2.2. Hoạt động sử dụng vốn tại NHNN & PTNT huyện Phù Cát
2.2.1. Hoạt động tín dụng
a. Thẩm định tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Phù Cát
Quy trình thẩm định tín dụng
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc,phổ biến và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Một hồ sơ tín dụng cần thu thập được những thông tin sau:
- Năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng.
- Khả năng sử dụng và hoàn trả nợ vay.
- Thông tin về đảm bảo tín dụng.
Bước 2: Phân tích tín dụng: Ngân hàng tổ chức thẩm định về các mặt tài chính và phi tài chính do các cá nhân hoặc bộ phận thẩm định thực hiện.
Bước 3: Ra quyết định tín dụng: Ngân hàng quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay dựa vào kết quả phân tích.
Bước 4: Giải ngân: Ngân hàng thẩm định các chứng từ theo các điều kiện của hợp đồng tín dụng trước khi phát tiền vay.
Quy trình cấp tín dụng
Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định tín dụng tại NHNN & PTNT Phù Cát
b. Kết quả hoạt động tín dụng Khách hàng:
Cung cấp các tài liệu và thông tin.
Nhân viên tín dụng:
- Tiếp xúc, hướng dẫn.
- Phỏng vấn khách hàng.
Lập hồ sơ:
- Giấy đề nghị vay.
- Hồ sơ pháp lý.
- Phương án/Dự án Thu thập thông tin
qua phỏng vấn, trao đổi, viếng thăm
Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý.
Tổ chức phân tích, thẩm định: - Pháp lý
- Bảo đảm nợ vay
Kết quả ghi nhận:
- Biên bản, báo cáo - Tờ trình
- Giấy tờ về bảo đảm Quyết định tín dụng: nợ
- Hội đồng phán quyết - Cá nhân phán quyết
Từ chố i
Giấy báo lý
do
Chấp thuận
Hợp đồng tín dụng:
- Đàm phán
- Ký kết hợp đồng td - Ký kết hợp đồng phụ khác
Giải ngân:
- Chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng
- Trả cho nhà cung cấp Tổ chức giám sát:
- Nhân viên kế toán - Nhân viên tín dụng - Thanh tra, kiểm soát viên
Giám sát TD
Biện pháp: Cảnh báo, Tăng cường kiểm soát, Ngừng giải ngân. Tái xét tín dụng
Không đủ, Không đúng hạn
Không đủ, không đúng hạn Thanh lý hợp đồng
tín dụng bắt buộc
Xử lý:
Tòa án
Cơ quan thẩm quyền
Thanh lý HĐTD mặc nhiên Đầy đủ và đúng hạn Thu nợ cả gốc và lãi
Vi phạm
HĐ
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, nhu cầu vốn của thành phần kinh tế, cá nhân ngày càng tăng. Hòa nhịp với sự tăng trưởng của huyện, NHNN &
PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát chủ trương mở rộng quy mô cho vay, tham gia hỗ trợ cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng quy mô sản xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư các dự án, cho vay tiêu dùng, các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu hồi vốn gốc và lãi đúng hạn, đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Một khi có sự tăng trưởng của các thành phần kinh tế sẽ kéo theo sự tăng trưởng của tín dụng. Ngược lại tín dụng ngân hàng có tác động tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cá nhân duy trì phát triển sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương.
Từ việc tăng trưởng nguồn vốn như trên NHNN & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát không ngừng tìm kiếm trên thị trường đầu tư, cùng các ban ngành đoàn thể, thông qua việc đa dạng hóa các đối tượng cho vay. Kết quả là tình hình tín dụng của Chi nhánh phát triển theo hướng mở rộng quy mô, tăng cường đầu tư tín dụng qua các năm. Chất lượng hoạt động tín dụng luôn được ban lãnh đạo quan tâm hàng đầu, coi đây là yếu tố quyết định đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT Phù Cát ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
So sánh 2012/2011
So sánh 2013/2012
+/- % +/- %
DSCV 605.112 676.792 767.304 71.680 11,8 90.512 13,4 DSTN 318.875 376.464 406.254 57.589 9,34 29.790 7,91 DNCV 286.237 300.228 361.050 13.991 4,89 60.822 20,26
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 – 2013)
Qua bảng trên, ta thấy DSCV liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011 DSCV đạt 605.112 triệu đồng. Năm 2012 DSCV đạt 676.792 triệu đồng, tăng 71.680 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tốc độ tăng là 11,8%. Năm 2013 DSCV đạt 767.304 triệu đồng, tăng 90.512 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 13,4%.
