Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý của HIỆU TRƯỞNG đối với HOẠT ĐỘNG GIÁO dục ở các TRƯỜNG mầm NON, QUẬN HAI bà TRƯNG, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY (Trang 24 - 31)

1.3.1. Yếu tố khách quan

- Phẩm chất nhân cách của đội ngũ giáo viên mầm non

Đội ngũ giáo viên mầm non cần phải có phẩm chất tư tưởng đạo đức tốt mới thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ. Bởi vì trẻ mầm non còn rất nhỏ tuổi và yếu ớt, rất cần sự quan tâm chăm sóc của đội ngũ giáo viên thương yêu trẻ hết mình như những người mẹ hiền. Tác phong của đội ngũ giáo viên mầm non cũng ảnh hưởng vô cùng đến chất lượng của hoạt động giáo dục vì người giáo viên mầm non thực hiện cả công tác giáo dục và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong cả ngày. Chính vì vậy người giáo viên mầm non cần có tác phong công nghiệp, nhanh nhẹn, dứt khoát. Đây là yếu tố khách quan rất ảnh hưởng đến công tác giáo dục trẻ.

- Năng lực chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giáo viên

Chuyên môn của người giáo viên mầm non chịu sự tác động của cơ chế, chính sách mà Nhà nước ban hành, phụ thuộc vào chủ trương, đường lối phát triển giáo dục mầm non của Nhà nước. Nếu cơ chế quan tâm phát triển giáo dục mầm non và tạo điều kiện, cơ hội cho việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong mỗi nhà trường mầm non.

- Đặc điểm môi trường kinh tế - văn hóa- xã hội địa phương

Trên bình diện toàn cầu, nhà trường luôn có mối quan hệ với cộng đồng, xã hội nhằm phát triển giáo dục, mục tiêu là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đẩy mạnh phát triển kinh tế. Những quốc gia có nền chính trị ổn định, quan điểm của những nhà lãnh đạo về GD&ĐT đúng đắn, chính sách đầu tư cho GD&ĐT thỏa đáng sẽ tạo điều kiện cho GD&ĐT phát triển. Các yếu tố về kinh tế - xã hội có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển giáo dục bao gồm:

cơ cấu dân số, phân bổ dân cư, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, trình độ dân trí. Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển giáo dục, trong đó có giáo dục mầm non. Nếu dân số tăng, nhu cầu trường lớp, đội ngũ cán bộ giáo viên cũng tăng. Mặt khác, phong tục tập quán của từng địa phương cũng ảnh hưởng đến công tác giáo dục. Người hiệu trưởng phải là người linh hoạt, nhạy bén để quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non trên tinh thần am hiểu truyền thống, những nét văn hóa riêng của địa bàn dân cư mới có thể làm tốt công tác giáo dục, vì mỗi trẻ đều gắn bó với gia đình, địa phương. Đây là yếu tố khách quan cần quan tâm trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của hiệu trưởng cho giáo viên trường mầm non.

- Sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên

+ Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên thể hiện ở chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng và Nghị quyết 90 của Chính phủ, trong đó buộc các cấp quản lý, cá nhân hiệu trưởng và giáo viên phải có kế hoạch, chương trình cụ thể để nâng cao chất lượng đội ngũ theo hướng đạt chuẩn.

Chính sách phát triển giáo dục mầm non: Thực hiện Đề án Phát triển giáo dục mầm non của Thành phố Hà Nội đến năm 2015, Kế hoạch phát triển Giáo dục mầm non đến năm 2015 của UBND quận Hai Bà Trưng. Chính sách phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mầm non 5 tuổi đang được thực hiện đã quán triệt nhiệm vụ hàng đầu với các nhà trường mầm non về chất lượng giáo

dục mầm non trong mỗi cơ sở giáo dục mầm non. Sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, đảm bảo trang thiết bị đồ dùng tối thiểu theo quy định ở các lớp mầm non, đặc biệt là lớp mẫu giáo 5 tuổi, yêu cầu chuyên môn của giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên dạy trẻ 5 tuổi phải là những giáo viên có kinh nghiệm, vững vàng trong chuyên môn chăm sóc - giáo dục trẻ, những chính sách, kế hoạch của các cấp lãnh đạo là động lực để cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục mầm non đều phải quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của cán bộ quản lý cho giáo viên nói riêng.

- Sự quan tâm phối hợp của Hội cha mẹ học sinh

Thực hiện chính sách xã hội hóa trong giáo dục: quyết định số 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 23/6/2006, và Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/5/2008 về khuyến khích công tác xã hội hóa kiến tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng nhanh về số lượng các trường, lớp mầm non.

Tăng cường huy động sự đầu tư, đóng góp của phụ huynh với những trường mầm non, hỗ trợ nhà trường trong việc xây dựng cơ sở vật chất, chi trả lương cho giáo viên và cùng chăm lo với nhà trường trong việc đóng góp kinh phí triển khai các hoạt động giáo dục trong trường, lớp mầm non .

Sự ủng hộ, sự giúp đỡ của các tổ chức, các công ty, các cơ quan trên địa bàn quận, thành phố và trung ương trong việc ủng hộ về cơ sở vật chất, liên kết bồi dưỡng tập huấn các kỹ năng chuyên môn liên quan đến giáo dục trẻ mầm non…

- Cơ sở vật chất của nhà trường

Cơ sở vật của nhà trường cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý của hiệu trưởng. Nếu hiệu trưởng chỉ đạo nhưng nhà trường thiếu thốn về cơ sở vật chất thì công tác quản lý cũng khó thực hiện. Hoặc cơ sở vật chất thiếu thốn, hỏng hóc, xuống cấp thì cũng ảnh hưởng gián tiếp đến công

tác quản lý của hiệu trưởng.

