Đối với cơ quan BHXH nói chung

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chi trả bảo hiểm xã hội tại thị xã dĩ an (Trang 64 - 72)

3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác chi trả

3.2.1 Đối với cơ quan BHXH nói chung

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về BHXH

Từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, cùng với sự thay đổi của nội dung và đối tượng điều chỉnh các quan hệ xã hội - pháp luật nói chung và chế độ BHXH nói riêng cũng có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, trong các chế định thì chế định pháp lý về BHXH dường như mang tính chất ổn định nhất, điều này rất thuận lợi trong việc xây dựng lại hệ thống quy định về BHXH cho tương lai. Tất nhiên, vẫn cần thiết phải có điều chỉnh trợ cấp BHXH cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và sự phát triển kinh tế.

Yêu cầu ở đây là cần phải có chính sách lao động đồng bộ, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành trong việc kiểm tra, giám sát. Việc xây dựng hệ thống chế độ BHXH phải khắc phục được tính giải quyết tình thế trước mắt vì chế độ BHXH ban hành hôm nay không chỉ áp dụng để giải quyết các chế độ cho người lao động đã làm việc trước đây nay về nghỉ chế độ mà còn áp dụng trong hiện tại và tương lai. Vì vậy, theo em cần sớm sửa đổi Luật BHXH và hệ thống hóa văn bản về BHXH pháp quy về BHXH ở mức cao hơn để thực hiện rõ tầm quan trọng của BHXH và có thể quản lý thống nhất trong cả nước.

Song song với việc sửa đổi Luật BHXH, hiện tại chúng ta đã có lộ trình thay đổi tỷ lệ đóng BHXH của người lao động, chủ sử dung lao động. Tuy nhiên, một số quy định pháp luật trong mức hưởng, thời gian hưởng, đối tượng được hưởng còn có nhiều thiếu sót cần sớm được khắc phục nhằm đem lại lợi ích cho người lao động.

Hiện nay, do mức sống của xã hội ngày càng được nâng cao, các dịch vụ y tế ngày càng đáp ứng được yêu cầu trong việc khám, chữa bệnh cho người dân, các chính sách an sinh - xã hội ngày càng được mở rộng, nên đã làm cho tuổi thọ trung bình của con người cũng tăng theo. Cách đây 40 năm, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam chỉ vào khoảng 50 - 60 tuổi thì đến nay tuổi thọ trung bình của người Việt

Nam đã khoảng 75 tuổi. Tuổi thọ tăng lên sẽ làm cho số tiền chi trả lương hưu tăng, điều này không đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu - chi trong BHXH bởi vì tỉ lệ thu BHXH như hiện nay là hơi thấp. Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2010, thu BHXH bắt buộc đã tăng 6% so với 2009; thu BHXH tự nguyện tăng 49,8% so với 2009; thu bảo hiểm thất nghiệp tăng 17,7% so với 2009. Số nợ chậm đóng BHXH tính đến cuối 2010 là 1.725,4 tỷ đồng, bằng 3,36% số phải thu BHXH trong năm và tương ứng với số thu của 0,28 tháng. Riêng Quỹ hưu trí và tử tuất số thu năm 2010 tăng 35,8% trong khi số chi chỉ tăng 29,3%, nhưng nguyên nhân là do tỷ lệ đóng BHXH năm 2010 tăng thêm 2%, còn so sánh thực tế số chi vẫn chiếm tỷ trọng 77,6%. Như vậy, hiện Quỹ hưu trí và tử tuất đang đối mặt với nguy cơ mất cân đối trong dài hạn. Đây là vấn đề rất lớn trong điều kiện hội nhập, khủng hoảng kinh tế và già hóa dân số và nhiều quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề này.

Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam phải tích cực hơn trong việc thúc đẩy xác định đối tượng và mức đóng BHXH, tuy nhiên các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có phương thức phối hợp có hiệu quả trong công tác kiểm tra của cơ quan BHXH, dường như coi đây là công việc của ngành BHXH.

Hoàn thiện, mở rộng phương thức chi trả

Hiện tại, mô hình chi trả trực tiếp là một cách làm có hiệu quả. Bởi nó vận dụng ở tất cả các địa bàn và cho nhiều đối tượng khác nhau. Để phát huy tính ưu việt, tiện lợi của nó, cần phải có đội ngũ CBNV chuyên nghiệp, cơ sở vật chất trang thiết bị đầy đủ trong việc tổ chức chi trả. Tiếp đến là công việc kiểm đếm tiền trong lúc chi trả thì cần phải có máy phát hiện tiền giả khi người lao động có yêu cầu kiểm tra.