Bên cạnh DSCV thì DSTN cũng tăng nhanh, trong năm 2011 DSTN là 318.875 triệu đồng. Năm 2012 là 376.464 triệu đồng, tăng lên 57.589 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tốc độ tăng là 9,34%. Sang năm 2013 thì DSTN là 406.254 triệu đồng, tăng 29.790 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 7,91%. Như vậy, ta thấy rõ khả năng thu nợ của ngân hàng là tương đối tốt, điều này đã làm tăng khả năng hoạt động của chi nhánh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo đà phát trển trong thời gian sắp tới.
Còn DNCV năm 2011 đạt 286.237 triệu đồng. Năm 2012 DNCV đạt 300.228 triệu đồng, tăng 13.911 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tốc độ tăng là 4,89%. Năm 2013 DNCV đạt 361.050 triệu đồng, tăng 60.822 triệu đồng so với năm 2012 tương ứng với tốc độ tăng là 20,26%.
Biểu đồ 2.4:Tình hình hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT Chi nhánh huyện Phù Cát
Trong giai đoạn này, NHNN & PTNT huyện Phù Cát cũng đã có chủ trương bảo đảm tăng trưởng tín dụng phù hợp với nguồn vốn huy động được
Triệu đồng
đã rất kịp thời trong việc bảo đảm an toàn tín dụng và thanh khoản cho hệ thống. Đồng thời phát triển tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các nhu cầu vay vốn để sản phát triển tín dụng theo hướng tập trung vốn cho các nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ cho vay, tích cực xử lý nợ xấu, các tỷ lệ cho vay luôn nằm trong an toàn và được phép.
Hoạt động dư nợ tín dụng theo thời hạn
Bảng 2.5: Tổng hợp tình hình dư nợ tín dụng theo thời hạn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) +/- % +/- % Tổng DNCV 286.237 100 300.228 100 361.050 100 13.991 4,89 60.822 20,26
Ngắn Hạn 227.339 79,42 236.872 78,9 263.496 72,98 9.533 4,19 26.624 11,24 Trung và dài
hạn 58.898 20,58 63.356 21,1 97.554 27,02 4.458 7,57 34.198 53,98
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 – 2013) Sơ đồ 2.5: Dư nợ tín dụng theo thời hạn
Triệu đồng
hạn của chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2011, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 227.339 triệu đồng, chiếm 79,42%. Năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 236.872 triệu đồng, chiếm 78,9%; tăng 4,19% so với năm 2011 với số tuyệt đối là 9.533 triệu đồng. Năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 263.496 triệu đồng, chiếm 72,98%; tăng 11,24% so với năm 2012 với số tuyệt đối là 26.624 triệu đồng.
Dư nợ cho vay trung, dài hạn tăng lần qua các năm. Năm 2011, đạt 58.898 triệu đồng, chiếm 20,58%. Năm 2012, dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 63.356 triệu đồng, chiếm 21,1%; tăng 7,57% so với năm 2011 với số tuyệt đối là 4.458 triêu đồng. Năm 2013, dư nợ cho vay trung, dài hạn đạt 97.554 triệu đồng, chiếm 27,02%; tăng 53,98% so với năm 2012 với số tuyệt đối là 34.198 triệu đồng.
Dư nợ cho vay trung, dài hạn tuy tăng mạnh qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng dư nợ cho vay. Đó là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tính tăng trưởng ổn định, bền vững của tổng dư nợ cho vay và làm giảm khả năng tài chính do lãi suất đầu ra bình quân thấp.
