TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 58 - 66)

4. LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC

4.3. TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

• Những cơ hội: Các hãng có thể giảm được đáng kể chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhờ sự mở rộng của thị trường thông qua việc: tăng quy mô sản xuất, giảm các rào cản thương mại, thuận lợi hoá trong liên kết kinh doanh.

• Những thách thức: gia tăng cạnh tranh.

4.3. TÁC ĐỘNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Cơ hội Thách thức

Tiếp cận được nhiều nguồn lực chất lượng cao hơn trong khi chi phí sử dụng có thể được giảm bớt.

Phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh,có nhiều ưu thế về nguồn lực hơn hẳn.

Mở rộng quy mô sản xuất dựa trên những điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam kết hợp với môi trường kinh doanh mới.

Đứng trước nguy cơ mất dần thị trường trong nước do ảnh hưởng của cạnh tranh và tâm lý tiêu dùng của người dân.

Có khả năng mở rộng thị trường cho sản phẩm ra toàn cầu cạnh tranh với sản phẩm của các quốc gia khác.

Những khó khăn thuộc về thể chế và luật lệ khi tham gia thị trường trên thế giới.

Được hưởng ưu đãi so với doanh nghiệp Tác động đối với các doanh nghiệp Việt Nam

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Các dòng Thương mại và Đầu tư trong ASEAN sẽ thay đổi như thế nào dưới tác động của AFTA?

• Tự do hoá thương mại tác động đến tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch.

• Giá nhập khẩu giảm, thương mại nội khối tăng (tính toán sơ bộ khoảng 25%).

• Một khi khối lượng buôn bán thay đổi và có sự chuyển dịch mạnh, sẽ dẫn tới thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất trong các nước thành viên.

• Tuy nhiên, ở từng nước, những thay đổi trong sản xuất sẽ khác nhau, dựa trên lợi thế so sánh của từng nước.

• Các tập đoàn đa quốc gia dựa theo đây sẽ phân bố lại mạng lưới sản xuất, cơ cấu đầu tư theo khu vực chứ không theo quốc gia riêng lẻ nữa.

• Tạo lập mậu dịch nghĩa là thông qua việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do của các quốc gia, quá trình tạo lập mậu dịch được hình thành và thể hiện ở việc mở rộng khả năng xuất - nhập khẩu giữa các nước thành viên; Chuyển hướng mậu dịch nghĩa là thay vì phải nhập hàng hóa từ các nước ngoài khu vực với mức giá cao hoặc tự sản xuất với chi phí tốn kém, quốc gia thành viên có quyền lựa chọn nhập khẩu hàng hóa của các nước trong khu vực với mức giá thấp hơn do có những ưu đãi về thuế quan.

Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN

Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam?

Dự báo chuỗi sản xuất trong ASEAN dưới tác động của AFTA

Lào, Campuchia:

• Nguyên liệu thô, sơ chế (gỗ, khoáng sản)

• Sản xuất năng lượng (thủy điện…)

• …

Việt Nam, Philipine, Myanma

• Công nghiệp chếbiến (giấy, sản phẩm từ gỗ…)

• Công nghiệp thâm dụng lao động (dệt may, luyện kim, cơ khí…)

• Một số ngành công nghiệp điện tử và các cấu phần đơn lẻcủa một số ngành công nghệcao (linh kiện và thiết bị điện tử, linh kiện ô tô…)

Singapore, Malaysia, Thái Lan

• Ngành có ưu thế về vốn, công nghệ

• Dịch vụtài chính nghiên cứu khoa học

GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

Việt Nam tham gia AFTA và Thương mại, Đầu tư trong ASEAN

Sự thay đổi của các dòng Thương mại và Đầu tư này sẽ tác động như thế nào tới hoạt động thương mại và đầu tư tại Việt Nam?

• Với Việt Nam các ngành sản xuất có tỷ lệ tăng nhanh nhất sẽ là các ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như công nghiệp dệt, may mặc, công nghiệp chế biến gỗ, giấy.

• Thương mại nội khối của Việt Nam sẽ tăng nhanh.

• Với Việt Nam các ngành sản xuất có tỷ lệ tăng nhanh nhất sẽ là các ngành sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu như công nghiệp dệt, may mặc, công nghiệp chế biến gỗ, giấy. Những quốc gia trong ASEAN phát triển hơn như Singapore, Malaysia, Thái Lan sẽ phát triển những ngành có ưu thế về vốn, công nghệ.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1

Nhân tố nào sau đây thuộc môi trường quốc tế?

A. Tìm kiếm địa điểm sản xuất tại Việt Nam của Canon.

B. Tìm kiếm thị trường xuất khẩu của Cà Phê Trung Nguyên.

C. Luồng vốn FDI và hàng hóa thương mại toàn cầu.

D. Di chuyển vốn của hãng Disnayland sang Nhật và Trung Quốc.

Trả lời:

• Đáp án đúng là: C. Luồng vốn FDI và hàng hóa thương mại toàn cầu.

• Giải thích: Luồng luận chuyển vốn và hàng hóa trên phạm vi toàn cầu tạo nên môi trường quốc tế. Các nội dung khác là công việc của doanh nghiệp.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2

Thuộc tính nào sau đây không được nêu ra trong Mô hình "Viên Kim cương"

của Porter?

A. Các yếu tố sản xuất.

B. Các công ty nhập khẩu để bán.

C. Nhu cầu trong nước.

D. Các ngành công nghiệp bổ trợ.

Trả lời:

• Đáp án đúng là: B. Các công ty nhập khẩu để bán

• Giải thích: 4 thuộc tính trong mô hình viên kim cương của Porter là: Các yếu tố sản xuất; Nhu cầu trong nước; Các ngành công nghiệp bổ trợ; Chiến lược công ty, cấu trúc và sự cạnh tranh.

CÂU HỎI TỰ LUẬN

Chính phủ có thể có biện pháp gì làm thay đổi các nhân tố trong mô hình “viên kim cương” của M.Porter để nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia?

Trả lời:

• Chính phủ có thể có tác động tích cực hay tiêu cực đến mỗi nhân tố của Viên kim cương. Các yếu tố sản xuất có thể bị tác động bởi các chính sách trợ cấp, chính sách hướng về thị trường vốn, chính sách hướng về giáo dục...

• Chính phủ cũng có thể tác động đến nhu cầu trong nước thông qua các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hay các đạo luật tác động đến nhu cầu của người mua. Chính sách của chính phủ có thể tác động đến các ngành bổ trợ và có liên quan thông qua các quy định có tác động đến cạnh tranh trong nước như các qui định trên thị trường vốn, chính sách thuế, luật chống độc quyền…

• Chính phủ cũng có thể tạo ra các định hướng quốc gia tác động đến chiến lược và cấu

Một phần của tài liệu MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ (Trang 58 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)