Cơ sở thuc tiễn

Một phần của tài liệu Hoạt Động Đối Ngoại Của Nhà Nước Cộng Sản Dân Chủ Nhân Dân Lào Trong Xây Dựng Và Bảo Vệ Đất Nước Thời Kỳ Đổi Mới Từ 1986 Đến Nay (Trang 21 - 51)

8. Ket cấu của luân văn

1.2. Cơ sở thuc tiễn

1.2.1. Xut phát t tình hình đất nước Lào

Sau nhiều năm đầu xây dựng CNXH, Lào đã đạt được nhiều thành tựu về chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện. Bộ máy nhà nước được kiện toàn, hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, là cơ sở quan trọng để phát huy sức mạnh đại đoàn kết các lực lượng xã hội và các bộ tộc Lào, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của bạn bè quốc tế. Bằng sức mạnh tống hợp toàn dân tộc, trong đó có

sức mạnh ngoại giao, Lào đã đập tan các âm mưu phá hoại, xâm nhập của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, bảo vệ vừng chắc thành quả cách mạng, độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc.

Bên cạnh những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc, cách mạng Lào vẫn phải đối mặt trực tiếp với sự bao vây cấm vận về kinh tế, sự de doa, can thiệp bằng quân sự của bọn đế quốc và các lực lượng thù địch. Các thế lực thù địch tiếp tục hoạt động “diễn biến hoá bình”, lợi dụng hợp tác đầu tư để lôi kéo, chuyển hoá, kích động các phần tử tiêu cực trong học sinh, sinh viên, trí thức và cán bộ Lào. Tình hình biên giới phía Tây vẫn diễn ra căng thẳng. Các vụ xâm nhập, bạo động của các nhóm, đảng phái, lực lượng cực đoan phản động vẫn tiếp diễn, bối cảnh quốc tế và khu vực còn tiềm ẩn nhiều diễn biến khó lường, de doa đến nền độc lập của Lào.

về vi tri địa lý, CHDCND Lào nằm phía Tây Bắc của bán đảo Đông Dương, nằm lọt trong lục địa Đông Nam Á, Lào có diện tích 236.800 km2, là một nước duy nhất nằm trong khu vực trung tâm của tiểu sông Mê Kong. Lào có biên giới giáp với 5 nước: phía Đông giáp với Việt Nam với đường biên giới dài 2.067 km, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan với đường biên giới dài 1.835 km, phía Bắc giáp với Trung Quốc với đường biên giới dài 505 km, phía Nam giáp với Vương quốc Campuchia với đường dài 535 km và phía Tây Bắc giáp với Mianmar là 236 km và Vieng Chăn là Thủ đô của Cộng hòa DCND Lào. Do vi trí địa lý đặc biệt của mình, CHDCND Lào được coi như một (địa bàn trung chuyển) Nam Á, lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và ngược lại. Với vi trí này đã thúc đẩy ASEAN đẩy mạnh họp tác với CHDCND Lào và là điều kiện thuận lợi để Lào đẩy mạnh quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế.

về kinh tế, Lào là một nước kinh tế còn chậm phát triển; bắt đầu xây dựng chế độ mới với điểm xuất phát rất thấp và cơ sơ kinh tế lạc hậu, lại bi

chiến tranh tan phá. Sau nhiều năm xây dựng CNXH, Lào vẫn là một nước nông nghiệp nhỏ, lạc hậu, quan hệ kinh tế vần chủ yếu là tự nhiên và nửa tự nhiên. Sản xuất nông nghiệp phân tán, nặng tính tự cấp, tự túc. Sản xuất theo vùng lãnh thổ, phương thức canh tác gồm nhiều loại hình, lạc hậu cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Hoạt động lâm nghiệp chủ yếu tập trung khai thác gỗ, lâm sản để tiêu dùng trong cuộc sống và một phần để xuất khẩu.

Một số lâm sản có giá trị nhưng phương thức khai thác thô sơ, tuy tiện, tạo ra rất it giá trị gia tăng từ tài nguyên và hoàn toàn không có biện pháp tu bo tái tạo rừng. Sản vật tự nhiên của rừng, núi, sông, hồ... chủ yếu chỉ cung cấp cho tiêu dùng hàng ngày của nhân dân địa phương, chưa tận dụng một cách hợp lý và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có, nhất là chưa bảo vệ và phát triển tốt những tiềm năng ấy. vấn đề lưu thông còn nhiều khâu ách tắc; giao thông chưa thông suốt, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi; thương nghiệp phục vụ còn rất hạn chế.

