Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠIPHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI
2.3 Đánh giá chung tình hình tài chính Công ty cổ phầnVINACONEX 6 .1 Thuận lợi
Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần VINACONEX 6 qua 3 năm 2012, 2013 và năm 2014 có thể thấy một số điểm nổi bật sau đây:
Doanh thu năm 2013 tăng từ 693.438 tỷ đồng năm 2012 lên 830.233 tỷ đồng, song đến năm 2014 thì doanh thu có thuế của công ty lại giảm xuống còn 640.240 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận trước thuế trong 3 năm 2012, 2013 và 2014 lại tăng liên tục, trong khi đó, ở giai đoạn nền kinh tế khó khăn này, hàng ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa, phá sản, trong khi VINACONEX 6 vẫn có lợi nhuận tăng liên tục. Qua đó càng khẳng định sự phát triển vũng chắc của VINACONEX 6.
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới tạo nhiều cơ hội cho Công ty phát triển, thu hút thêm nhiều đối tác mới. Công ty cổ phần VINACONEX 6 có trụ sở chính đặt tại phố Hoàng Đạo Thuý, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội – trung tâm Kinh tế - chính trị- văn hóa của cả nước, nơi các công trình xây dựng và bất động sản phát triển rất sôi nổi, thuận lợi cho việc giao lưu vận chuyển hàng hóa , lưu thông hàng hóa tới các tỉnh lân cận và toàn bộ miền Bắc.
Công ty nhập máy móc thiết bị tiên tiến được đầu tư hàng tỷ đồng từ Nhật, Trung Quốc đáp ứng được nhu cầu chất lượng, đem lại uy tín và sự tin tưởng của khách hàng.
Kết quả nổi bật mà công ty cổ phần VINACONEX 6 đã đạt được trong giai đoạn 2012-2014 không thể không nói đến tổng giá trị sản lượng của công ty tăng lên là 736.622 tỷ đồng (năm 2014), tăng 8 lần so với năm 2008 (93.786 tỷ đồng).
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh những thuận lợi trên, Công ty còn tồn tại một số vấn đề sau:
Qua số liệu phân tích cho ta thấy Công ty chưa chú trọng tới việc đầu tư vào tài sản dài hạn, tài sản dài hạn của công ty chỉ chiếm từ 15 -> 17% do đặc thù kinh doanh của công ty chủ yếu là lĩnh vực xây lắp và bất động sản đầu tư, nên việc đầu tư vào tài sản cố định là không lớn.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao trong tài sản ngắn hạn chiếm từ 34-67% làm tăng chi phí lưu kho điều này sẽ làm ảnh hưởng nhiều tới lợi nhuận của doanh nghiệp vì thế công ty cần có những biện pháp hợp lý để điều chỉnh lượng hàng tồn kho một cách phù hợp. Về trang thiết bị cũng cần chú trọng đầu tư thêm những trang thiết bị phù hợp, đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện tại và lâu dài.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định tương đối thấp cần nâng cao hơn nữa để kinh doanh hiệu quả hơn. Hệ thống báo cáo tài chính của công ty chưa đầy đủ, thực tế trong hệ thống báo cáo tài chính của công ty chỉ bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, và thuyết minh báo cáo tài chính mà thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho thấy dòng lưu chuyển lượng tiền của doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ thu chi thanh toán về hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, hoạt động tài chính trong một thời kì nhất định của doanh nghiệp. Vì thế khi thiếu báo cáo lưu chuyển tiền tệ ban lãnh đạo công ty sẽ không nắm được thông tin để đánh giá khả năng tạo tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền.
Công tác thu hồi nợ còn chưa hiệu quả, biểu hiện cụ thể là các khoản phải thu vẫn còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Cụ thể: Khoản phải thu khách hàng năm 2013 so với năm 2012 tăng nhanh từ 149.960.754.456 đồng lên
226.096.792.680 đồng (tăng 76.136.038.224 đồng tương ứng với tăng 50.77%). Nhưng năm 2014, khoản phải thu khách hàng có tăng lên song tốc độ tăng lại giảm, cụ thể là tăng lên là 241.429.357.656 đồng (tăng 6.79%) điều này cho thấy doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Do vậy, công ty cần chú trọng công tác thu hồi vốn để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình hơn nữa.
Chương 3