nhất.
Bảng ANOVA cho thấy Sig. = 0,261 (> 0,05), không tìm thấy bằng chứng thống kê chứng tỏ ý có sự khác biệt về các nhóm hộ khẩu thường trú đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Giả thuyết H5f bị bác bỏ.
Tóm tắt, kết quả kiểm định các giả thuyết được trình bày trong bảng 4.7 bên dưới:
Bảng 4.7: Tóm tắt kiểm định giả thuyết Giả
thuyết Nội dung Kết luận
H1 Sự chủ động cá nhân có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. Bác bỏ H2
Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý
định khởi nghiệp. Chấp nhận
H3 Tiêu chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. Chấp nhận H4
Sự kiểm soát hành vi được nhận thức có tác động tích cực đến ý
định khởi nghiệp. Chấp nhận
H5a
Ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên thấp hơn đáng kể so với nam
sinh viên. Chấp nhận
H5b
Sinh viên từ các trường đại học thuộc khối ngành kinh tế có ý định
khởi nghiệp cao hơn các ngành khác. Chấp nhận
H5c
Sinh viên từ các chuyên ngành đào tạo thiên về kinh tế có ý định
khởi nghiệp cao hơn các chuyên ngành khác. Chấp nhận
H5d
Sinh viên xuất thân từ gia đình có truyền thống kinh doanh sẽ có ý
định khởi nghiệp cao hơn. Chấp nhận
H5e
Có sự khác biệt giữa các nhóm độ tuổi của sinh viên về ý định
khởi nghiệp. Bác bỏ
H5f
Có sự khác biệt giữa các nhóm hộ khẩu thường trú của sinh viên
về ý định khởi nghiệp. Bác bỏ
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu
Từ kết quả kiểm định các giả thuyết, mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu được hiệu chỉnh như hình 4.3.
Hình 4.3: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Qua các kết quả nghiên cứu như đã trình này ở trên, ta thấy chủ động cá nhân không có mối quan hệ với ý định khởi nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Marina Z. Solesvik, 2014, đồng thời cho thấy thực trạng thiếu tính chủ động của sinh viên tại các trường đại học hiện nay. Các nhân tố còn lại có tác động tích cực theo mức độ như sau: Nhân tố thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có mức độ tác động tích cực mạnh nhất. Phát hiện này phù hợp với những phát hiện của Morrison (2000) nói rằng ý định khởi nghiệp được kích hoạt tích cực bởi thái độ. Kế đến là sự kiểm soát hành vi được nhận thức có mức độ tác động tích cực đứng thứ 2 và tiêu chuẩn chủ quan có mức độ tác động tích cực thấp nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh. Những phát hiện này phù hợp với TPB (Ajzen, 1991) nói rằng thái độ và các tiêu chuẩn chủ quan là những yếu tố dự báo quan trọng về ý định. Sinh viên có quan điểm tích cực có khuynh hướng nghiêng về phía khởi nghiệp. Gia đình và bạn bè, bằng cách cung cấp sự đánh giá cao hơn và động lực cho sinh viên về sự nghiệp của họ với tư cách là một doanh nhân, có thể đóng góp tích cực vào tỷ lệ khởi nghiệp của sinh viên.
Bên cạnh đó, phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đối với ý định khởi nghiệp cho ra kết luận: Có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa các nhóm chuyên ngành đào tạo, các trường đại học và truyền thống kinh doanh của gia đình về ý
định khởi nghiệp. Theo đó, nam sinh viên, sinh viên theo học các chuyên ngành và/
hoặc trường thuộc về kinh tế và/ hoặc gia đình có truyền thống kinh doanh sẽ có ý định khởi nghiệp cao hơn các nhóm còn lại.
Những kết quả này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì qua đó tác giả sẽ có cơ sở đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm gia tăng ý định khởi nghiệp của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh.