B. BÁO CÁO THỰC TẬP
II. Tìm hiểu về tổn thất điện năng
2. Tìm hiểu công tác quản lý tổn thất tại Công ty
2.1. Tổn thất lưới điện truyền tải năm 2015
a. Kết quả thực hiện công tác giảm TTĐN năm 2015:
Lưới điện truyền tải 110kV, 220kV khu vực TP. Hồ Chí Minh nhận nguồn từ 13 TBA 220kV Cầu Bông, Củ Chi, Hóc Môn, Cát Lái, Tao Đàn, Thủ Đức, Phú Lâm, Nhà Bè, Vĩnh Lộc tạm, Bình Chánh, Bình Tân, Hiệp Bình Phước, Tân Định với tổng công suất là 7000MVA, chiều dài đường dây cấp điện cho toàn Thành phố là 688,301km đường dây 110kV và 99,924km đường dây 220kV. Trong đó tỷ lệ điện năng tổn thất và thương phẩm truyền tải năm 2015 của lưới điện như sau:
- Tỷ lệ tổn thất trong năm 2015 là 0,53% giảm so với cùng kỳ 0,11%
(cùng kỳ 0.64%) và giảm so với chỉ tiêu 0,12% (chỉ tiêu 0,65%)
- Sản lượng điện thương phẩm trong năm 2015 của Công ty đạt 20.880 triệu kWh, đạt 102,8% kế hoạch Tổng Công ty giao năm 2015 (20.300 triệu kWh), tăng 8,2% so với cùng kỳ 2014.
b. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu tổn thất năm 2015:
Tỉ lệ tổn thất lưới điện truyền tải 110kV khu vực TPHCM năm 2015 của Cty LĐCT là 0.53%, thấp hơn 0.11% so với cùng kỳ năm 2014 và 0.12% chỉ tiêu tổn thất do Tổng công ty giao (0.65%).
Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổn thất điện năng trong năm là:
Tổn thất do sai số hệ thống được khắc phục: một số trạm có tổn thất cao do sai số hệ thống đo đếm như TI sử dụng chung core, TU không đạt mức vận hành…
Bán kính cấp điện được rút ngắn: công tác đóng điện đưa các trạm vận hành tại các vị trí phụ tải cao, góp phần rút ngắn bán kính cấp điện, giảm tải đường dây giảm tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải.
Tổn thất do hệ số cosphi thấp: công tác lắp hoàn tất các giàn tụ bù tại các trạm cũng đã được cải thiện.
c. Chương trình thực hiện giảm TTĐN năm 2016
Để đạt được chỉ tiêu của tập đoàn đề ra cho nội dung giảm tổn thất điện năng hằng năm, Công ty Lưới điện cao thế đã đưa ra chương trình hành động cụ thể :
- Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động bộ máy giảm TTĐN:
Tiếp tục hoàn thiện bộ máy làm công tác giảm tổn thất điện năng từ cấp Phòng đến cấp Đội QLLĐCT;
Tổ chức và nâng cao năng lực bộ máy làm công tác giảm tổn thất điện năng, phân công công việc, nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm, cá nhân làm công tác giảm tổn thất và có xem xét gắn kết trách nhiệm cho từng nhiệm vụ được giao;
Tăng cường thực hiện đào tạo bồi huấn nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên làm công tác giảm tổn thất điện năng;
Phát động thi đua, khen thưởng các đơn vị thực hiện tốt công tác giảm tổn thất điện năng.
- Giảm thểu sai sót trong việc đo ghi chốt chỉ số:
Quản lý chặt chẽ công tác giao nhận điện năng đầu nguồn và thương phẩm giao cho các Công ty Điện lực:
Kiện toàn lại quy trình chốt số và ký nhận chỉ số với các đơn vị nhận điện nhằm tránh sai lệch, giả mạo, sửa đổi chỉ số chốt gây ảnh hưởng đến sản lượng điện giao nhận giữa các bên giao nhận;
Phối hợp với các đơn vị giao nhận điện đầu nguồn, các Công ty Điện lực giao nhận thương phẩm thực hiện gắn mới, kiểm tra, kiểm chứng toàn bộ hệ thống, thiết bị đo đếm ranh giới theo đúng quy định tại Thông tư 32.
