Nội dung pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp Luật Thương Mại Đại Học Thương Mại (Trang 20 - 31)

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.2.2.1 Nội dung pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Theo pháp luật của Công Ước Viên thì pháp luật về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định thành bảy nội dung cơ bản như: hàng hóa, giá cả , thanh toán, giao nhận hàng hóa và chứng từ, bảo quản hàng hóa, kiểm tra hàng hóa và chuyển giao rủi ro.

Thứ Nhất : Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hàng hóa là đối tượng trong hợp đồng mua bán quốc tế, được Công Ước Viên 1980 định nghĩa là hàng hóa tại điều 2 của công ước này

Theo đó Điều 2 của Công Ước viên 1980 quy định : “Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:

a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.

b. Bán đấu giá.

c. Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.

d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.

e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.

f. Ðiện năng”.

Có thể thấy rằng Công Ước này đã định nghĩa hàng hóa theo phương pháp loại trừ mà không liệt kê các loại hàng hóa. Đối với những hàng hóa không rơi vào trường hợp ở điều 2 của công ước này thì được coi là hàng hóa trong hợp đồng. Kể cả các loại hàng hóa như bất động sản, động sản, vật gắn liền với đất đều có thể được coi là hàng hóa theo công ước này, mặc dù nó không phải là hàng hóa trong hợp đồng theo quy định pháp luật của Việt Nam.

Ngoài ra để điều chỉnh về vấn đề hàng hóa trong hợp đồng Công ước viên còn quy địnhvề hàng hóa không phù hợp với hợp đồng tại Điều 35 quy định

“1. Người bán giao hàng đúng số lượng, phẩm chất và mô tả như quy định trong hợp đồng, và đúng bao bì hay đóng gói như hợp đồng yêu cầu.

Đây là nguyên tắc điều chỉnh về vấn đề hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nguyên tắc này thể hiện ý chí tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng là điều tiên quyết.

Tuy nhiên trong trường hợp các bên chủ thể không quy định điều khoản về hàng hóa trong hợp đồng thì theo Công ước viên 1980 khoản 2 điều 35 quy định: “Ngoại trừ những trường hợp đã được các bên thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với hợp đồng nếu:

a. Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng mà các hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp ứng.

b. Hàng không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà người bán đã trực tiếp hoặc gián tiếp biết được vào lúc ký hợp đồng, trừ trường hợp nếu căn cứ vào các hoàn cảnh cụ thể có thể thấy rằng không dựa vào ý kiến hay sự phán đoán của người bán hoặc nếu đối với họ làm như thế là không hợp lý.

c. Hàng không có các tính chất của hàng mẫu hoặc kiểu dáng mà người bán đã cung cấp cho người mua.

d. Hàng không được đóng phong bì theo cách thông thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn và bảo vệ hàng hoá đó”

Theo điều này thì quy định về hàng hóa phù hợp với hợp đồng cũng được quy định theo phương pháp loại trừ. Hàng hóa không rơi vào khoản 2 điều 35 thì sẽ được xem là hàng

hóa phù hợp với hợp đồng. Có thể nói với phương pháp loại trừ Công ước Viên 1980 đã tạo ra một khung pháp lý rộng hơn cho các chủ thể tham gia hợp đồng. Việc liệt kê các loại hàng hóa không phù hợp với hợp đồng có thể sẽ dễ hơn cho các chủ thể khi áp dụng điều khoản về hàng hóa trong hợp đồng. Tuy nhiên để xác định được hàng hóa phù hợp hay không phù hợp thì các bên trong hợp đồng nên quy định về các phương pháp xác định, theo như điều 2 thì việc xác định tính phù hợp hàng hóa bằng mặt hàng cùng loại là không dễ dàng vì mỗi thị trường lại có một mục đích sử dụng khác nhau. Việc hàng hóa không phù hợp với hợp đồng dẫn đến những hậu quả pháp lý như bên mua hủy hợp đồng, bên mua từ chối thanh toán... Vì vậy các điều khoản về hàng hóa cần được chú ý trong hợp đồng

Thứ Hai: Giá của hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Xác định giá là quyền và nghĩa vụ của bên bán, thông thường các quy định về cách tính giá thường được quy định rất chặt chẽ, rõ ràng trong hợp đồng bởi vì đây là một điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Tuy nhiên trong một số trường hợp hợp đồng không quy định về các định giá thì theo Công Ước viên hàng hóa có thể được tính bằng cách suy đoán theo hàng hóa tương tự được bán trong điều kiện tương tự (Điều 55 Công Ước viên 1980). Tuy nhiên việc xem xét hàng hóa tương tự trong điều kiện tương tự là rất khó, vì mỗi hàng hóa đều có đặc điểm riêng.

