Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp Luật Thương Mại Đại Học Thương Mại (Trang 42 - 45)

Chương II: Thực trạng pháp luật điều chỉnh về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Công ty Cổ phần Sản xuất Bao bì Khánh An

2.1 Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng

2.1.1: Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trong những năm qua tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt nam luôn luôn ở mức cao, có thể thấy hiện nay việc trao đổi mua bán hàng hóa quốc tế đã không còn xa lạ và ngày càng có nhu cầu cao. Minh chứng cho quan niệm đó ta có thể tham khảo biểu đồ sau:

Biểu đồ thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của việt nam từ năm 2006 đến 20163

Có thể thấy xuất nhập khẩu từ năm 2006 đến nay đã tăng vọt theo các năm. Theo đó là tình hình sử dụng hợp đồng mua bán hàng hóa gia tăng. Đến nay Việt Nam chủ yếu xuật nhập khẩu sang các thị trường như thị trường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực Châu Á với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nổi bật như: thị trường Trung Quốc với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng 12,4%

3 Nguồn thống kê hải quan ngày 18/1/2017

tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5%; ...

Thị trường Châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD; tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%; Thị trường Châu Âu với kim ngạch gần 37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Trong đó, thị trường EU (28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; Châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%.4

Từ các số liệu trên có thể thấy hàng năm Việt Nam có hơn ngàn hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xuất khẩu sang các thị trường châu Á và Mỹ giá trị kinh tế lên đến hàng tỷ usd. Có thể thấy nhu cầu về các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngày càng tăng.. Từ khi gia nhập WTO cho đến nay nhà nước không ngừng cố gắng đưa ra các văn bản pháp luật để điều chỉnh về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như luật thương mại 2005, các văn bản quy phạm pháp luật như: Nghị định số 23/ 2007/ TT-BTM ngày 17/7/2007;

Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006...nhằm tạo nên môi trường pháp luật bảo vệ và kích thích các thương nhân đầu tư và phát triển kinh tế, tạo ra môi trường kinh doanh phát triển lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tuy nhiên có thể thấy hiện nay pháp luật Việt Nam chưa thể theo kịp với thực tế kinh doanh của các doanh nghiệp dẫn đến nhiều quy định trái ngược với các văn bản điều ước quốc tế như Công ước Viên 1980, Bộ nguyên tắc Unidroit... Dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện hợp đồng và dễ xảy ra tranh chấp.

2.1.2 Tổng quan tình hình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại công ty cổ phần sản xuất bao bì Khánh An

Thực tế hiện nay việc kinh doanh mua bán hàng hóa quốc tế không còn xa lạ với các thành phần kinh tế của nước ta, việc thực hiện hợp đồng trong mua bán hàng hóa ngày càng nhiều và được sử dụng một cách thường xuyên. Chính vì vậy việc vận dụng hợp đồng vào việc xuất khẩu và nhâp khẩu bao bì , máy móc của công ty cổ phần sản xuất bao bì khánh an là điều tất yếu. Kể từ năm 2012 công ty được thanh lập đến nay việc sử

dụng và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm xuất khẩu các sản phẩm như bao jumbo , bao bigbag , bao container sử dụng trong các nghành công nghiệp nặng như luyện vôi , đá vôi , xi măng hay cá nghành thực phẩm.

Đối tác xuất khẩu của công ty chủ yếu là các thị trường hàn quốc , nhật bản , thái lan....

Đây là các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu tại châu Á, chính vì vậy khi mà giao thương với đối tác có nền kinh tế phát triển sẽ có những cơ hội và sức ép nhất định đối với công ty.

Nhìn từ số liệu công ty cung cấp thì năm 2016 công ty có tổng số hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là 375 hợp đồng, năm 2017 là 425 hợp đồng, năm 2018 tính từ đầu năm đến nay có khoảng hơn 100 hợp đồng xuất khẩu bao bì 5. Có thể thấy nhu cầu sử dụng và thực hiện hợp đồng mua bán của công ty là rất lớn. Tuy nhiên chưa có ban pháp chế trong bộ máy nên việc sử lý các vần đề liên quan đến pháp luật của hợp đồng do công ty ký kết còn hạn chế.

2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tại Việt Nam

Thứ nhất yếu tố kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng phát triển tất yếu của các quốc gia trên thế giới hiện nay, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.

Từ vỏn vẹn 11 nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1954, đến năm 2015 chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 185 nước, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại tất cả châu lục; đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với nhiều quốc gia chủ chốt trên thế giới. Điều này đòi hỏi pháp luật nước ta phải đảm bảo sự tương thích với pháp luật quốc tế và các nước trên thế giới. Cho nên pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam cũng cần phải có sự hoàn thiện hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi giúp hoạt động thương mại quốc tế phát triển.

Thứ hai yếu tố con người: Con người đóng vai trò là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho nên đây là yếu tố tác động trực tiếp tới việc thực thi pháp luật. Trình độ dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để có những hành vi và cách xử sự hợp pháp.

Người có trình độ văn hóa cao sẽ dễ dàng tiếp cận, hiểu biết và nhận thức đúng pháp luật hơn so với người có trình độ văn hóa thấp và ngược lại. Thực tế cho thấy hầu hết các tranh chấp xảy ra trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế là do sự thiếu chặt chẽ của

5 Ngườn phòng hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì khánh An

hợp đồng. Như vậy, nhận thức của con người về pháp luật sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ rủi ro khi thực hiện hợp đồng.

Thứ ba sự quản lý của Nhà nước đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Nhà nước là cơ quan có vai trò quyết định đến sự ổn định của nền kinh tế và là cơ sở thúc đẩy ngoại thương phát triển. Để thực hiện các mục tiêu đó, điều quan trọng nhất là Nhà nước tạo lập khung pháp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra hiệu quả và cũng chỉ duy nhất Nhà nước có được chức năng này. Theo đó, hệ chuẩn pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Nhà nước càng được xây dựng đồng bộ, đúng đắn, nhất quán và kịp thời bao nhiêu, càng có tác động tích cực tới sự vận hành của nền kinh tế bấy nhiêu.

Bên cạnh các yếu tố trên, còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đên pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như sự phát triển của khoa học kỹ thuật, văn hóa doanh nghiệp… Có thể kết luận rằng, trước những ảnh hưởng từ các yếu tố khác nhau, công tác nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện các quy phạm pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một nhu cầu tất yếu.

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp Luật Thương Mại Đại Học Thương Mại (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w