Hoạt động dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh
2012/2011 So sánh 2013/2012 Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) +/- % +/- % Tổng DNCV 286.237 100 300.228 100 361.050 100 13.991 4,89 60.822 20,26 HTX 2.432 0.85 3.767 1.25 2.438 0.68 1.335 54,89 -1.329 -35.28 Công ty,
DNTN 62.004 21.66 54.225 18.06 52.223 14.46 -7.779 -12.55 -2.002 -3.69 Hộ SX, 221.801 77.49 242.236 80.69 306.389 84.86 20.435 9.21 64.153 26.48
Cá nhân
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 – 2013) Biểu đồ 2.6: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Nhận xét: Từ biểu đồ 2.6, ta thấy tổng dư nợ theo thành phần kinh tế trong 3 năm 2011 – 2013 của chi nhánh đều tăng. Trong đó dư nợ từ Hộ SX, Cá nhân là cao nhất lần lượt qua 3 năm là: 221.801; 242.236; 306.389 triệu đồng. Dư nợ từ Công ty, DNTN là: 62.004; 54.225; 52.223 triệu đồng.
Qua bảng 2.6, ta thấy năm 2011: Dư nợ cho vay HTX là 2.432 triệu đồng, chiếm 0,85% tổng dư nợ. Nguyên nhân dư nợ cho vay HTX chiếm tỷ trọng thấp là do ngày nay hình thức này trên địa bàn huyện không còn được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh tế và phạm vi hoạt động bị hạn chế nên dẫn đến việc dư nợ cho vay rất thấp.
Dư nợ cho vay các Công ty, DNTN đạt 62.004 triệu đồng. Đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp thi công xây dựng các công trình giao thông, chế biến nông sản, lâm sản và thương mai dịch vụ. tỷ trọng chiếm 26,66%
trong tổng dư nợ.
Dư nợ Hộ sản xuất, Cá nhân là 221.801 triệu đồng, chiếm 77.49% tổng dư nợ. Nguyên nhân của việc dư nợ hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn và ngày
Triệu đồng
ngày 16.06.2005 “Hướng dẫn thực hiện việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất” của Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên Môi trường đã tạo điều kiện cho NH mở rộng tín dụng bằng hình thức bảo đảm tiền vay. Hơn nữa đặc thù nền kinh tế nước ta nói chung và địa bàn huyện nói riêng là sản xuất nông nghiệp nên quan hệ với NH đa số là nông dân và các hộ kinh doanh cá thể. Do đó đã làm cho doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này cao nhất.
Năm 2012: Dư nợ cho vay HTX là 3.767 triệu đồng, chiếm 1,25% tổng dư nợ. Tăng 54,89% so với năm 2011 với số tuyệt đối là 1.335 triệu đồng.
Dư nợ cho vay các Công ty, DNTN đạt 54.225 triệu đồng, chiếm 18.06% tổng dư nợ. Giảm 12,55% so với năm 2011 với số tuyệt đối là 7.779 triệu đồng. Dư nợ Hộ sản xuất, Cá nhân là 242.236 triệu đồng, chiếm 80,69% tổng dư nợ.
Tăng 9,21% so với năm 2011 là 20,435 triệu đồng.
Năm 2013: Dư nợ cho vay HTX là 2.438 triệu đồng, chiếm 0.68% tổng dư nợ. Giảm 35,28% so với năm 2012 với số tuyệt đối là 1.329 triệu đồng.
Dư nợ cho vay các Công ty, DNTN đạt 52.223 triệu đồng, chiếm 14,46% tổng dư nợ. Giảm 3,69% so với năm 2012 với số tuyệt đối là 2.002 triệu đồng. Dư nợ hộ sản xuất, cá nhân là 306.389 triệu đồng, chiếm 84,86% tổng dư nợ.
Tăng 26,48 % so với năm 2012 là 64.135 triệu đồng.
Như vậy, dư nợ cho vay của chi nhánh chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, phù hợp với định hướng và mục tiêu của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.