Ngoài Công Ước Viên 1980 thì Bô nguyên tắc cũng quy định về vấn đề xác định giá.Theo bộ nguyên tắc uni droit thì việc xác định giá cả được quy định như sau:

ĐIỀU 5.1.7: Xác định giá

“1. Khi hợp đồng không ấn định giá hoặc không đưa ra phương thức xác định giá, các bên trong hợp đồng được coi như, trừ chỉ dẫn ngược lại, đã hướng tới mức giá thông thường được áp dụng vào thời điểm giao kết hợp đồng tại cùng ngành hàng, cho cùng công việc thực hiện trong hoàn cảnh tương tự, hoặc nếu không có mức giá này, thì hướng tới mức giá hợp lý.

2. Khi mức giá do một bên ấn định rõ ràng là phi lý, thì một mức giá hợp lý sẽ thay thế,dù cho hợp đồng có quy định ngược lại.

3. Khi bên thứ ba có trách nhiệm ấn định mức giá nhưng không thể hoặc không muốn làm việc này, thì một mức giá hợp lý sẽ được xác định.

4. Khi mức giá được ấn định thông qua tham khảo một yếu tố, mà yếu tố này không tồn tại, đã chấm dứt tồn tại hay không thể tham chiếu, thì một yếu tố tương đương gần nhất sẽ thay thế”

Có thể thấy cả công ước viên và bộ nguyên tắc có những quy định tương đồng với nhau về quy định về cách thức xác định giá cả trong trường hợp đối với loại hợp đồng không quy định giá cả thì có thể dựa vào giá cả của các loại hàng hóa tương tự trong nghành hàng hoặc bên thứ ba có trách nhiệm đưa ra định giá. Tuy nhiên trong trường hợp bên thứ ba có quyền không muốn hoặc từ chối định giá hàng hóa thì vẫn có thể đưa ra mức giá hợp lý khác, nhưng trong hai văn bản trên lại không đưa ra các quy định bổ sung cho trường hợp nếu bên thứ ba từ chối định giá. Điểm này là điểm thiếu xót của văn bản quốc tế cần bổ sung . Những quy định này góp phần xác định chính xác giá trị của hàng hóa , giá trị hợp đồng nhằm dễ dàng trong việc thực hiện các công việc khác ví dụ như tính chi phí bảo hiểm. Tuy nhiên trong mua bán hàng hóa quốc tế việc xã định giá trị hàng hóa của một hợp đồng không hề dễ dang do còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố hay các tập quán kinh tế mà hai bên chủ thể lựa chọn .

Tóm lại hiện nay theo pháp luật quốc tế việc xác định giá cả sẽ được xác định như sau.

Giá cả sẽ được xác định là giá theo hợp đồng, Trong trường hợp hợp đồng không quy định thì sẽ có 3 cách xác đinh là: xác định theo khối lượng, theo giá cả hàng hóa cùng nghành , theo người thứ 3 định giá.

Thứ Ba: Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng trong hợp đồng thuộc về bên mua theo quy định trong hợp đồng.Việc thanh toán không chỉ có tiền hàng mà còn bao gồm các loại luật lệ và chi phí giúp bên mua thực hiện nghĩa vụ ( Điều 54 Công ước viên 1980). Theo đó ngoài tiền hàng thì bên mua phải thanh toán các khoản chi phí như phí chuyển tiền , các loại phí theo quy định ngân hàng phải mở L/C nếu các bên thỏa thuận dùng biện pháp thanh toán này. Nếu hai bên không quy định thì nghĩa vụ thanh toán tuân theo quy định của Công ƯớcViên 1980 về trách nhiệm thanh toán tiền hàng của người mua. Cụ thể các quy định về thanh toán theo công ước viên được quy định theo hai nội dung: Địa điểm thanh toán, Thời gian, ngoài ra bộ nguyên tắc Unidroit 2004 còn quy định về các công cụ thanh toán

 Về thời gian thanh toán nếu trong hợp đồng không quy định thì theo điều 58 Công Uớc Viên 1980 quy định: “1. Nếu người mua không có nghĩa vụ phải trả tiền vào một

thời hạn cụ thể nào nhất định, thì họ phải trả khi, chiếu theo hợp đồng và Công ước này, người bán đặt dưới quyền định đoạt của người mua, hoặc hàng hóa hoặc các chứng từ nhận hàng. Người bán có thể đặt điều kiện phải thanh toán như vậy để đổi lại việc họ giao hàng hoặc chứng từ.

