Người sáng lập doanh nghiệp: rất nhiều tư tưởng, triết lý, quan điểm về kinh doanh, về công việc, về công ty, về nhân sinh, về cuộc đời và con người của người sáng lập doanh nghiệp góp phần hình thành văn hóa doanh nghiệp. Chính giá trị văn hóa khởi thủy này có tính vững bền rất cao, khó thay đổi, ngay cả khi người sáng lập mất đi hoặc không còn làm việc.
Lịch sử của doanh nghiệp: rất nhiều cái lặp đi lặp lại trong một thời gian dài trong quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, lâu dần sẽ tạo thành nếp, tức là “chuẩn mực hành vi” của doanh nghiệp – chính là văn hóa doanh nghiệp.
Các thế hệ lãnh đạo tiếp bước của doanh nghiệp: cũng ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp và góp phần hình thành văn hóa doanh nghiệp. Thế hệ lãnh đạo đầu tiên là người sáng lập doanh nghiệp. Các thế hệ lãnh đạo tiếp theo là những người đứng đầu doanh nghiệp qua các thời kỳ. Sự ảnh hưởng của các thế hệ lãnh đạo kế tiếp đến văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua mối quan hệ giữa lãnh đạo doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp,
Cá nhân và văn hóa doanh nghiệp: cá nhân trong doanh nghiệp bao gồm: người sáng lập, người lãnh đạo, người quản lý, nhân viên… Người sáng lập là nhân tố quan trọng hình thành nên văn hóa khởi thủy của doanh nghiệp.
Cấp lãnh đạo (người đứng đầu doanh nghiệp): có thể hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp khi vào lãnh đạo công ty, họ không có khả n năng để thay đổi văn hóa doanh nghiệp mà chỉ đủ khả năng để điều chỉnh chút ít về văn hóa của doanh nghiệp và do vậy, phải điều chỉnh bản thân mình để phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.
Cấp quản lý (các trưởng bộ phận) : có thể hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp chứ không có khả năng thay đổi văn hóa doanh nghiệp, có thể hình thành hay thay đổi văn hóa tại bộ phận do mình quản lý.
Cấp nhân viên có thể hòa nhập vào văn hóa của doanh nghiệp khi vào làm việc. Nhân viên có khả năng điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp hay văn hóa bộ phận. Do vậy, nhân viên phải điều chỉnh bản thân để phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp nếu muốn gắn bó với doanh nghiệp.
Như vậy, chỉ có những người trong ban lãnh đạo của doanh nghiệp mới có khả năng ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp, và những trưởng bộ phận thì có khả năng ảnh hưởng đến văn hóa của bộ phận, còn nhân viên thì thực hiện văn hóa doanh nghiệp và văn hóa bộ phận. Tùy theo “sức mạnh” của mỗi cá nhân mà người đó sẽ ảnh hưởng đến các tầng của văn hóa doanh nghiệp. Sức mạnh càng lớn thì càng ảnh hưởng đến tầng trung gian và tầng sâu của văn hóa doanh nghiệp, chứ không chỉ ảnh hưởng đến chút ít của tầng bề mặt của văn hóa doanh nghiệp.
2. Quá trình hình thành VHDN trải qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Làm rõ sứ mệnh, giá trị của từng đối tượng
Các cổ đông
Ban điều hành
Lãnh đạo phòng ban
Nhân viên
Khách hàng
Các đối tượng liên quan khác
Giai đoạn 2: Truyền đạt
Thành công thực sự không đến từ việc tuyên bố các giá trị mà đến từ việc biến chúng thành các hành động hằng ngày một cách kiên định
Các sự kiện của phòng ban và công ty (họp hành, lễ hội,…)
Tài liệu truyền đạt (poster, brochure,…)
Truyền đạt trang trọng (bản tin,…)
Truyền đạt thông thường (báo cáo, thư điện tử, tin nhắn điện thoại,… )
Giai đoạn 3: Đồng nhất với những hoạt động hằng ngày.
Biến sự hiểu biết thành các kỹ năng và hành động thực tế trong công việc hằng ngày.