Cần phải có kế hoạch, lịch cụ thể cho từng địa bàn chi trả để các đối tượng có thể nhận tiền đúng ngày, nhằm ổn định cuộc sống cho họ. Đồng thời cán bộ chi trả phải nhanh chóng tiếp xúc, làm quen với các đối tượng mà mình được phân công chi trả để nắm bắt tâm tư nguyện vọng, cũng như giải đáp các thắc mắc khi có yêu cầu.

Đối với phương thức chi trả gián tiếp, thì cần phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, củng cố các đại lý chi trả để các đại lý làm đúng các quy định trong hợp đồng kinh tế và các quy định cho đại diện chi trả.

Để cho những người thực hiện chi trả trên địa bàn thuộc các đại lý an tâm, sẵn lòng phục vụ chi trả cho các đối tượng thì BHXH Việt Nam nói chung và BHXH tỉnh Bình Dương nói riêng cần phải có chính sách phù hợp trong việc hỗ trợ bằng nguồn kinh phí quản lý bộ máy cho họ, bởi đối tượng phát sinh mới và có nhiều biến động giữa các khu vực và trên địa bàn rất cao, để nhằm đảm bảo được hiệu quả công việc vừa hạn chế rủi ro, thất thoát, lãng phí do phương thức này gây ra.

Ngoài ra, phương thức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng thông qua thẻ ATM, nó phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế hội nhập. Trong thời gian, với sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm trong tổ chức thực hiện đã thu được nhiều thành tích. Cùng với đó là sự phối hợp trong việc chỉ đạo, triển khai của nhiều ban ngành, sự ủng hộ của người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH và việc tiến hành đúng trình tự, quy trình theo quy định. Do đó, số lượng người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản thẻ ATM ở các tỉnh, thành phố nói trên vẫn tiếp tục tăng lên.

Đối với BHXH các tỉnh, thành phố mà chưa triển khai thì cần sớm có nghiên cứu, khảo sát để tổ chức thực hiện thí điểm theo quy định của BHXH Việt Nam, trong đó cần có sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương trong quá trình tổ chức triển khai đặc biệt là trong giai đoạn đầu thông qua các văn bản chỉ đạo, hội nghị triển khai, chú trọng vai trò phối hợp vận động, hướng dẫn của mạng lưới những người gần với người hưởng như đại diện chi trả xã, các ban liên lạc hưu trí, hội đoàn thể, chủ sử dụng lao động. Phải lựa chọn ngân hàng có uy tín, khả năng tài chính mạnh, hệ thống thanh toán bằng thẻ ATM tiện ích, tiên tiến, có nhiều ưu đãi bảo đảm việc chi trả cho người hưởng được thuận tiện và an toàn nhất. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với ngân hàng trong hoạt động tuyên truyền, tổ chức thực hiện chi trả. Xây dựng phương án triển khai, kế hoạch triển khai cụ thể, xây dựng quy trình và các bước thực hiện có quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị. Triển khai từng bước, có sơ kết, rút kinh nghiệm để tiếp tục mở

rộng. Chỉ thực hiện ở những địa bàn có đủ điều kiện về số lượng và địa điểm bố trí máy ATM, về tỷ lệ số người đăng ký. Tiếp tục thực hiện tuyên truyền vận động đối với những nơi chưa đủ điều kiện theo quy định. Phải lựa chọn đối tượng tuyên truyền là những người là những người có đủ điều kiện thuận lợi, phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng cung cấp dịch vụ để hướng dẫn cụ thể cho người hưởng về cách sử dụng thẻ ATM, xử lý các trường hợp sự cố có thể xảy ra. Hướng dẫn cho người hưởng đầy đủ quy trình, thủ tục, thực hiện công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Có chương trình đào tạo và sử dụng CBNV