2. Nếu hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa, người bán có thể gửi hàng đi với điều kiện là hàng hay chứng từ nhận hàng chỉ được giao cho người mua khi người mua thanh toán tiền hàng.

3. Người mua không có nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng trước khi họ có thể kiểm tra hàng hóa, trừ những trường hợp mà có thể thức giao hàng hay trả tiền do các bên thỏa thuận không cho phép làm việc đó.”

Theo quy định của điều 58 này có thể thấy rằng công ước viên bảo vệ quyền lợi của cả 2 bên chủ thể trong hợp đồng đặc biệt là người bán. Kể cả trong trường hợp không quy định thời gian thanh toán thì người mua vẫn phải thanh toán cho người bán tại 2 thời điểm đó là thời điểm sau khi nhận chứng từ hoặc sau khi nhận hàng . Đối với trường hợp hợp đồng quy định việc chuyên chở hàng hóa thì thời gian thanh toán có thể là thời điểm người bán giao hàng hoặc giao chứng từ, đối với điều kiện này sẽ phụ thuộc vào các điều kiện vận chuyển mà 2 bên lựa chọn theo tập quán vận chuyển quy định thời gian giao hàng và chứng từ

 Về địa điểm thanh toán, tất cả các nghĩa vụ thanh toán trên đều phải phù hợp với hợp đồng mà hai bên đã giao kết. Tuy nhiên trong trường hợp hợp đồng không quy định rõ địa điểm thanh toán thì người mua có quyền lựa chọn thanh toán :tại nơi có trụ sở thương mại của người bán hoặc tại nơi giao hàng hoặc chứng từ nếu việc trả tiền phải được làm cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ. Điều này được quy định tại điều 57 của công ước viên 1980. Quy định này nhằm giúp các bên hạn chế được tranh chấp trong vi phạm nghĩa vụ về thanh toán, Chỉ cần hợp đồng lựa chọn công ước viên điều chỉnh hoặc các bên là thành viên của công ước viên thì có thể áp dụng điều khoản trên.

Khi người bán thay đổi địa điểm thanh toán hoặc trụ sở thương mại sau khi ký hợp đồng thì mọi chi phí phát sinh thêm do việc chuyển địa điểm do người bán chịu trách nhiệm. Quy định này có thể cho thấy nghĩa vụ thanh toán của người mua là nghĩa vụ thanh toán những chi phí đã cam kết theo hợp đồng và các chi phí để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

 Ngoài các quy định về thời gian và địa điểm thanh toán theo Công Ước Viên 1980 thì theo Bộ nguyên tắc Unidroit 2004 quy định về công cụ thanh toán được quy định từ điều 6.1.7 đến điều 6.1.10 chủ yếu quy định về các công cụ thanh toán “ĐIỀU 6.1.7 Thanh toán bằng séc hoặc bằng các công cụ khác

1) Việc thanh toán có thể được thực hiện bằng bất kỳ phương thức nào được sử dụng theo các điều kiện thương mại thông thường tại địa điểm thanh toán.

2) Tuy nhiên, nếu bên có quyền chấp nhận séc, lệnh trả tiền khác hoặc cam kết trả tiền theo quy định tại khoản trên hoặc một cách tự nguyện thì chỉ được coi là đã làm việc đó khi công cụ thanh toán đó đã được thanh toán.”

Theo quy định về hình thức này thì bộ nguyên tắc này cho phép sử dụng séc hoặc các công cụ khác như lệnh trả tiền hoặc cam kết trả nếu bên có quyền tức là bên được nhận đồng ý hoặc chấp nhận công cụ thanh toán này, Tuy nhiên trong quy định không chỉ rõ là người thanh toán sẽ hết nghĩa vụ khi nào bởi vì trên thực tế khi người có quyền nhận séc từ tay người có nghĩa vụ thì thực tế là người đó chưa nhận được tiền

“ĐIỀU 6.1.8 Thanh toán bằng chuyển khoản

1) Trừ trường hợp bên có quyền chỉ định một tài khoản cụ thể, việc thanh toán có thể được thực hiện bằng cách chuyển khoản vào bất kỳ tổ chức tài chính nào mà bên có quyền cho biết là có tài khoản ở đó.