Thực hiện thay thế kịp thời thiết bị, hệ thống đo đếm không đạt chỉ tiêu vận hành và thực hiện truy thu truy hoàn theo đúng quy định.
Thực hiện xác lập các vị trí đo đếm dự phòng với các đơn vị giao nhận điện, để thuận tiện trong việc tính toán sản lượng điện truy thu trong trường hợp điện kế
Quản lý hiệu suất khu vực:
Việc tính toán và xác định hiệu suất khu vực lưới điện là một công cụ hiệu quả nhằm phát hiện kịp thời các khu vực có tổn thất cao, rà soát và phát hiện kịp thời sản lượng bất thường tại các điểm đo, từ đó có giải pháp xử lý khắc phụ và giảm tổn thất kịp thời.
Trong năm qua, công tác này luôn được tăng cường thực hiện, theo đó đã thực hiện tính toán phân vùng tổn thất trạm, tổn thất đường dây, tổn thất khu vực để có đánh giá so sánh với tổn thất kỹ thuật.
Năm 2016, Công ty sẽ tiếp tục áp dụng công nghệ thông tin trong công tác tính toán hiệu suất khu vực lưới điện thông qua chương trình thu thập số liệu đo đếm từ xa và chương trình quản lý vận hành trạm với các chương trình PSS/E, PSS/ADEPT;
Tập trung từ đầu năm 2016 cho công tác giảm tổn thất tại các trạm, đường dây, khu vực có tổn thất cao.
Công tác thu thập thông số vận hành, sản lượng giao nhận tại các trạm biến áp:
Đến cuối năm 2015 hệ thống thu thập số liệu đo đếm xa đã tương đối hoàn chỉnh tại các trạm do Công ty quản lý, do đó công tác trọng tâm năm 2016 là phải thực hiện theo dõi vận hành hệ thống đo đếm xa được ổn định và liên tục, kịp thời phát hiện và khắc phục ngay khi có bất thường hư hỏng nhằm tránh gián đoạn thời gian dài.
Phối hợp với Công ty CNTT Điện lực TP. HCM, hoàn chỉnh chương trình quản lý vận hành trạm và phối hợp đưa vào chương trình các công thức tính toán hiệu suất khu vực lưới điện đường dây và trạm biến áp.
Công tác bồi huấn, tuyên truyền:
Thực hiện tính toán và giao chỉ tiêu tổn thất cho từng Đội QLLĐCT dựa vào chỉ tiêu tổn thất Tổng Công ty giao, nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác giảm tổn thất điện năng của từng Đội QLLĐCT;
Nghiên cứu và hướng dẫn các Đội các công thức tính toán tổn thất đối với dây siêu nhiệt, cáp ngầm,…để theo dõi và kiểm soát;
Phát động phòng trào thi đua, khen thưởng cho các cá nhân, tập thể thực hiện đạt chỉ tiêu Công ty giao;
Tổ chức họp định kỳ hang tháng Ban Chỉ đạo giảm TTĐN để rà soát tình hình thực hiện và triển khai thực hiện các hiệu quả các giải pháp giảm tổn thất điện năng chung của toàn Công ty.