Để việc quản lý BHXH được thực hiện tốt và đạt kết quả cao thì việc đào tạo lại cán bộ nhân viên trong hệ thống, trang bị phương tiện làm việc thích hợp với tính phức tạp về chuyên môn là không thể trì hoãn, chậm trễ. Sự nghiệp BHXH đòi hỏi có một đội ngũ nhân viên thông thạo nghiệp vụ, nắm vững các quy định của pháp luật về BHXH và pháp luật có liên quan, cởi mở tiếp xúc với những người được bảo hiểm, có quan hệ chặt chẽ với cơ sở sử dụng lao động, phối hợp với các bộ phận trong cùng cơ quan và hợp tác chặt chẽ với cơ quan khác. Người lãnh đạo cơ quan bảo hiểm phải có chương trình kế hoạch đào tạo huấn luyện bồi dưỡng về nghiệp vụ và nguyên tắc quản lý và nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên, quy định nghiêm ngặt chế độ báo cáo thống kê, định kỳ tiếp xúc trực tiếp với các cơ sở, các cơ quan cấp dưới, mở các cuộc họp, hội thảo về những vướng mắc trong việc thực hiện mục tiêu trong tổ chức cơ quan và nghiệp vụ thu - chi tài chính để có quyết định xử lý kịp thời.

Ngoài ra hệ thống BHXH cần phải:

- Xây dựng, chuẩn hóa tiêu chuẩn cho các chức danh cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng sao cho phù hợp với những yêu cầu công tác của nghành.

Đồng thời, tiến hành ra soát và xếp loại lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng cho phù hợp với năng lực chuyên môn và những yêu cầu công tác đã đặt ra.

- Tuyển dụng mới và bồi dưỡng nâng cao mọi mặt cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong nghành theo hướng giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, chính trị tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.

- Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên chức trong nghành trên cơ sở phân phối thu nhập hợp lý, công bằng, làm cho thu nhập của cán bộ công nhân viên trong nghành trở thành động lực và mục tiêu phấn đấu của họ nói riêng và cho sự phát triển của ngành BHXH nói chung.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH

BHXH Việt Nam đã đi vào hoạt động được 16 năm theo cơ chế mới, hạch toán độc lập, cân đối thu - chi nên việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH là điều hết sức quan trọng, cần thiết. Công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đó là nâng cao nhận thức cho người lao động về vai trò, ý nghĩa của BHXH, đưa ra những hình thức tuyên truyền có hiệu quả hơn và xây dựng được đội ngũ cộng tác viên. Nhưng so với yêu cầu và nhiệm vụ chung của ngành, công tác thông tin tuyên truyền về BHXH còn nhiều hạn chế, tồn tại cần phải được khắc phục.

Nhìn chung phần lớn người lao động, chủ sử dụng lao động chưa hiểu rõ ràng về BHXH, nên họ thường có tâm lý e ngại và né tránh. Thêm vào đó công tác thông tin, tuyên truyền chưa được quan tâm đúng mức, kinh phí tuyên truyền còn quá ít, hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Vì vậy để nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền thì cần phải thực hiện theo các hướng sau:

Về nội dung: Ngoài tuyên truyền pháp luật, chính sách và các chế độ BHXH, giải đáp, tư vấn, hướng dẫn thực hiện các chế độ, kết quả các mặt hoạt động của ngành. Cần đặc biệt quan tâm tới nội dung mà trong thời gian qua ít được đề cập đến đó là tuyên truyền về mục đích, bản chất nhân đạo, ý nghĩa nhân văn của BHXH. Nếu chúng ta làm được điều đó thì sẽ từng bước thay đổi được tâm lý e ngại của họ hiện nay là bắt buộc đóng BHXH. Từ đó họ sẽ hình thành thái độ tự giác, tự nguyện khi tham gia BHXH và có trách nhiệm nộp BHXH hoặc tham gia BHXH tự nguyện khi họ không đủ sức khoẻ làm việc tại DN nếu họ có điều kiện, cũng như muốn được hưởng lương hưu và các khoản trợ cấp khác. Trước đây chúng

ta tuyên truyền nhiều về nội dung thu - chi, quản lý quỹ BHXH và cách giải quyết BHXH là chưa đủ. Đó là biện pháp thực hiện mục đích nhân đạo. Nội dung tuyên truyền chỉ mới dành riêng cho nội bộ ngành, chưa thu hút được đông đảo người lao động, chủ sử dụng lao động và các thành viên khác trong XH để họ hiểu rằng

“Tham gia BHXH là quyền lợi, vừa là nghĩa của người lao động” để họ tự giác tham gia và đấu tranh, đòi hỏi chủ sử dụng lao động phải tham gia BHXH theo quy định của Bộ Luật lao động.