2) Trong trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản, bên có nghĩa vụ được giải phóng nghĩa vụ vào ngày việc chuyển khoản vào tổ chức tài chính của bên có quyền có hiệu lực.”

Với hình thứ bằng chuyển khoản thì bộ nguyên tắc này lại cho phép nếu không có chỉ định một tài khoản nào cụ thể thì người có nghĩa vụ có thể chuyển khoản vào một tổ chức thứ ba mà cả 2 bên cùng biết thông thường hình thức này có thể côi là hình thức ủy thác thanh toán . Tuy nhiên hình thức này chỉ áp dụng khi 2 bên đều đã quen thuộc và tổ chức tài chính này là uy tín. Tuy nhiên khi áp dụng hình thức này bên mua và bên bán đều có thể bị thiệt bở chính sách ngoại hối mà chính phủ nơi tổ chức này áp dụng.

Có thể nói rằng quy định của công ước viên và bộ nguyên tắc đang bổ sung cho nhau ở công ước viên quy định về rõ thời hạn thanh toán và địa điểm thanh toán, theo đó người mua phải thanh toán đúng theo quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp không quy định thời gian thanh toán và địa điểm thanh toán thì bên mua có quyền thanh toán vào các

thời điểm sau khi nhận được hàng hóa và chứng từ hoặc sau khi kiểm tra hàng hóa tại các địa điểm như trụ sở của người bán hoặc văn phòng đại diện. Đối quy định trong bộ nguyên tắc thì quy định các trường hợp sử dụng công cụ thanh tóan có thể bằng chuyển khoản , bằng séc, bằng tiền mặt, bằng các công cụ khác có giá trị thanh toán như thư hoặc điện thanh toán. Nhìn chung theo quy định của hai văn bản trên có thể khá đầy đủ, đáp ứng nhu cầu thanh toán linh động nhanh chóng cho các đối tác cách xa nhau về khoảng các địa lý.

Thứ Tư: Giao nhận hàng hóa và chứng từ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Nghĩa vụ giao nhận hàng hóa trong hợp đồng là nghĩa vụ của các bên chủ thể. Theo quy định của công ước viên 1980 trong giao nhận hàng hóa thì nội dung này được chia theo nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán và bên mua.

 Đối với bên bán, giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán. Việc đảm bảo thực hiện nghĩa vụ giao hàng của bên bán nhằm bảo vẹ quyền lợi của bên mua.

Theo công ước viên 1980 quy định về nghĩa vụ giao hàng cụ thể như:

 Giao hàng đúng địa điểm và thời gian khi hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng thì người bán phải giao hàng tại địa điểm hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng . Trong trường hợp hai bên không ấn định địa điểm giao hàng thì việc xác định địa điểm giao hàng theo Công ước viên được xác định như sau: giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên nếu hợp đồng có liên quan đến vận chuyển. Nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là hàng đặc định hoặc là hàng đồng loại phải được trích ra từ một khối lượng dự trữ xác định hoặc phải được chế tạo hay sản xuất ra và vào lúc ký kết hợp đồng, các bên đã biết rằng hàng đã có hay đã phải được chế tạo hoặc sản xuất ra tại một nơi nào đó thì người bán phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đó.Trong các trường hợp khác, người bán có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi nào mà người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm ký kết hợp đồng ( theo điều 31 Công ước Viên 1980). Có thể thấy địa điểm giao hàng trong Công ước Viên luôn đúng về lập trường của người mua. Trên thực tế trong hợp đồng địa điểm giao hàng cần được xác định rõ và địa điểm này thường tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở. Ví dụ khi so sánh hai điều kiện giao hàng CIF và DDU, trong hợp đồng mua bán theo điều kiện CIF trách nhiệm giao hàng của bên bán được hoàn thành khi hàng hoá được giao lên tàu ở cảng đi.

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp Luật Thương Mại Đại Học Thương Mại (Trang 20 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w