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

- Phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức của người hiệu trưởng

Nhận thức của hiệu trưởng về vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Người hiệu trưởng cần nhận thức được muốn phát triển nhà trường, con đường đúng đắn, bền vững nhất là tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trong chăm sóc – giáo dục trẻ nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất và tinh thần, để thích ứng kịp với những đòi hỏi của nền kinh tế xã hội.

Phẩm chất đạo đức của người hiệu trưởng là yếu tố chủ quan vô cùng quan trọng trong công tác quản lý. Nếu người hiệu trưởng có phẩm chất đạo đức tốt, luôn đặt quyền lợi chung của tập thể, của học sinh lên trên hết, luôn quan tâm chăm lo bồi dưỡng về năng lực nghiệp vụ và tác phong công tác của đội ngũ giáo viên trong trường, chí công vô tư…sẽ là tấm gương tốt thôi thúc mọi thành viên trong trường hết lòng vì công việc giáo dục trẻ. Chính vì vậy đạo đức của người hiệu trưởng trường mầm non là yếu tố chủ quan vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý giáo dục trong nhà trường.

- Các phẩm chất phong cách, tác phong công tác của người hiệu trưởng

Người hiệu trưởng cần có tác phong nhanh nhẹn, quyết đoán trong công việc, đi sâu đi sát trong công việc, cần tổ chức được một tập thể nhà trường đoàn kết, dân chủ. Có như vậy công tác chăm sóc giáo dục mới đạt được chất lượng tốt nhất. Phong cách và tác phong của hiệu trưởng cũng chính là một yếu tố chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý giáo dục trong nhà trường.

- Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của hiệu trưởng

Phải kịp thích ứng với điều kiện thực tế ở trường mầm non. Trình độ đào

tạo, kinh nghiệm quản lý trường mầm non của người hiệu trưởng phải thường xuyên được nâng cao phù hợp với đòi hỏi thực tế.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch cần sát với yêu cầu thực tế, những mặt kiến thức chuyên môn của người giáo viên cần phải được cập nhật ngay đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Năng lực và kinh nghiệm quản lý nhà trường của hiệu trưởng

Cần tổ chức, chỉ đạo sâu sát tới các thành viên trong nhà trường thực hiện nhiệm vụ giáo dục cho giáo viên. Với kế hoạch đã xây dựng, người hiệu trưởng cần thực hiện nghiêm túc việc tổ chức, triển khai, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm tới từng thành viên tham dự. Nếu người hiệu trưởng chỉ phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng nhưng không sâu sát, giao nhiệm vụ, và có các hình thức giám sát việc bồi dưỡng thì đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Hiệu trưởng lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho giáo viên cần thiết thực. Người hiệu trưởng cần luôn cập nhật những thông tin mới nhất về giáo dục mầm non. Từ đó, người hiệu trưởng mới có thể lựa chọn những nội dung nào cần thiết và phù hợp nhất cho sự phát triển, nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên trong nhà trường. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả các lớp học bồi dưỡng chuyên môn cũng luôn cần sự lựa chọn nghiêm túc, sự chuẩn bị kỹ có chất lượng trong phương pháp bồi dưỡng, hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Hiệu trưởng cần nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá. Cần đề ra cụ thể chế độ chính sách thưởng, phạt trong hoạt động giáo dục. Khâu kiểm tra đánh giá là vô cùng cần thiết của chu trình quản lý. Để nắm được kết quả của quá trình giáo dục, người hiệu trưởng cần thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá. Nếu không kiểm tra, đánh giá sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của công tác bồi dưỡng chuyên môn của hiệu trưởng cho giáo viên.

Có thể mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục các trường mầm non trong sơ đồ sau (sơ đồ 1.2):

Sơ đồ 1.2. Các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục

Ngoài ra qua điều tra còn cho thấy những yếu tố khác cũng có tác động tới quản lý của HT đối với hoạt động giáo dục ở các trường MN quận hai Bà Trưng.

*

* *

Ở chương 1, chúng tôi đã nêu ra một số khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, chuyên môn, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, về hiệu trưởng, giáo viên, trường MN, biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ở các trường mầm non công lập. Chúng tôi xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của

CÁC YẾU TỐ CHỦ QUAN

CÁC YẾU TỐ KHÁCH QUAN

PC chính trị-tư tưởng của HT

PC đạo đức của Hiệu trưởng

PC phong cách, tác phong công tác của HT

Năng lực, nghiệp vụ sư phạm của HT

Năng lực,kinh nghiệm quản lý của HT

PC nhân cách của đội ngũ GVMN

NL,nghiệp vụ SP của GVMN

Môi trường KT- VH-XH địa phương

Sự quan tâm lãnh đạo của cấp trên

Sự quan tâm phối hợp của Hội cha mẹ các cháu

Cơ sở VC, KT của nhà trường

người hiệu trưởng, người giáo viên trong mỗi nhà trường mầm non công lập;

đã phân tích, làm rõ những nội dung cần thiết của công tác quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng. Qua đó, có thể thấy rằng công tác giáo dục là rất quan trọng trong mỗi nhà trường mầm non công lập trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển.

Chương 2

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý của HIỆU TRƯỞNG đối với HOẠT ĐỘNG GIÁO dục ở các TRƯỜNG mầm NON, QUẬN HAI bà TRƯNG, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w