CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.3 Kết quả nghiên cứu các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các khách sạn thuộc tập đoàn khách sạn Marriott tại Việt Nam
4.3.2 Đánh giá giá trị thang đo – phân tích nhân tố khám phá EFA
Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ở mục 4.4.1, tác giả tiến hành đánh giá giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau để rút gọn một tập biến quan sát thành một tập các nhân tố có ý nghĩa hơn.
Để đánh giá giá trị thang đo cần xem xét 4 thuộc tính quan trọng trong EFA: (a) Sự phù hợp của phân tích nhân tố (Giá trị KMO và kiểm định Barllet Test), (b) Số lượng nhân tố trích được, (c) Trọng sô nhân tố, (d) tổng phương sai trích Sự phù hợp của phân tích nhân tố: phân tích nhân tố phù hợp khi giá trị KMO > 0.5 và kiểm định Barlett Test có ý nghĩa, tức là giá trị Sig của kiểm định này bé hơn 0.05 (với độ tin cậy 95%) (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
– Số lượng nhân tố trích: Tiêu chí Eigenvalue được dùng để xác định số lượng nhân tố trích trong EFA. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố trích được xác định ở nhân tố dừng có Eigenvalue tối thiểu bằng 1. (Nguyễn Đình Thọ, 2011) – Trọng số nhân tố : trong phân tích nhân tố, trọng số nhân tố của một biến trên
nhân tố mà nó là một biến đo lường sau khi quay nhân tố phải cao và các trọng số trên nhân tố mà nó không đo lường phải thấp. Đạt được điều kiện này thang đo đạt được giá trị hội tụ (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Như vậy, khi kiểm định trọng số nhân tố cần tuân thủ các tiêu chí sau:
+ Trọng số nhân tố của một biến Xi là λi > = 0.5 là chấp nhận được. Ngược lại, trong trường hợp λi < 0.5, chúng ta có thể loại biến Xi vì nó không đo lường khái niệm chúng ta cần đo. Tuy nhiên, nếu λi không quá nhỏ, giả sử lớn hơn hoặc bằng 0.4, nếu nội dung của biến xét thấy có ý nghĩa trong thang đo chúng ta không nên loại biến để tránh việc thang đo không đạt yêu cầu.
+ Chênh lệch trọng số λiA – λiB >= 0.3 là giá trị có thể chấp nhận được, nếu hai biến này tương đương nhau thì có thể loại biến này đi. Tuy nhiên, cũng cần xem xét ý nghĩa của biến trong thang đo trước khi loại bỏ.
– Tổng phương sai trích TVE: Khi đánh giá kết quả EFA, cần xem xét phần tổng phương sai trích. Tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng nay phải đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số (từ 60% trở lên là tốt). Nếu điều kiện này được thỏa mãn ta có thể kết luận mô hình EFA là phù hợp.
4.3.2.1 Kết quả đánh giá giá trị thang đo các nhân tố của hệ thống KSNB
Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ở phần trên, việc phân tích nhân tố trước tiên được tiến hành dựa trên 29 biến quan sát của các biến độc lập ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại tập đoàn quản lý khách sạn Marriott (theo mô hình đề xuất ban đầu).
Kết quả phân tích EFA lần 1:
Bảng 4.15 : Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập (lần 1) Kiểm định KMO và Bartlett
Kiểm định KMO 0.866
Kiểm định Bartlett
Approx. Chi-Square 3401.298
df 406
Sig. 0.000
(Nguồn: Phụ lục 3.2 – Kết quả phân tích nhân tố EFA) Kết quả kiểm định KMO trong phân tích nhân tố cho thấy hệ số KMO đạt 0.866 lớn hơn 0.5, đồng thời kiểm định Barlett’s có giá trị Sig = 0.000 bé hơn 0.05, chứng tỏ phân tích nhân tố EFA là thích hợp.
Bên cạnh đó, tại mức giá trị Eigenvalues=1.725 lớn hơn 1 và với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, phân tích nhân tố đã trích được 5 nhân tố từ 29 biến quan sát và với phương sai trích là 64.176% > 50% nên đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, biến GS03 bị loại do có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0.5 nên không đạt giá trị hội tụ. Như vậy, trải qua bước phân tích nhân tố lần 1, có 28 biến quan sát còn lại được phân tích nhân tố lần 2 (kết quả phân tích nhân tố lần 1 xem tại phụ lục 3.2_lần 1).
