Nội dung pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp Luật Thương Mại Đại Học Thương Mại (Trang 31 - 42)

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

1.2. Cơ sở ban hành và nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.2.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là một phần trong hợp đồng thương mại vì vậy cũng chịu sự điều chỉnh của luật Thương mại 2005 . Theo luật thương mại 2005 thì nội dung về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được phân chia tương tự như trong Công ước Viên 1980, vì vậy nội dung này cũng được chia làm 6 nội dung: hàng hóa, giá , thanh toán, giao nhận hàng và chứng từ , kiểm tra hàng hóa,và chuyển giao rủi ro Thứ Nhất: Hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa về hàng hóa tại khoản 2 điều 3 “Hàng hóa bao gồm: a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

b) Những vật gắn liền với đất đai.”. Tuy nhiên các điều 28, 29 , 30 của luật này pháp luật Việt nam lại quy định đối tượng của hàng hóa quốc tế là hàng hóa có thể dịch chuyển được qua các hình thức xuất nhập khẩu thông thường. Như vậy, nếu đối tượng của hợp đồng mua bán là bất bộng sản, vật gắn liền với đất đai thì không thể dich chuyển theo hình thức xuất nhập khẩu. Hơn nữa hàng hóa là bất động sản , động sản là thuộc danh mục hàng hóa cấm theo khoản 3 điều 28 luật Thương mại 2005 . Vì vậy có thể nói hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo pháp luật Việt Nam không bao gồm các loại động sản , bất động sản và các loại hàng cấm xuất nhập khẩu theo quy định của chính phủ.

Về chất lượng và số lượng của hàng hóa trong hợp đồng được các bên của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể thỏa thuận và ghi trong hợp đồng về số lượng hàng hóa cụ thể hoặc số lượng hàng hóa được xác định bằng đơn vị đo lường theo tập quán thương mại quốc tế như chiếc, mét vuông, kilôgam hay bằng đơn vị nào khác tùy theo tính chất của hàng hóa. Chất lượng hàng hóa giúp xác định chính xác hơn đối tượng của hợp đồng theo nhu cầu của người mua với những tính năng, kích thước, quy cách nhất định. Thỏa thuận cụ thể về số lượng và chất lượng hàng hóa là cơ sở để xác định giá cả một cách tốt nhất. Trách nhiệm của các bên cũng sẽ khác nhau với mỗi phương pháp xác định chất lượng hàng hóa, có các phương pháp xác định chất lượng như dựa vào các phẩm cấp

hoặc các tiêu chuẩn (ISO 9001, TCVN…), dựa vào mẫu hàng hóa, dựa vào nhãn hiệu hàng hóa hay điều kiện kỹ thuật… Song song với đó, một số thị trường lại có các quy định riêng về chất lượng hàng hóa mà các bên khi giao kết hợp đồng cần quan tâm như:

quy định về phụ gia thực phẩm với thị trường EU, quy định mức giới hạn tối đa về hóa chất trong thủy sản với thị trường Canada, quy định vệ sinh đối với hàng thủy sản theo Bộ luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản ở thị trường Nhật Bản…

Thứ Hai: Giá của hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Các bên có thể xác định cụ thể giá của hàng hóa hoặc xác định giá và cách tính giá. Giá trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được biểu thị rõ về đơn giá, tổng giá trình, đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán. Tiền tệ dùng để thanh toán có thể là nội tệ hoặc ngoại tệ đối với các bên.

Ví dụ: Hợp đồng được giao kết giữa người bán Việt Nam và người mua ở Đức, hai bên thoả thuận sử dụng đồng euro làm đồng tiền thanh toán. Lúc này, đồng euro là ngoại tệ đối với phía người bán Việt Nam nhưng lại là nội tệ đối với người mua Đức. Cũng có trường hợp đồng tiền thanh toán đều là nội tệ của cả hai bên, như trường hợp các doanh nghiệp thuộc các nước trong EU sử dụng đồng euro làm đồng tiền chung. Song, phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay sử dụng đồng đô la Mỹ làm đồng tiền thanh toán do các đặc tính nổi bật của nó.

Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về cách xác định giá thì việc xác định giá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá hoặc theo trọng lượng của hàng hoá thì trọng lượng đó là trọng lượng tịnh ( Điều 52, 53 Luật Thương mại 2005).