Hoạt động cá nhân:
Quản lý và phát triển cá nhân
Ra quyết định và giải quyết vấn đề
Hoạt động điều hành Hoạt động đội nhóm
Hoạt động hiệu quả của thành viên
Động lực và quá trình của nhóm
Các bước xây dựng nhóm năng suất cao
Tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm Hoạt động tổ chức
Quản lý và phát triển chiến lược
Hệ thống tổ chức và quá trình
Quản lý rào cản tài nguyên
Đánh giá và khen thưởng
Giai đoạn 4 : sự cải tiến liên tục
Rà soát lại
Đánh giá lại
Các hành động cải tiến 3. Thay đổi văn hóa doanh nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp thường ổn định vì có tính lưu truyền và kế thừa do đã tạo thành nếp nên rất khó thay đổi. Tuy nhiên, khi văn hóa doanh nghiệp không còn phù hợp với hoài bão, sứ mệnh, chiến lược và mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp nữa thì buộc phải đập vỡ văn hóa cũ và hình thành văn hóa mới cho phù hợp để tiếp tục phát triển.
Văn hóa doanh nghiệp phải được định hình một cách có ý thức và chủ đích, một cách toàn diện và chủ thể bởi lãnh đạo của doanh nghiệp chứ văn hóa doanh nghiệp không phải được hình thành một cách vô thức và tự phát một cách manh mún và đơn lẻ. Lãnh đạo công ty sẽ định hình văn hóa doanh nghiệp theo hướng phù hợp với hoài bão, sứ mệnh, chiến lược và mục tiêu dài hạn của công ty.
Lãnh đạo định hình văn hóa doanh nghiệp theo các bước sau:
Xác định hoài bão (cái mà doanh nghiệp muốn đạt đến trong tương lai lâu dài), sứ mệnh của công ty (là trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, quốc gia, dân tộc)
Xác định mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp
Xác định tầng sâu của văn hóa: “đạo” của doanh nghiệp: triết lý của công ty (giá trị của công ty)
Xác định mô hình văn hóa của công ty
Xác định “màu cờ, sắc áo” của công ty
Xác định các biểu tượng và nghi thức của công ty
Ôn lại truyền thuyết và giai thoại của công ty
4. Những khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Quá trình xây dựng văn hóa tại một doanh nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều, và để xây dựng được một nền văn hóa riêng cho doanh nghiệp tạo thành một chuẩn mực để tất cả các thành viên thực hiện càng không phải là chuyện dễ dàng, những khó khăn đó có thể là:
4.1. Nhân viên mới và văn hóa doanh nghiệp
Nhân viên công ty bao gồm nhân viên cũ và cả nhân viên mới vào. Trong đó, nhân viên cũ là nhân viên đã thẩm thấu và hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp, còn nhân viên mới, quá trình thẩm thấu và hòa nhập chỉ là bước đầu , vì vậy, doanh nghiệp cần có các phương pháp hiệu quả để nhân viên mới có thể hòa nhập vào văn hóa doanh nghiệp.
4.2. Sốc văn hóa:
Đối với nhân viên mới, nếu sự khác biệt giữa văn hóa doanh nghiệp của công ty cũ và công ty mới là rất cao thì thời gian đầu họ sẽ rất bị “khủng hoảng”. Nếu không cẩn thận, công ty sẽ mất người trong giai đoạn này.
Do vậy, công ty phải cùng họ loại bỏ văn hóa doanh nghiệp của công ty cũ và dần dần từng bước giúp họ làm quen và hòa nhập văn hóa doanh nghiệp của công ty mới.
Về phía nhân viên mới, họ cũng phải chuẩn bị tinh thần để thay đổi nhằm sẵn sàng thích ứng với văn hóa mới.
Sốc văn hóa cũng xảy ra đối với cả nhân viên cũ chứ không chỉ xảy ra đối với nhân viên mới. Cụ thể là khi doanh nghiệp có một sếp mới và ông ta cương quyết thay đổi hoàn toàn văn hóa doanh nghiệp đang có.