- Giảm thiểu sai số do hệ thống đo đếm:
Định kỳ hằng năm kết hợp với đơn vị giao nhận điện đầu nguồn, đơn vị nhận điện từ các Công ty Điện lực, thực hiện kiểm định các điện kế ranh giới nhằm phát hiện kịp thời các sai sót do điện kế gây ra;
Hoàn tất công tác nâng cấp hệ thống đo đếm ranh giới đầu nguồn lên CCX 0.2 đúng quy định của Bộ Công thương;
Đối với hệ thống đo đếm lắp mới, phải đảm bảo đúng thiết kế lắp đặt hệ thống, bao gồm các thiết bị đo đếm (TU, TI, điện kế,…), thiết bị giám sát từ xa đạt cấp chính xác, được niêm phong kẹp chì và có giá trị định mức phù hợp với phụ tải;
Thực hiện xin chỉ đạo của Tổng công ty về hệ thống đo đếm 15-22kV đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn vận hành trước khi tham gia thị trường điện bán buôn;
- Công tác giảm tổn thất kỹ thuật:
Quản lý vận hành:
Theo dõi cos các lộ tổng trung thế các trạm 110kV, đảm bảo cosphi lộ tổng > 0.98, và có giải pháp xử lý kịp thời khi cosphi thấp hơn quy định;
Chuẩn hóa lại dung lượng bù vị trí bù cho tất cả các giàn tụ bù hiện hữu và khắc phụ các giàn tụ hư hỏng để đưa trở lại khai thác;
Tính toán vận hành tối ưu đối với các trạm có 2 MBT (phân bố phụ tải đều các MBT, đặc biệt cân bằng pha, chất lượng điện áp bằng chế độ vận hành tự động bộ OLTC, có kế hoạch đáng giá các MBT vận hành lâu năm, tổn thất cao,
…);
Tính toán ngừng vận hành các MBT vận hành non tải vào các giờ thấp điểm, ngày nghỉ để giảm tổn thất non tải MBT;
Tính toán và dự đoán được khả năng tăng giảm tổn thất đối với việc chuyển phụ tải nguồn tạm thời hoặc lâu dài để có nhận định chính xác hơn về tổn thất khu vực được chuyển tải;
Không để quá tải dường dây, máy biến thế bằng việc theo dõi thông số vận hành lưới điện, tình hình tăng trưởng phụ tải để có kế hoạch vận hành, cải tạo lưới điện hợp lý không để quá tải đường dây, trạm biến áp lưới điện;
Không vận hành MBT bị lệch pha: định kỳ hằng tháng phải theo dõi phụ tải từng pha, dòng điện trung tính I0, thực hiện cân pha khi dòng I0 lớn hơn 15%
dòng trung bình của 3 pha;
Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị và lưới điện đảm bảo thiết bị đúng tiêu chuẩn vận hành, không để các mối nổi, các chỗ tiếp xúc xấu gây phát nóng, gia tăng tổn thất, từng bước loại dần các thiết bị không tin cậy, độ chính xác thấp, tổn thất cao bằng việc thay mới các thiết bị có hiệu suất cao, tổn thất thấp đặc biết là các MBT 110kV các thiết bị đo lường, TU, TI, công tơ điện;
Hạn chế tối đa sự cố lưới điện bằng cách thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành nhằm ngăn ngừa tối đa sự cố, đảm bảo lưới điện không bị sự cố duy trì;
Thực hiện tính toán tổn thất kỹ thuật lưới điện định kỳ hang tháng để đánh giá chính xác nguyên nhân tổn thất và giải pháp giảm tổn thất hợp lý;
Chuẩn hóa dữ liệu đầu vào để nâng cao độ tin cậy kết quả tính toán các bài toán: trào lưu công suất, tổn thất kỹ thuật, dung lượng và vị trí lắp đặt tụ bù, điểm dừng tối ưu của chương trình PSS/E.
Đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện:
Đẩy nhanh tiến độ thực hiến các công trình SCL, ĐTXD đường dây và trạm biến áp 110kV thuộc kế hoạch năm 2016 để giảm quá tải đường dây và trạm biến áp, đồng thời đáp ứng kịp tốc độ tăng trưởng phụ tải là 5-10% năm.
Trong năm 2016, đẩy nhanh tiến độ đóng điện các công trình thay dây nâng tiết diện hoặc các công trình đóng điện trạm 220kV nhằm giảm tải lưới điện khu vực.
* Kết quả thực hiện giảm TTĐN 02 tháng đầu năm 2016 tại Công ty LĐCT như sau:
- Sản lượng điện thương phẩm 02 tháng đầu năm 2016 đạt 3.101 triệu kWh, đạt 14,3% kế hoạch Tổng Công ty giao năm 2016 (21.560 triệu kWh), tăng 13,4% so với cùng kỳ 2015 (2.734 triệu kWh).
- Tỷ lệ tổn thất trong 02 tháng đầu năm 2016 là 0,52% tăng so với cùng kỳ 0,03% (cùng kỳ 0.49%) và giảm so với chỉ tiêu 0,05% (chỉ tiêu 0,57%).