Hoạt động của Khối hỗ trợ (Marketing ngân hàng) của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực tập tổng hợp Ngân hàng NN & PTNT huyện Phù Cát (Trang 39 - 43)

Marketing Ngân hàng là một hệ thống tổ chức, quản lý của Ngân hàng để đạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch vụ khác của Ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.

Ngày nay, các định chế Ngân hàng hoạt động trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh và cuộc chiến tranh giành giật thị trường

hàng phải lựa chọn lại cấu trúc và điều chỉnh cách thức hoạt động cho phù hợp với môi trường, nâng cao khả năng khám phá kinh doanh và vị thế cạnh tranh. NHNN & PTNN Chi nhánh huyện Phù Cát đã nhận thức được tầm quan trọng của marketing Ngân hàng và tính thiết yếu của marketing Ngân hàng trong bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay.

2.5.1. Chính sách sản phẩm

Các sản phẩm dịch vụ chính của Chi nhánh bao gồm: Huy động vốn, cho vay, đầu tư, bảo lãnh, thanh toán và tài trợ thương mại, ngân quỹ, thẻ và Ngân hàng điện tử, hoạt dộng khác. Với số lượng sản phẩm dịch vụ triển khai tại Chi nhánh chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Về chất lượng sản phẩm dịch vụ đã được cải thiện nhiều, khách hàng đã bước đầu được hưởng những tiện ít và có những hài lòng nhất định. Các sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng cá nhân gồm: Dịch vụ chuyển tiền- thanh toán, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ Ngân hàng điện tử, sản phẩm tiền gửi tiết kiệm, sản phẩm cho vay và các sản phẩm khác…Các sản phẩm và dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp gồm: Tín dụng bảo lãnh, dịch vụ chuyển tiền, tài trợ thương mại, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán quốc tế - kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ khác…

Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, nhu cầu thực tế của khách hàng và khả năng đáp ứng nhu cầu của Ngân hàng. Bình quân hàng năm Ngân hàng đều phát triển thêm vài sản phẩm. Tuy nhiên, quy trình phát triển sản phẩm mới chưa được tiến hành một cách đầy đủ, bài bản. Công tác dự đoán và đo lường sự thành công của chính sách sản phẩm mới gặp nhiều khó khăn.

2.5.2. Chính sách giá

Lãi suất huy động: lãi suất huy động của Chi nhánh được đa dạng theo nhiều loại tiền và nhiều kỳ hạn đầu tư, thỏa mãn nhu cầu đầu tư khác nhau của từng khách hàng.

Lãi suất cho vay và phí dịch vụ: Độ linh hoạt về giá được áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng có mức độ hấp dẫn khác nhau, thuộc các thành phần kinh tế lĩnh vực kinh doanh khác nhau và tùy thuộc độ rủi ro của từng khách hàng. Những khách hàng lớn có uy tín và độ tín nhiệm cao, Ngân hàng áp dụng mức lãi suất ưu đãi hoặc cung cấp các dịch vụ phụ trợ. Để thu hút

khách hàng mới, Ngân hàng sẵn sàng áp dụng mức lãi suất ưu đãi. Đối với dịch vụ bảo lãnh lãi suất, mức phí đã được ấn định theo quy định của NHNN

& PTNT Việt Nam, do đó Ngân hàng cung cấp các phương pháp bảo lãnh với điều kiện hấp dẫn hơn như: thủ tục nhanh gọn, tư vấn cho khách hàng. Tuy nhiên, việc đưa ra các mức phí dịch vụ của Ngân hàng còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và sự chỉ đạo của ban lãnh đạo chi nhánh.

2.5.3. Chính sách phân phối

Mạng lưới Chi nhánh đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc tiếp xúc khách hàng nói riêng và phát triển các hoạt động kinh doanh nói chung.

Phát triển mạng lưới Agribank luôn được chú trọng. Có 1 trụ sở chính và 1 PGD được phân bố tại điểm trọng tâm của huyện, nhằm thuận tiện trong việc huy động vốn và cho vay của ngân hàng.