Từ sau khi Đảng NDCM Lào khởi xướng đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ IV năm 1986, trong lĩnh vực kinh tế, Lào đã tiến hành đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp trong cơ chế kinh tế mới (New Economic Mechanism- NEM). Chính phủ Lào bắt đầu quản lý kinh tế kiểu phi tập trung và khuyến khích công ty tư nhân, đồng thời đã thực hiện một chương trình cải cách cơ cấu quy mô lớn nhằm cải thiện chi tiêu công cộng, cải cách các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, duy trì tính minh bạch của các ngân hàng, phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân.

Dưới sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng NDCM Lào, nhân dân các bộ tộc Lào yêu nước, đoàn kết, tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, trong gần 40 năm qua đã phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý ctn tụ* tu cường và có sự giúp đỡ to lớn của các nước bạn bè, CHDCND Lào đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp bảo vệ và xây

dựng đât nước, vi thê của Lào không ngừng được nâng cao trên trường quôc tế và khu vực. Đặc biệt, từ khi Đảng NDCM Lào khởi xướng đường lối đối mới tại Đại hội lần thứ IV của Đảng (năm 1986) đến nay, nhip độ phát triển kinh tế tăng. Trong năm 1986 - 1990, GDP tăng tnmg bình 4,8%, năm 2006 - 2010 tăng 7,9%. Đời sống của nhân dân được cải thiện từng bước, thể hiện rõ qua thu nhập đầu người của nhân dân: Năm 1985, GDP bình quân đầu người chỉ đạt 114 USD, đến năm 2010 đạt 1.069 USD. Đầu tư nước ngoài ngày càng tăng, năm 2010 có các nhà đầu tư từ 41 nước, lãnh thổ trên thế giới với hơn

1.609 dự án, tổng số vốn 13,6 tỷ USD[51;tr.l27].

về xã hội. Dân số, theo số liệu thống kế của ủy ban Ke hoạch và đầu tư Nhà nước Lào (năm 2010), dân số của Lào là 6,8 triệu người, có 49 dân tộc anh em. Lĩnh vực giáo dục đã có tiến triển khá về số lượng và chất lượng. Trẻ em được vào trương mâu giáo từ 8% trong năm 2000 lên 10% trong năm 2005, vào trường tiểu học tăng từ 77,3% lên 86% ; vào trường phổ thông cơ sở 54,3% và trường phổ thông trung học 32,4%. Phát triển thêm hệ thống trường đại học quốc gia ở hai trung tâm: tỉnh Chăm Pa sắc và tỉnh Luông prá Băng. Y tế cũng đã có bước phát triển: công tác chống dịch bệnh được quan tâm, đầu tư nâng cấp và trang bi kỹ thuật y tế trong cả nước được 8 trung tâm y tế, chăm sóc sức khỏe. Từng bước phát triển mạng lưới y tế cơ sở theo hướng da dạng hóa loại hình, tăng cường đội ngũ cán bộ y tế cho các huyện vùng sâu, vùng xa. Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư cảu tư nhân trong lĩnh vực này. Tỉ lệ tử vong của phụ nữ khi sinh con và tỉ lệ trẻ sơ sinh và trẻ em dưới một tuổi đã giảm rõ rệt.

về chính tri. Đảng NDCM Lào là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và dân tộc Lào, đại biểu trung thành lơi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của toàn dân tộc, Đảng có vai trò và nhiệm vụ lịch sử

lanh đạo cách mạng Lào, là lực lượng lãnh đạo duy nhat xã hội Lào, đưa nhân dân các bộ tộc Lào tiến lên trên con đường XHCN. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào có nguồn gốc lịch sử từ Đảng Cộng sản Đông Dương do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập năm 1930. Tháng 02 năm 1951, Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra Nghị quyết thành lập 3 đảng riêng biệt đại diện cha 3 quốc gia của 3 nước Đông Dương. Theo tinh thần đó, Đảng Nhân dân cách mạng Lào được thành lập tại Đại hội lần thứ nhất họp ở tỉnh Hua Phăn từ 22/3 đến 06/4/1955. Đại hội thông qua Báo cáo thành lập Đảng, lấy tên là Đảng Nhân dân Lào (Phắc pa xa xôn Lào), thông qua các đường lối cơ bản, chương trình hành động trước mắt và Điều lệ của Đảng;

lập Ban Chỉ đạo Trung ương do đồng chí Cay Xon Phom Vi Han làm Tổng Bi thư. Đại hội II họp tại căn cứ địa Viêng Xay (Hua Phăn) từ 03-6/2/1972 đã thông qua Cương lĩnh chính trị, bản sửa đổi Điều lệ Đảng và quyết định đổi tên Đảng thành Đảng NDCM Lào (Phắc Pa xa xôn pa ti văt Lào). Đồng chí Cay Xon Phom Vi Han được bầu làm Tổng Bi thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào.

