Những giá trị văn hóa trong món ăn của người Thái

Một phần của tài liệu Ẩm thực truyền thống của người Thái ở huyện Mường La tỉnh Sơn (Trang 28 - 32)

Chương 2: ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI THÁI Ở HUYỆN MƯỜNG LA, TỈNH SƠN LA

2.4 Những giá trị văn hóa trong món ăn của người Thái

Các món ăn của người Thái nhìn chung không quá cầu kì về kiểu cách nhưng khi đã được thưởng thức thì không dễ quên, trong đó đặc biệt là món “Pá pỉnh tộp” đậm đà bản sắc dân tộc. Tục ngữ Thái có câu:

“Cáy măn mọc má ha, Báu to pá pỉnh tộp ma sú”

Nghĩa là:

“Gà tơ tần đem đến,

Không bằng cá nướng đem cho”.

Người ta đánh giá món cá nướng này sang trọng không chỉ bởi giá trị ẩm thực của nó mà còn bởi sự ước lượng chuẩn xác và bàn tay khéo léo của người làm ra nó. Từ xa xưa, cá và các loại thủy sản khác đã là nguồn thực phẩm quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người Thái. Khi đứa con mới đẻ người mẹ lấy đôi đũa mới gắp miếng cá nướng chấm vào miệng con trẻ, làm như vậy có nghĩa là bé sinh ra hưởng miếng cơm cá mà lớn khôn. Đối với đồng bào Thái,

“Cơm trắng, miếng cá bạc” là biểu tưởng cho sự no đủ, hạnh phúc. Cơm xôi ăn với “pa pỉnh tộp” của người Thái cũng được ví như cơm tám nấu niêu đất ăn với cá bống kho của nười miền xuôi vậy. Vừa là món ăn dành đãi khách quý, nhưng

“pa pỉnh tộp” cũng là món ăn đời thường rất thuận tiện cho việc gói cơm đi làm nương rẫy, đồng áng.

Và khi nói đến ẩm thực của người Thái không thể không nhắc tới cơm lam (khẩu lam), cơm lam tượng trưng cho sự hòa hợp và cân bằng âm dương, nó luôn gắn bó thủy chung suốt cả đời người, ai đã tùng sinh ra và lớn lên cùng nó sẽ chẳng thể nào quên. Cơm lam luôn gắn bó với cuộc sống của người Thái nơi đây, nó đã làm nên bản sắc riêng của mỗi dân tộc mà ít nơi nào có thể có được.

Ẩm thực của người Thái được tích lũy và vun đắp qua nhiều thế hệ. Những tri thức ấy luôn luôn được gìn giữ và phổ biến trong cộng đồng. Từ những loại nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên như rau rừng, cá suối… hay nguồn nguyên liệu xung quanh gia đình, người Thái ở Mường La đã chế biến thành nhiều món ăn độc đáo mang đậm bản sắc tộc người. Nó thể hiện sự hiểu biết, kinh nghiệm phong phú trong việc kết hợp một cách hài hòa những nguồn nguyên liệu để tạo nên nhiều món ăn ngon được đồng bào ưa chuộng góp phần làm nên bản sắc văn hóa tộc người.

2.5 Một số thay đổi trong cách chế biến các món ăn truyền thống của người Thái ở Mường La hiện nay

Hiện nay, văn hóa ẩm thực của người Thái ở Mường La đã ít nhiều có sự biến đổi, nhiều món ăn được bổ sung, nhưng cũng không ít món ăn truyền thống dần bị mai một, phá cách. Sự biến đổi này về cơ bản diễn ra theo 3 hình thức:

Thứ nhất là sự mất đi nhiều món ăn do nhiều nguyên nhân khác nhau như không còn nguyên liệu chế biến đặc biệt là nguồn nguyên liệu từ lâm sản.

Thứ hai vẫn là món ăn truyền thống nhưng gia giảm thêm các thành phần phụ gia, gia vị khác. Ví dụ: thịt, cá nướng, tước đây đồng bào chỉ cần làm sạch rồi cho vào kẹt tre, đưa lên than hồng nướng chín, hương vị đậm chất tự nhiên, ngày nay do ảnh hưởng của người Việt, thịt được đem ướp với các loại mắm, bột canh, hạt nêm, hành hoặc giềng rồi xiên vào một đoạn tre nhỏ đã được vọt nhẵn hoặc vỉ nướng bằng inox đã có bán trên thị trường rồi mới đem nướng, món thịt nướng này vị đậm đà và dậy mùi rất thơm.