Kết quả phân tích EFA lần 2:
Bảng 4.16: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s nhóm biến độc lập (lần 2) Kiểm định KMO và Bartlett
Kiểm định KMO 0.868
Kiểm định Bartlett
Approx. Chi-Square 3356.887
df 378
Sig. 0.000
(Nguồn: Phụ lục 3.2 – Kết quả phân tích nhân tố EFA)
Sau khi tiến hành loại biến GS03 vì không đạt yêu cầu, ta tiếp tục phân tích nhân tố lần 2 cho 28 biến còn lại. Kết quả cho thấy hệ số KMO = 0.868, kiểm định Barlett’s có giá trị Sig = 0.000 < 0.05 chứng tỏ phân tích nhân tố EFA là phù hợp.
Kết quả phân tích thấy rằng 28 biến quan sát nhóm thành 5 nhân tố với phương sai trích là 65.928% > 50% đồng thời tổng phương sai trích là 65.928% > 50% cho thấy 5 nhân tố này giải thích 65.928% sự biến thiên của tập dữ liệu và giá trị Eigenvalue = 1.708 >1 đủ tiêu chuẩn phân tích nhân tố và không có biến nào bị loại thêm (kết quả phân tích nhân tố lần 2 xem tại phụ lục 3.2_lần 2).
Bảng 4.17: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay Ma trận xoay các nhân tố
Nhân tố
1 2 3 4 5
MT07 0.816 MT02 0.794 MT03 0.744 MT04 0.743 MT05 0.732 MT08 0.722 MT06 0.717 MT01 0.580
TT01 0.827
TT06 0.800
TT05 0.758
TT03 0.753
TT04 0.731
TT02 0.726
KS01 0.848
KS03 0.848
KS04 0.810
KS02 0.742
KS05 0.730
DG02 0.836
DG05 0.825
DG06 0.809
DG03 0.714
DG04 0.637
GS01 0.875
GS05 0.863
GS04 0.853
GS02 0.713
(Nguồn: Phụ lục 3.2 – Kết quả phân tích nhân tố EFA) Kết quả trong bảng 4.17 xoay nhân tố cho thấy có 5 nhân tố được hình thành như sau:
– Nhóm 1 (nhân tố Môi trường kiểm soát – MT) gồm 8 biến: MT01, MT02, MT03, MT04, MT05, MT06, MT07, MT08.
– Nhóm 2 (nhân tố Thông tin và truyền thông – TT) gồm 6 biến: TT01, TT02, TT03, TT04, TT05, TT06.
– Nhóm 3 (nhân tố Hoạt động kiểm soát – KS) gồm 5 biến: KS01, KS02.
KS03, KS04, KS05.
– Nhóm 4 (nhân tố Đánh giá rủi ro – RR) gồm 5 biến: ĐG02, ĐG03, ĐG04, ĐG05, ĐG06.
– Nhóm 5 (nhân tố Giám sát – GS) gồm 4 biến: GS01, GS02, GS04, GS05 4.3.2.2 Kết quả đánh giá giá trị thang đo tính hữu hiệu của hệ thống
KSNB
Kết quả cho thấy hệ số KMO = 0.742 lớn hơn 0.5 và kiểm định Barlett’s có giá trị 497.025 với mức ý nghĩa Sig = 0.000 bé hơn 0.05; qua đó kết quả chỉ ra rằng các
biến quan sát trong tổng thể có mối tương quan với nhau và phân tích nhân tố khám phá (EFA) thích hợp sử dụng trong nghiên cứu này.
Ngoài ra, hệ số KMO hơn 0.5 và kiểm định Barlett’s có giá trị 497.025 với mức ý nghĩa Sig = với giá trị Eigenvalue là 2.921 > 1 và tổng phương sai trích là 73.031%
> 50% cho thấy nhân tố này đạt yêu cầu (xem phụ lục 3.2)
Bảng 4.18: Hệ số KMO và kiểm định Barlett’s biến phụ thuộc Kiểm định KMO và Bartlett
Kiểm định KMO 0.742
Kiểm định Bartlett
Approx. Chi-Square 497.025
df 68
Sig. 0.000
(Nguồn: Phụ lục 3.2 – Kết quả phân tích nhân tố EFA)
Bảng 4.19: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay Ma trận các nhân tố
Nhân tố 1
HH04 0.926
HH01 0.838
HH02 0.828
HH03 0.822
(Nguồn: Phụ lục 3.2 – Kết quả phân tích nhân tố EFA)