Có thể thấy quy định về xác định giá cả trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam khá tương thích với các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế. Qua đây ta có thể thấy sự tiến bộ học hỏi của hệ thống pháp luật Việt Nam

Thứ Ba: Giao nhận hàng hóa và chuyển giao chứng từ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Giao và nhận hàng hóa là nghĩa vụ cơ bản, đầu tiên của các bên trong quan hệ Hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm hiện thực hóa những lời thỏa thuận trên giấy tờ bằng những hành vi cụ thể. Trong nghĩa vụ giao – nhận hàng hóa, giao hàng là nghĩa vụ cơ bản của

bên bán và nhận hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua. Cụ thể, pháp luật cũng đã quy định rõ bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng. Trong các trường hợp cụ thể giao nhận hàng hóa được Luật thương mại 2005 quy định thàng quyền và nghĩa vụ của bên mua và bên bán

 Nghĩa vụ giao hàng là nghĩa vụ cơ bản nhất của bên bán, luật Thương mại 2005 cũng đã quy định rõ bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của điều 34 luật thương mại 2005. Như vậy, dù các bên có thỏa thuận hay không, pháp luật vẫn quy định giao hàng là một nghĩa vụ bắt buộc đối với bên bán. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên bán và bên mua không có sự thỏa thuận về các điều khoản cụ thể giao nhận hàng hóa thì theo luật Thương mại 2005 các quy định về địa điểm , thời gian giao nhận hàng hóa và giao nhận chứng từ như sau:

 Địa điểm giao hàng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận được quy định tại điều 35 của luật này cụ thể như : Vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó.

Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên, đối với trường hợp thì hàng hóa cần phải được xác định bằng các biện pháp như ký mã hiệu trên hàng hóa, chứng từ vận chuyển.

Bên bán cũng có nghĩa vụ thu xếp phương tiện vận chuyển sao cho phù hợp với nghĩa vụ giao hàng và bên bán cũng phải thực hiện cung cấp thông tin về vận chuyển cho bên mua dù bên bán không có trách nhiệm teo điều 36 luật Thương mại 2005.

Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó.

Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

Theo điều 37 luật Thương mại 2005 thì nếu 2 bên chỉ xác định thời hạn giao hàng mà không xác định cụ thể về thời diểm giao thì bên bán có quyền giao vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó. Tuy nhiên bên bán cũng có quyền giao hàng trước thời hạn

cho bên mua với điều kiện bên mua đồng ý nhận hàng trước thời hạn theo điều 38 của luật này

Giao nhận chứng từ liên quan

Bên bán có nghĩa vụ giao nhận chứng từ liên quan cho bên mua theo Điều 42. Giao chứng từ liên quan đến hàng hoá

1. Trường hợp có thỏa thuận về việc giao chứng từ thì bên bán có nghĩa vụ giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn, tại địa điểm và bằng phương thức đã thỏa thuận.

2. Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn, địa điểm giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua thì bên bán phải giao chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua trong thời hạn và tại địa điểm hợp lý để bên mua có thể nhận hàng.

3. Trường hợp bên bán đã giao chứng từ liên quan đến hàng hoá trước thời hạn thỏa thuận thì bên bán vẫn có thể khắc phục những thiếu sót của các chứng từ này trong thời hạn còn lại.

4. Khi bên bán thực hiện việc khắc phục những thiếu sót quy định tại khoản 3 Điều này mà gây bất lợi hoặc làm phát sinh chi phí bất hợp lý cho bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán khắc phục bất lợi hoặc chịu chi phí đó

Theo điều này thì đây là nghĩa vụ bắt buộc của bên bán tuy nhiên nghĩa vụ không thể đánh đồng với nghĩa vụ giao nhận hàng hóa thông thường. Nghĩa vụ giao nhận chứng từ về quy định cũng tương tự như với giao nhận hàng hóa. Hơn nữa bên bán có thể giao chứng từ trước thời hạn nhưng nếu phát hiện ra có sai xót thì bên bán hoàn toàn có thể bổ sung hoặc sửa chữa sai xót.

Ngoài các nghĩa vụ trên bên bán còn có nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán và chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua.

Theo điều 45 và 46 của Luật thương mại 2005 bên bán phải đảm bảo về tính hợp pháp của quyền sở hữu và việc quyển giao quyền sở hữu đối với hàng hóa giao cho bên mua; và phải đảm bảo quyền sở hữu của bên mua đối với hàng hóa đã bán không bị tranh chấp bởi các bên thứ ba. Trường hợp hàng hóa bị người thứ ba tranh chấp quyền sở hữu thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua. Trong trường hợp người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ đối với hàng hóa mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.

Theo quy định của pháp luật, bên bán không được bán hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa đã bán, bên bán phải chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kỹ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu khác do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm đối với các khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu trí tuệ phát sinh từ việc bên bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.

 Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua là nghĩa vụ song song với nghĩa vụ giao hàng của bên bán. Nghĩa vụ nhận hàng đồng thời cũng là quyền của bên mua được sở hữu hàng hóa theo điều 56 của luật thương mại 2005. Tuy nhiên trong một vài trường hợp bên mua có thể từ chối nhận hàng đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng theo khoản 2 điều 39 của luật Thương mại 2005. Tuy nhiên việc miễn trừ nghĩa vụ nhận hàng không đồng nghĩa với việc miễn trừ nghĩa vụ thanh toán tiền hàng, người mua vẫn phải thanh toán cho người bán sau khi người bán đã khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa

Đối với những quy định của Luật thương mại 2005 về giao nhận hàng hóa và chứng từ liên quan. Tuy nhiên pháp luật Việt nam lại không có quy định về giao hàng muộn và hậu quả pháp lý của việc này.Hành vi đó cũng cần phải được coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên bán, bên mua cũng cần phải được quyền lựa chọn giữa các cách giải quyết “hoặc nhận hàng hóa, bắt phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại như trường hợp không thực hiện hợp đồng hoặc nhận hàng hóa và bắt phạt vi phạm thời gian thực hiện hợp đồng và bồi thường thiệt hại”.

Thứ tư: Nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Thanh toán tiền hàng được coi là nghĩa vụ quan trọng mà người mua phải thực hiện.

Người bán và người mua có thể thoả thuận những biện pháp ràng buộc chặt chẽ nhằm đảm bảo việc thanh toán được đầy đủ và đúng hạn theo thoả thuận trong trường hợp đồng. Bên mua phải có nghĩa vụ thanh toán và nhận hàng theo thoả thuận và các bên có thể thoả thuận về phương thức, thời hạn và thời điểm thanh toán. Khi đó bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán và thực hiện thanh toán theo đúng trình tự, thủ tục theo thoả thuận và các quy định của pháp luật về thanh toán.

Trường hợp người mua vi phạm nghĩa vụ này sẽ dẫn đến việc phải gánh chịu trách nhiệm vật chất. Trong trường hợp bên mua hàng vi phạm hợp đồng chậm thanh toán tiền hàng thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả, khi bên vi phạm yêu cầu, trừ trường hợp có thoả thuận khác( Điều 306 luật thương mại 2005). Khi người mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán thì có thể áp dụng các biện pháp tại Điều 308, 321 Điều 312 Luật thương mại để tạm ngừng giao hàng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ hợp đồng.

 Về nguyên tắc thanh toán, bên mua có quyền tạm ngừng thanh toán toàn bộ số tiền một phần số tiền mua hàng nếu bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối, tạm ngừng thanh toán cho đến khi tranh chấp đã được giải quyết khi có bằng chứng về việc hàng hoá đang là đối tượng tranh chấp; tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp của hàng hoá trong trường hợp bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bằng chứng mà bên mua đưa ra trong trường hợp tạm ngừng thanh toán là hàng hoá đang bị tranh chấp hoặc bằng chứng không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chiụ các chế tài khác theo quy đinhh của pháp luật( Điều 51 Luật thương mại).

 Thời hạn thanh toán cũng có một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm quyền lợi của các chủ thể tham gia hợp đồng. Thời hạn mà người mua phải thanh toán tiền mua hàng do hai bên thoả thuận căn cứ vào thời gian và phương thức giao hàng. Các phương thức thanh toán mà các bên tham gia hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài có thể chọn hiện nay là: phương thức chuyển tiền, phường thức ghi sổ, phương thức nhờ thu, phương thức uỷ thác mua, thử bảo đảm trả tiền, phương thức tín dụng chứng từ. Việc chọn phương thức thanh toán nào để thoả thuận trong hợp đồng hoàn toàn phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá trên cơ sở tình hình thị trường hàng hoá, sự hiểu biết về khả năng tài chính và tín nhiệm thương mại của bạn hàng.

Thứ Năm: Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Rủi ro là những hư hỏng, mất mát đối với hàng hóa do nhiều nguyên nhân gây ra như trộm cắp, thiên tai, hỏa hoạn, môi trường…Trong thực tế việc xác định bên nào chịu rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện hợp đồng, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóanói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng

 Về nguyên tắc chuyển rủi ro trước hết pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các bên:

Các bên đã thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro thì thời điểm chuyển rủi ro được xác định theo thỏa thuận đã xác lập. “Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá”.

 Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: (điều 57)

Nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

 Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: (điều 58) Nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

 Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển (điều 59)

Nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau: Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá; Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

 Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển (điều 60)

Một phần của tài liệu Khóa Luận Tốt Nghiệp Luật Thương Mại Đại Học Thương Mại (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w