Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VINACONEX 6 (Trang 38 - 42)

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠIPHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI

2.2.1.2 Phân tích cơ cấu và diễn biến nguồn vốn

Để phân tích cơ cấu diễn biến nguồn vốn ta dựa vào bảng sau:

Thông qua bảng phân tích biến động nguồn vốn có thể thấy: giai đoạn 2012 – 2014, tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng giảm liên tục, cụ thể:

năm 2013 so với 2012 giảm là 34.003.726.664 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 5.84%. Đến năm 2014 vẫn là xu hướng giảm tổng tài sản so với 20132.188.260.814 đồng, song tỷ lệ giảm đã thấp hơn so với giai đoạn trước (0.4%). Sở dĩ là do giai đoạn này tình hình kinh tế trong nước và Thế giới gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Mà công ty cổ phần VINACONEX 6 lại là một công ty chuyên về thiết bị vật tư xây lắp và bất động sản nên bị ảnh hưởng không nhỏ. Đến giữa năm 2014, nền kinh tế có nhiều khởi sắc nên tỷ lệ giảm của nguồn vốn đã được kiểm soát và giảm ít hơn so với giai đoạn 2012-2013.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

- Nợ phải trả: Năm 2013 so với 2012 giảm 33.506.369.452 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 7.14%, sang năm 2014 nợ phải trả vẫn giảm song giảm nhẹ là 2.645.185.545 đồng tương ứng với giảm 0.6% so với năm 2013.

Trong nợ phải trả có các khoản vay và nợ ngắn hạn, dài hạn biến đổi một cách đột ngột:

Nợ ngắn hạn: Năm 2013 so với năm 2012, nợ ngắn hạn giảm 32.972.707.272 đồng tương ứng giảm 7.03%, nhưng sang năm 2014 khoản này giảm nhẹ hơn so với giai đoạn trước, giảm 2.645.185.545 đồng so với năm 2013. Trong nợ ngắn hạn thì khoản phải trả cho người bán giảm nhiều nhất, cụ thể năm 2012 phải trả người bán là 290.082.462.486 đồng, nhưng đến năm 2013 công ty đã thanh toán cho bên cung cấp nguyên liệu một số

hạng mục công trình ở Hưng Yên, Hải Phòng nên khoản phải trả cho người bán giảm còn 249.345.515.401 đồng. Song đến năm 2014 nợ phải trả người bán tăng 26.520.934.554 đồng. Làm cho nợ phải trả giảm nhẹ trong khi các yếu tố khác như vay và nợ ngắn hạn giảm mạnh.

Nợ dài hạn: Trong khi nợ ngắn hạn năm 2013 giảm nhẹ thì công ty đã thanh toán được hoàn toàn khoản nợ dài hạn trị giá 493.662.180 đồng mà năm 2012 công ty phải trả. Sau đó năm 2014 công ty cũng không phát sinh khoản nợ dài hạn nào nữa.Qua phân tích nợ phải trả có thể thấy công ty có khả năng chiếm dụng vốn, có khả năng thanh toán tốt, không phải chịu sức ép từ các khoản nợ vay. Tuy nhiên nếu công ty không có khả năng thanh toán tốt thì công ty sẽ bị ràng buộc hoặc bị sức ép từ các khoản nợ vay mới.

Theo bảng 2 đánh giá khái quát về nguồn vốn thì ta thấy tổng nguồn vốn cả 3 năm 2012, 2013 và 2014 đều có sự thay đổi. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên ta cần đi sâu vào phân tích từng khoản mục trên bảng kết cấu nguồn vốn. Qua biểu đồ sau đây chúng ta sẽ có cái nhìn tổng quát về cơ cấu nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2012, 2013, 2014:

Biểu đồ 2: Nguồn vốn chủ sở hữu so với nợ phải trả của Công ty cổ phần VINACONEX 6 2012-2014

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)

Theo bảng phân tích kết cấu nguồn vốn ta thấy năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nguồn vốn, chỉ chiếm 112.613.685.524 đồng tương ứng với 14.35%, năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng nhưng không đáng kể, tăng lên là 112.076.324.312 đồng chiếm tỷ trọng 25.11%. Sang năm 2014, giá trị vốn chủ sở hữu lại giảm còn 112.573.253.043 đồng và tỷ trọng vốn giảm còn 10.76%. Vốn chủ sở hữu tăng là do doanh nghiệp huy động vốn chủ sở hữu tăng và do khoản lợi nhuận chưa phân phối cũng tăng. Nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm đi là do cơ cấu nợ phải trả tăng lên.

Nợ phải trả: luôn chiếm tỷ trọng lớn trong 3 năm. Năm 2013 so với 2012 tuy cú giảm tỷ trọng từ 85.35% xuụ́ng 74.89% song vẫn chiếm ắ tổng nguồn vốn. Nhưng đến năm 2014 so với 2013 lại tăng lên chiếm 73.17%

trong quy mô mặc dù giá trị có giảm so với năm 2013. Trong khi đó nợ dài hạn giảm còn 0 đồng, ta có thể thấy doanh nghiệp có khả năng huy động vốn vay rất tốt tuy nhiên việc tăng khoản vay ngắn hạn và giảm khoản vay dài hạn rất có thể dẫn đến rủi ro trong kinh doanh. Doanh nghiệp cần có điều chỉnh giữa khoản vay ngắn hạn và vay dài hạn sao cho hợp lí để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và hạn chế được rủi ro.

Kết luận: Phân tích tình hình tài chính thông qua phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty cổ phần VINACONEX 6 cho thấy:

Các khoản phải thu của khách hàng tăng, phản ánh nguồn vốn của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng, do đó công ty đang cố gắng đẩy mạnh công tác thu hồi công nợ.

Hàng tồn kho liên tục giảm do giá cả nguyên vật liệu, phụ gia xây dựng giảm giá mạnh do tình hình kinh tế gặp khó khăn, Công ty cổ phần VINACONEX 6 cũng không tránh khỏi tình trạng chung ấy, từ đó cần có biện

pháp cụ thể, đúng đắn để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không gây ứ đọng vốn…

Tài sản cố định tuy chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản dài hạn nhưng lại chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản. Do đặc thù kinh doanh của Công ty cổ phần VINACONEX 6 là xây lắp và thi công công trình xây dựng nên tài sản cố định không chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng tài sản.

Vốn chủ sở hữu tăng chậm, nợ phải trả liên tục tăng nhanh điều này rất dễ dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp.

Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát để có kết luận đúng đắn, chính xác phải đi sâu phân tích các chỉ tiêu khác liên quan đến tình hình tài chính của công ty để thấy hết được bức tranh toàn cảnh về công ty.

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần VINACONEX 6 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w