Đảng NDCM Lào là người khởi xướng công cuộc đổi mới năm 1986,

làm cho CHDCND Lào có sự biến • đổi tích cực về mọi mặt chính tri ổn định,• • • • • /

trật tự xã hội được đảm bảo, kinh tế - xã hội phát triển liên tục với tộc độ khá cao, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Trong suốt 57 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng NDCM Lào đã có sự phát trển toàn diện, tính đến đầu tháng 3 năm 2011, toàn Đảng đã có hơn 191.780 đảng viên, với hơn

13.000 chi bộ[51; 128] trong cả nước.

1.2.2. Bi cnh quc tế, khu vc thp niên cui thếk x x , đầu thếk XXI Từ đầu những năm 80, thế kỷ xx, cách mạng khoa học công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ. Loài người bắt đầu tiến tới một nên kinh tế mới với vai trò nổi bật của kinh tế trí thức. Sự phát triển của cách mạng khoa học công

nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, mang lại những biên đôi nhánh chóng và sâu sắc trong mọi mặt đời sống nhân loại. Các nền kinh tế được cơ cấu lại, kinh tế trí thức được thúc đẩy. Xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa được tăng cường, xu hướng cải cách và mở cửa xuất hiện như một trào lưu quốc tế.

Những năm đầu thế kỷ XXI, trật tự thế giới mới, tính chất đa cực trong hệ thống thế giới ngày càng rõ nét. Quan hệ quốc tế trở nên năng động, linh hoạt đồng thời phức, chứa đựng nhiều bước vận động quanh co, phức tạp. Nhìn từ nền tảng vật chất của xã hội loài người, đặc trưng của giai đoạn hiện nay là sự hiện diện và phát triển của kinh tế trí thức, của công nghiệp thông tin... Xét trên bình diện các xu hướng lớn của đời sống quốc tế, giai đoạn hiện nay là giai đoạn của quá trình toàn cầu hóa, quốc tế hóa và khu vực hóa.

Phong trào cộng sản quốc tế đã có bước phục hồi, củng cố và phát triển;

các nước XHCN còn lại tiếp tục phát triển trong cải cách và đổi mới. Cụm từ

"các nước XHCN còn lại” được hiểu là những nước: Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, CHDCND Triều Tiên và CHDCND Lào. Các Đảng cầm quyền tại các nước này đã tiếp tục lãnh đạo nhân dân tiến lên theo con đường đã lựa chọn, thu được những thành tựu to lớn về mặt, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân nước mình, đồng thời nâng cao vi thế trên trường quốc tế. Các nước XHCN đã trụ vững, thực hiện công cuộc cải cách, đổi mới khá sớm, nổi bất là cuộc cải cách tại Trung Quốc từ năm 1978, đổi mới tại Việt Nam và Lào từ năm 1986 và đã giành được nhiều kết quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục khẳng định tính ưu việt, vi trí và sức sống của CNXH, đồng thời làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, những thế lực luôn tuyên truyền về sự cáo chung của CNXH trên toàn thế giới.

Thế giới xuất hiện nhiều vấn đề mang tính toàn cầu mà một quốc gia riêng lẻ không thể tự giải quyết được, đòi hòi phải có sự hợp tác da phương, như: vấn đề ô nhiem môi trường, với việc xử lý rác thải, sự nóng lên của trái đất với vấn

đề hiệu ứng nhà kính, khủng hoảng sinh thái, biến đổi khi hậu, bùng nổ dân số, bệnh dịch hiểm nghèo, đói nghèo, vấn đề tội phạm xuyên quốc gia và quốc tế, mâu thuẫn co bản giữa các nuoc tu bản phát triển và các nuoc nghèo.