Kênh phân phối trực tiếp: Việc cung ứng sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh tới khách hàng được thực hiện thông qua hệ thống mạng lưới trên địa bàn huyện Phù Cát. Đối với các sản phẩm là các tài khoản tiền gửi tiết kiệm được Chi nhánh phân phối tại phòng giao dịch nằm tại trung tâm các xã để thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cơ bản của khách hàng.

Kênh phân phối gián tiếp: Ngoài kênh phân phối trực tiếp trên, Chi nhánh còn thành công trong việc đưa sản phẩm dịch vụ của mình đến khách hàng thông qua các trung gian. Chi nhánh cũng đã và đang phát triển hơn nữa hệ thống phân phối dịch vụ ngân hàng hiện đại như: dịch vụ ATM, VISA, các dịch vụ Ngân hàng qua internet, qua điện thoại...

2.5.4. Chính sách xúc tiến hỗn hợp

Các chương trình quảng cáo, xúc tiến bán hàng trong các năm gần đây:

 Bán hàng cá nhân: là việc cung cấp các sản phẩm Ngân hàng bằng các cuộc tiếp xúc với cá nhân giữa người đại diện của Ngân hàng với khách hàng. Thông qua các cuộc tiếp xúc, Ngân hàng hiểu biết rõ hơn về khách

tranh gay gắt và rủi ro cao nên công cụ này ngày càng được các Ngân hàng chú trọng. Song chi phí về các cuộc tiếp xúc là cao nên nó chỉ được áp dụng trong việc phục vụ các khách hàng lớn.

 Kích thích tiêu thụ: Bao gồm việc thực hiện tổ hợp các công cụ nhằm thúc đẩy sự phản hồi của công chúng mục tiêu với các biện pháp khác nhau trong phạm vi chiến lược Marketing và chiến lược thông tin của khách hàng.

Kích thích tiêu thụ có khả năng được thực hiện một cách thường xuyên đối với các sản phẩm của Ngân hàng và thu hút thêm khách hàng mới để tạo mối quan hệ lâu dài.

 Quảng cáo: Ngân hàng sử dụng quảng cáo dưới hình thức giới thiệu công cộng nhằm giới thiệu sản phẩm và thúc đẩy cầu về sản phẩm của Ngân hàng đối với thị trường mục tiêu. Một điều đặt ra là các sản phẩm của Ngân hàng không có hình thái vật chất do đó nó không dễ dàng được người tiêu dùng nhận biết. Do vậy, sử dụng quảng cáo là điều cần thiết để khách hàng nhận biết rõ ràng về sản phẩm của Ngân hàng và những lợi ích mà họ nhận được khi sử dụng các sản phẩm do Ngân hàng cung ứng.

 Tuyên truyền: Đây là bộ phận công tác quan trọng nhất về mối quan hệ xã hội, là hoạt động có tổ chức của Ngân hàng với mục đích hình thành những hình ảnh tốt đẹp về Ngân hàng trong con mắt công chúng, bằng cách cung cấp các thông tin quan trọng và đáng tin cậy về các hoạt động của nó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các chiến dịch tuyên truyền thường được ngân hàng nhằm mục đích giải quyết các nhiệm vụ Marketing như: hình thành, củng cố hình tượng Ngân hàng..

Ngoài 4 chính sách về sản phẩm, định giá, phân phối và xúc tiến hỗn hợp, Chi nhánh còn quan tâm đến các chính sách về con người, môi trường vật chất. Đây cũng là những yếu tố của Marketing-mix dịch vụ mà Ngân hàng cần chú ý đến để đưa ra những quyết định đúng đắn phù hợp với nhu cầu và sự thỏa mãn của khách hàng.

Nhận xét chung: Mạng lưới rộng khắp trải dài khắp các tỉnh thành đã giúp cho Agribank có những lợi thế riêng như: thị phần ổn định; số lượng

khách hàng dồi dào và tạo điều kiện thuận lợi cho Agribank đưa dịch vụ đến sát địa bàn dân cư. Cùng với đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Phù Cát đã có những chính sách về quảng cáo, tuyên truyền hợp lý, đúng lúc, đúng thời điểm, đúng đối tượng, góp phần mở rộng thị phần và khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Thực tập tổng hợp Ngân hàng NN & PTNT huyện Phù Cát (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w