Thứ ba là việc chế biến món ăn với một cách thức hoàn toàn mới do tiếp thu từ dân tộc khác, ví dụ như món gà tần. Gồm có gà giò, chim câu tần với thuốc bắc, lá ngải cứu. Là món ăn bồi bổ cơ thể , dùng cho người già mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh là chính. Món ăn này ở người Việt có, do sống đan xen mà này nay người Thái cũng biết chế biến thịt bằng cách tần.

Ngày nay trong đám cưới của người Thái sử dụng rất nhiều món ăn của người Việt đặc biệt là các gia vị như bột màu, hạt nêm... Không chỉ thay đổi trong cách chế biến mà trong cơ cấu các món ăn cũng thay đổi. Mặc dù đồng bào còn duy trì được nhiều món ăn độc đáo, riêng biệt của dân tộc mình nhưng xét vè các loại món ăn phong phú hơn nhiều. Sự phong phú đến tư nhiều nguồn khác nhau, có hương vị của người Việt và cũng xuất hiện khẩu phần ăn của Phương Tây.

Thị trường hàng hóa đem đến cho đồng bào nơi đây nhiều loại gia vị, phụ gia của ngành công nghiệp, do tính chất tiện lợi, dễ mua, dễ chế biến, cho hương vị thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của nhiều người nên dễ dàng được chấp nhận, lâu dần bột canh, mì chính, hạt tiêu, nước mắm, ... trở thành những thứ gia vị không thể thiếu trong bếp của mọi nhà, thay vì chỉ có muối, tương mẻ như trước đây.

Sự đa dạng hóa các món ăn của người Thái ngày nay được thấy qua sự xuất hiện cưa rất nhiều món mới, người ta đã sử dụng luôn tên riêng của nó như: gio, chả, nem rán, thịt đông... đây là những món ăn còn ít sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, một số món ăn còn được chế biến từ hải sản dông lạnh, như cá biển, tôm khô... là những thứ không có trong môi trường sinh sống của người Thái được du nhập.

Sự gia tăng số lượng các món ăn do ảnh hưởng từ người Việt, người phương Tây tỉ lệ nghịch với những món ăn truyền thống. Trong cơ cấu, thành phần bữa ăn, thịt các loại thú rừng, chim chóc, gà rừng trở nên khan hiếm, một số loài tôm, cua, cá, ốc... ít hơn nhiều và cũng ít thấy trong bữa ăn có những

món rau ngót rừng, rau bồ khai, quả núc nác, các loại nấm rừn vốn phổ biến trước đây.

Ăn uống trong các ngày thường, ngày lễ cũng thay đổi. Nguyên nhân từ suy nghĩ của đồng bào, ở khu vực lễ hội, bày bán xung quanh là các quầy hàng đồ ăn nhanh như: ánh khoai rán, xúc xích rán, bánh mỳ kẹp thịt nướng... trẻ em, thanh niên đều hướng tới những món ăn này.

Thức ăn trong các ngày lễ, ngày tết trước đây thường được bảo quản bằng cách muối, đem phơi khô cất trữ để ăn dần. Nhưng ngày nay, các nông phẩm luôn sẵn có nên thức ăn thường được ăn tươi nhiều hơn.

Khẩu vị của người Thái cơ bản là chu và đắng thì nay, do có thêm nhiều loại gia vị khác nhau mà mở rộng hơn các món cay, ngọt...

Sự xuất hiện của những món ăn mới có nguồn gốc từ người Việt, phương Tây làm cho ngươi ta khó phân biệt ở đây đám cưới của người Việt hay người Thái. Nhiều gia đình, đặc biệt là ở vùng trung tâm khi có công việc ,đám cưới, hội hè, tiếp khách đã chuyển ra tổ chức, sinh hoạt ở nhà hàng, khách sạn, do đó sự tương trợ với nhau về công về của theo ập quán xưa cũng thay đổi theo.

Chương 3

Một phần của tài liệu Ẩm thực truyền thống của người Thái ở huyện Mường La tỉnh Sơn (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)