Tóm lại, mặc dù Liên Xô và các nuoc XHCN Đông Âu sụp đổ, loài nguời vẫn ở trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH; mặc dù xung đột cục bộ diễn ra liên tiếp xuất phát từ mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, lãnh thổ, mâu thuẫn phe phái quyến lực, nhung xu thế chung của thế giới bao trùm và chủ đạo vẫn là hòa bình, ổn định, hợp tác để phát triển. Đó là: ý thức độc lập dân tộc phát triển mạnh; liên kết khu vực và toàn cầu phát triển ngày càng nhanh;

cách mang khoa học công nghệ có những birớc nhảy vọt, đặt biệt là cách mạng thông tin; nền kinh tế thế giới sau một thời kỳ suy thoái đã phục hồi, đang tiếp tục phát triển, tuy không đồng đều; khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, hòa bình và on định tương đối, trong đó tổ chức ASAN là tổ chức khu vực thành công nhất.

1.2.3. Kinh nghim xây dng và bo v đất nước ca mt so nước đang phát trin trên lĩnh vc đối ngoi

Trong những năm qua, các nước đang phát triển và CHDCND Lào - là một nước đang phát triển và di theo định hướng XHCN, nhất là thời kỳ Lào tiến hành đổi mới chính sách đối ngoại trong bối cảnh tác động chung của quá trình toàn cầu hoá - đã thực hiện chính sách đối ngoại xây dựng và bảo vệ đất nước của mình và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Có thể rút ra một số kinh nghiệm xây dựng và bảo vệ đất nước trên lĩnh vực đối ngoại của một số nước đang phát triển (nhất là của Việt Nam) giai đoạn hiện nay:

Một là, nhận thức đủng đắn moi quan hệ giữa bảo vệ độc lập dân tộc và hội nhập quốc tế.

Mối quan hệ giữa bảo vệ độc lập dân tộc và hội nhập quốc tế là mối quan hệ tác động lẫn nhau rất phức tạp. Độc lập dân tộc là yếu tố quyết định bảo

đảm tính đúng hướng và hiệu quả của hội nhập quôc tê. Hội nhập quôc tê tạo điều kiện nâng cao vi thế đất nước, tăng cường sức mạnh quốc gia để giữ vững độc lập, tự chủ. Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế là phục vụ cho giữ vững độc lập dân tộc. Hội nhập quốc tế làm gia tăng tiềm lực, nâng cao vi thế của đất nước trong quan hệ quốc tế, là cơ sở để tăng cường khả năng giữ vững độc lập như: tạo ra các mối ràng buộc và đan xen lợi ích, đồng thời tăng thêm nguồn lực để bảo vệ đất nước và nhất là đưa quốc gia vào dòng chảy chính của xu thế thời đại, thực chất là thực hiện phương châm “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời • • • • đại” vi mục tiêu bảo vệ • • đất nước. Độc• lập dân tộc còn là tiền đề của hội nhập quốc tế. Muốn hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả thì cái gốc độc lập dân tộc càng phải củng cố, có độc lập dân tộc thì quan hệ quốc tế của quốc gia mới có định hướng. Đồng thời, tư thế một nước độc lập làm tăng giá trị của nước đó khi hội nhập. Bài học kinh nghiệm từ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá của Lào, nhất là bài học từ việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa hội nhập và bảo đảm độc lập. Giữ vững độc lập tự chủ thể hiện trước hết trong quyết sách hội nhập nhằm khai thác tối da các lợi thế, đối phó thành công với các thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập; chủ động lựa chọn các tổ chức tham gia, các đối tác và hình thức quan hệ, thời điểm tham gia hội nhập, xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý trong khuôn khổ quy định chung; chủ động điều chỉnh chính sách cho phù họp... Do những điều kiện lịch sử cụ thể, các nước đang phát triển có nhiều điểm khác biệt về mô hình xây dựng đất nước, ý thức hệ, trình độ kinh tế - xã hội... Song đều có đặc điểm chung là it nhiều còn phụ thuộc vào các nước TBCN về vốn, công nghệ, thị trường; sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp kém nên có nhiều rủi ro hơn trong hội nhập quốc tế. Vi vậy, hội nhập càng sâu thì vấn đề bảo vệ độc lập, lợi ích quốc gia càng phải được chú trọng.

Một phần của tài liệu Hoạt Động Đối Ngoại Của Nhà Nước Cộng Sản Dân Chủ Nhân Dân Lào Trong Xây Dựng Và Bảo Vệ Đất Nước Thời Kỳ Đổi Mới Từ 1986 Đến Nay (Trang 21 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)