Phân tích cơ cấu diễn biến tài sản

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VINACONEX 6 (Trang 33 - 38)

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠIPHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI

2.2.1.1 Phân tích cơ cấu diễn biến tài sản

Để phân tích cơ cấu diễn biến tài sản ta dựa vào bảng sau:

Qua phân tích bảng cơ cấu diễn biến tài sản từ bảng cân đối kế toán ta thấy giá trị tài sản của Công ty cổ phần VINACONEX 6 biến động cụ thể như sau:

Tổng tài sản: năm 2013 so với 2012 giảm là 34.003.726.664 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5.84%. Đến năm 2014 vẫn là xu hướng giảm tổng tài sản so với 20132.188.260.814 đồng, song tỷ lệ giảm đã thấp hơn so với giai đoạn trước (0.4%), nhân tố làm giảm tổng tài sản là do:

Tài sản ngắn hạn: năm 2013 so với 2012 giảm là 23.888.276.769 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 4.9%. Song năm 2014 so với 2013 lại tăng 12.944.784.898 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.79%.

- Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 tăng từ 9.213.093.239 đồng lên 24.036.621.571 đồng tương ứng với mức tăng 160.9%. Nhưng sang năm 2014 thì công ty đã điều chỉnh lượng tiền mặt tại quỹ tăng lên khá cao 72.074.591.921 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 199.89%, có thể thấy lượng tiền mặt tồn tại quỹ của công ty tương đối nhiều, điều này không tốt vì làm chậm vòng quay vốn dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ không hiệu quả.

- Khoản phải thu khách hàng năm 2013 so với năm 2012 tăng nhanh từ 149.960.754.456 đồng lên 226.096.792.680 đồng (tăng 76.136.038.224 đồng tương ứng với tăng 50.77%). Nhưng năm 2014, khoản phải thu khách hàng có tăng lên song tốc độ tăng lại giảm, cụ thể là tăng lên là 241.429.357.656 đồng (tăng 6.79%) điều này cho thấy doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn.

- Hàng tồn kho năm 2013 giảm từ 326.704.369.281 đồng xuống còn 213.670.225.933 đồng, tương ứng với mức giảm 34.6% so với năm 2012.

Năm 2014 hàng tồn kho lại tiếp tục giảm còn 163.135.816.528 đồng. Do đặc điểm của doanh nghiệp là công ty xây dựng mà giá sắt thép, nguyên vật liệu

không ngừng biến động, năm 2013 - 2014 nền kinh tế bị khủng hoảng nên giá sắt, thép bị hạ thấp nên doanh nghiệp giảm trữ lượng tồn kho mặt hàng thép nên giá trị hàng tồn kho giảm.

- Năm 2013 tài sản ngắn hạn khác giảm 27.000.000 đồng, tương ứng với mức giảm 26.32% so với năm 2012. Năm 2014 khoản tài sản ngắn hạn khác tăng đáng kể 108.659.000 đồng tương ứng với mức tăng 143.74% so với năm 2013.

Tài sản dài hạn: Qua bảng phân tích biến động tài sản ta thấy quy mô của tài sản giảm chủ yếu là do giảm về tài sản dài hạn, với mức giảm liên tục trong các năm như sau: Năm 2013 so với năm 2012 giảm -10.115.449.895 đồng tương ứng với giảm 10.77% .Năm 2014 so với năm 2013 lại giảm 15.133.045.712 đồng tương ứng với mức giảm 18.02% chủ yếu là do việc giảm tài sản cố định và bất động sản đầu tư. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã không đầu tư vào nâng cấp sửa chữa tài sản cố định, thêm vào đó việc hoạt động trong lĩnh vực bất động sản trong giai đoạn khủng hoảng cũng làm thâm hụt một phần lớn giá trị của tài sản dài hạn tại công ty. Cụ thể:

- Tài sản cố định năm 2013 so với năm 2012 giảm 6.581.711.437 đồng tương ứng với 10.7%. Năm 2014 tài sản cố định lại tiếp tục giảm nhưng giảm không đáng kể, giảm 4.976.843.649 đồng, điều này là do công ty bán bớt máy móc thiết bị không còn sử dụng và không đầu tư trang thiết bị công nghệ mới để phục vụ sản xuất mà chỉ tính khấu hao tài sản cố định.