Về hình thức tuyên truyền: Phải tăng cường hoạt động trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý hành chính với nhau, với các cơ quan thông tấn báo chí; áp dụng các phương pháp thông tin hiện đại, tiên tiến cho công tác này. Tăng cường sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành về BHXH với các cơ quan thông tấn. Mở rộng và đa dạng hoá hình thức tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền cần phải ngắn ngọn. dễ hiểu, gây được sự chú ý của mọi người.

Tổ chức các cuộc hội thảo, các cuộc họp trong đó có các đại diện của người lao động (tổ chức Công Đoàn..) để nhằm mục đích thông tin, tuyên truyền về BHXH giúp các bên trong quan hệ lao động hiểu rõ tính pháp lý của BHXH, nắm được quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đồng thời qua đó thu thập tổng hợp các ý kiến thắc mắc, đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế và tâm tư nguyện vọng của người lao động.

BHXH Việt Nam cần nghiên cứu xây dựng cơ chế chung để các địa phương thể chế hoá khuyến khích thoả đáng các tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác BHXH.

Đối với các doanh nghiệp không chấp hành nghĩa vụ nộp BHXH theo luật định cần xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật nhằm giữ nghiêm kỷ cương phép nước, đảm bảo tính công bằng xã hội.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công tác bảo hộ lao động đối với các doanh nghiệp trong việc chấp hành an toàn, vệ sinh lao động; có biện pháp chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định quản lý, tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động hiện hành. Đồng

thời cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ đến chủ doanh nghiệp và người lao động.

Tạp chí BHXH Việt Nam ra đời có ý nghĩa quan trọng trong công tác thông tin, tuyên truyền về BHXH. Trong thời gian các bài báo không ngừng tăng lên cả số lượng về chất lượng, nhưng bài viết chủ yếu là của các nhà quản lý, đội ngũ cộng tác viên chưa đáp ứng được số lượng, chất lượng của bài viết và chưa đi sâu vào thực tế cuộc sống. Để phục vụ độc giả được tốt hơn, tạp chí BHXH cần phải đa dạng hoá về nội dung và hình thức thể hiện. Trước hết là đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên cần phải có trình độ, có sự hiểu biết về Luật BHXH, cũng như các quy định khác …thì như vậy mới có được những bài viết có chất lượng cao.

Bài viết không chỉ dừng lại thông tin một cách đơn thuần những kết quả đạt được mà cần phải dựa trên cơ sở tính toán, phân tích khoa học, mang tính lập luận logic về nghiệp vụ BHXH. Những bài viết đăng trên tạp chí phải đầy đủ thông tin cần thiết và chính xác cập nhật. Đòi hỏi đội ngũ phóng viên, biên tập viên, công tác viên và ngoài ngành phải có tâm huyết và có tinh thần trách nhiệm cao về BHXH.

Mỗi cán bộ, nhân viên BHXH là một tuyên truyền viên thì hơn ai hết họ hiểu rõ mục đích, bản chất, vai trò, ý nghĩa và cách thức thực hiện các chính sách BHXH.

Về tổ chức quản lý chi BHXH

Trong những năm tiếp theo BHXH Dĩ An, trong đó phòng chế độ chính sách tiếp tục tăng cường quản lý đối tượng được hưởng BHXH. Thực hiện chặt chẽ quy trình xét duyệt hưởng các chế độ đúng theo quy định của pháp luật về mức thời gian, mức đóng góp của người lao động, chỉ tiến hành giải quyết chi trả các chế độ cho người lao động thông qua các đơn vị sử dụng lao động. Không trực tiếp giải quyết với người lao động để đảm bảo sự công bằng và tránh mọi phiền hà tiêu cực có thể xảy ra.

Quản lý đối tượng chi trả là công tác thường xuyên, liên tục của cơ quan BHXH, tránh tình trạng đối tượng chi trả không còn tồn tại mà nguồn kinh phí chi trả vẫn được cấp gây ra sự tổn thất cho quỹ BHXH, dẫn đến tình trạng trục lợi BHXH của các đơn vị và cá nhân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác chi trả bảo hiểm xã hội tại thị xã dĩ an (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)