Theo bảng này, xét về cơ cấu tài sản để đánh giá khái quát về tài sản thì ta thấy quy mô sử dụng tài sản cả 3 năm 2012, 2013 và 2014 đều tăng. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên ta cần đi sâu vào phân tích từng khoản mục trên bảng kết cấu tài sản. Qua biểu đồ sau đây chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2012, 2013 và 2014:

Biểu đồ 1: Tài sản dài hạn so với tài sản ngắn hạn của công ty GĐ 2012-2014

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính) Tài sản ngắn hạn:

Trong năm 2012 tài sản ngắn hạn có giá trị 487.767.511.894 đồng chiếm tỷ trọng 83.83%. Sang năm 2013 tài sản ngắn hạn có giá trị

463.879.235.125 đồng chiếm tỷ trọng 84.67% và đến năm 2014 thì tài sản ngắn hạn có giá trị 476.824.020.023 đồng chiếm tỷ trọng 87.38% trong tổng tài sản. Như vậy tài sản ngắn hạn có sự thay đổi lớn trong 3 năm cả về giá trị

và tỷ trọng: tuy giá trị tài sản có thay đổi tăng giảm qua các năm song tỷ trọng của TS ngắn hạn trên quy mô tổng tài sản đều có xu hướng tăng. Cụ thể biến động của từng khoản mục như sau:

- Năm 2012 tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền có giá trị

9.213.093.239 đồng chiếm tỷ trọng không đáng kể, chiếm 1.89% trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn, điều này làm ảnh hưởng tới tính linh hoạt của khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Sang năm 2013 khoản này có giá trị

tăng lên 3.2 lần đạt 24.036.621 .571 đồng chiếm tỷ trọng 5.18% trong tổng tài sản ngắn hạn. Như vậy năm 2012 công ty đã để tồn quỹ tiền mặt rất ít, điều này không tốt vì nó sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh và giảm tính chủ

động của doanh nghiệp. Do đó, năm 2013 và 2014 tiền và các khoản tương đương tiền đã được điều chỉnh tăng lên đến năm 2014 72.074.591.921 đồng tương ứng với 15.12% trong tổng tài sản ngắn hạn.

- Khoản phải thu khách hàng năm 2012 có giá trị 149.960.754.456 đồng chiếm tỷ trọng 30.74%. Năm 2013 khoản này có giá trị 226.096.792.680 đồng chiếm tỷ trọng 48.74%, tăng lên 1.8 lần và đến năm 2014 lại tăng lên là 241.429.357.656 đồng. Đây là một dấu hiệu không tốt đối với công ty, vì qua 3 năm khoản phải thu đều tăng lên đặc biệt là năm 2013 với mức tăng khá cao cho thấy doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn rất lớn cũng như các công trình hạng mục đầu tư đang đọng vốn rất lớn.

- Trong tổng tài sản ngắn hạn chúng ta có thể thấy cả 3 năm 2012, 2013 và 2014 hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng lớn song đang có xu hướng giảm.

Cụ thể năm 2012 hàng tồn kho là 326.704.369.281 đồng chiếm tỷ trọng rất lớn (66.89% trong tổng tài sản ngắn hạn). Năm 2013 hàng tồn kho giảm còn 213.670.225.933 đồng song vẫn chiếm tỷ trọng cao 46.06%, tỷ trọng cũng giảm 20.92% và đến năm 2014 hàng tồn kho là 163.135.816.528 đồng chiếm tỷ trọng 34.21%, tỷ trọng giảm 11.84%. Hàng tồn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản vì đặc thù của doanh nghiệp là xây lắp các thiết bị vật tư xây dựng mà mặt hàng sắt thép giai đoạn này có trữ lượng hàng tồn kho lớn. So sánh 3 năm có mức giảm lượng hàng tồn kho có sự thay đổi, đặc biệt là năm 2013 lượng hàng tồn kho giảm mạnh do nền kinh tế suy thoái và giá sắt thép giảm mạnh ban lãnh đạo công ty quyết định giảm lượng hàng tồn kho để giảm chi phí kho bãi cũng như chi phí lãi vay ngân hàng.

- Tài sản ngắn hạn khác của công ty gồm các khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và các khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Năm 2012 tài sản ngắn hạn khác có giá trị 102.594.918 đồng chiếm tỷ trọng nhỏ 0.02%. Năm 2013 tài sản ngắn hạn khác giảm còn 75.594.918 đồng song vẫn chiếm tỷ trọng

0.02% trong cơ cấu. Và năm 2014 khoản này tăng mạnh lên là 184.253.918 đồng chiếm tỷ trọng 0.04%, tỷ trọng tăng gấp đôi so với năm 2013.

Công ty cần có những điều chỉnh hợp lí về khoản tiền mặt và hàng tồn kho để tăng vòng quay vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Tài sản dài hạn:

Do đặc thù về loại hình kinh doanh của công ty là xây lắp và kinh doanh thiết bị, vật tư công trình xây dựng nên tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản cố định có sự thay đổi trong 3 năm, năm 2012 chiếm 65.37%, năm 2013 chiếm 65.4% và năm 2014 chiếm 72.55%. Có sự thay đổi này là do năm 2014 doanh nghiệp mua thêm dây chuyền máy trộn bê tông từ Nhật Bản để trộn bê tông mà tiết kiệm được nguyên vật liệu và phụ gia xây dựng Qua phân tích có thể thấy kết cấu tài sản có những biến động rõ nét. Tỷ trọng tài sản dài hạn có sự thay đổi liên tục trong 3 năm, song song với đó là tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VINACONEX 6 (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w