Thực trạng quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý của HIỆU TRƯỞNG đối với HOẠT ĐỘNG GIÁO dục ở các TRƯỜNG mầm NON, QUẬN HAI bà TRƯNG, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY (Trang 43 - 62)

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG

2.2. Thực trạng quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục

* Phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng các trường mầm non quận Hai Hà trưng

Mẫu nghiên cứu: chúng tôi đã chọn 4 trường MNCL của quận Hai Bà

Trưng để tìm hiểu và đánh giá thực trạng.

Nhóm CBQL: gồm 12 người của 4 trường MNCL quận Hai Bà Trưng Nhóm GV: gồm 114 giáo viên của 4 trường MNCL.

Bảng 2.7: Số liệu về 4 trường tiến hành khảo sát

STT TÊN TRƯỜNG Số lớp Số trẻ CBQL GV

1 MN Bách Khoa 12 566 3 33

2 MN Trương Định 9 476 3 29

3 MN Ánh Sao 8 423 3 25

4 MN Lê Quí Đôn 9 426 3 27

TỔNG CỘNG 38 1891 12 114

Nhận xét: nhìn chung các trường khá đồng đều về số lượng cán bộ giáo viên công nhân viên và số lượng trẻ. Số lượng các lớp học, các tiêu chuẩn chỉ tiêu cũng đạt trường hạng 1

Bảng 2.8: Sơ lược về khách thể chọn nghiên cứu

Năm

Thâm niên Trình độ

< 5 năm

6-15 năm

16.25 16.26 Năm

> 25 năm

Dưới chuẩn

Đạt chuẩn

Trên chuẩn

GV 51 39 17 7 79 35

CBQL 2 10 12

* Thực trạng về vai trò của hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục trường mầm non

Bảng 2.9: Thống kê ý kiến về vị trí, vai trò của hiệu trưởng trường mầm non trong công tác quản lý giáo dục

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Không quan trọng 0 0 0 0 0 0

Bình thường 0 0 0 0 0 0

Hơi quan trọng 0 0 0 0 0 0

Quan trọng 0 0 50 43,9 50 39,7

Rất quan trọng 12 100 64 56,1 76 60,3

Nhận xét:

Hầu hết các ý kiến đều khẳng định vai trò của hiệu trưởng trong hoạt động quản lý giáo dục rất quan trọng (chiếm 60,3%). Không có ý kiến nào trả lời vai trò của hiệu trưởng là không quan trọng. Điều đó chứng tỏ hiệu trưởng là người quan trọng nhất trong việc quản lý hoạt động giáo dục, các nội dung quản lý của hiệu trưởng đều nhằm mục đích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, kịp thời nắm bắt các nội dung mới về giáo dục. Các hiệu trưởng đều xác định việc quản lý hoạt động giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản, công tác quản lý giáo dục là cốt lõi trong mọi hoạt động trong một trường mầm non.

* Thực trạng những nguyên nhân và hạn chế trong quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ở các trường mầm non quận Hai Bà Trưng.

- Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục của hiệu trưởng

CBQL trường MN có chú ý thực hiện công tác xây dựng kế hoạch, chương trình giáo dục cho GV thể hiện qua một số hoạt động được đánh giá khá thường xuyên như nắm vững kế hoạch hoạt động giáo dục của phòng GD&ĐT, xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học, xác định nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục cho cả năm học, hay hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục. Tuy nhiên, qua khảo sát, công tác này mang lại hiệu quả chưa cao mặc dù mức độ thực hiện tương đối thường xuyên.

Việc thực hiện chức năng lập kế hoạch của hiệu trưởng các trường mầm non quận Hai Bà Trưng còn nhiều khó khăn và hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả công tác quản lý hoạt động giáo dục cho giáo viên qua việc xây

dựng kế hoạch cho mình và quản lý bằng kế hoạch.

Do nội dung hoạt động giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của GV, kế hoạch giáo dục chưa cụ thể, thiết thực. Điều này chưa kích thích được GV tham gia công tác giáo dục để nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình.

Ngoài ra, để việc xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục cho GV mang lại hiệu quả cao còn đòi hỏi năng lực quản lý, trách nhiệm của CBQL ở các cơ sở, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí, nguồn lực, …

- Thực trạng công tác tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục của hiệu trưởng

"Tổ chức hoạt động giáo dục tập trung theo kế hoạch tập huấn của phòng GD&ĐT": tiêu chí này được CBQL các trường đánh giá ở mức độ khá thường xuyên. Đây là một hình thức bồi dưỡng giáo dục cho GV mỗi khi có sự thay đổi về nội dung chương trình GDMN hay vào trong các đợt bồi dưỡng hè. Kết quả thu được sau mỗi đợt bồi dưỡng giáo dục tập trung chưa được tiến hành kiểm tra, đánh giá. Số lượng giáo viên trường MN được tham gia còn hạn chế, hiệu trưởng chưa tạo điều kiện để xây dựng những báo cáo viên lan tỏa những nội dung thiết yếu của đợt bồi dưỡng tập huấn. Giáo viên tham dự bồi dưỡng chuyên môn về cũng chưa biết vận dụng những kiến thức, kỹ năng được Phòng GD&ĐT bồi dưỡng vào trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên ở trường: Việc bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chăm sóc- giáo dục trẻ MN. Qua khảo sát ở các trường, CBQL và GV đều cho rằng công tác tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên là cần thiết. Tuy nhiên, có rất ít hiệu trưởng tiến hành tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng định kỳ cho giáo viên. Phần lớn, các hiệu trưởng chỉ tổ chức tập huấn bồi dưỡng trong hè, hoặc đầu năm học mới. Số lần tổ chức cũng rất ít. Vì vậy, mức độ đánh giá các CBQL và GV chỉ đạt 50%.

Tổ chức kiến tập, tọa đàm, giao lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các

trường bạn: đây là một trong những hoạt động cần thiết để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cho GVMN. Do điều kiện khác nhau về loại hình trường, điều kiện về quy mô, cơ sở vật chất, nguồn kinh phí, nhu cầu đòi hỏi của phụ huynh… do vậy, các buổi kiến tập ở các trường MN chỉ dừng ở mức học hỏi, tham khảo, vì vậy công tác này chưa hiệu quả.

- Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động giáo dục của hiệu trưởng

"Xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục cho GV của trường": thực tế khảo sát ở các trường cho thấy, hoạt động này được thực hiện ở mức độ thấp và hiệu quả không cao.

"Hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn": Tổ chuyên môn chính là cầu nối giữa hiệu trưởng và GV trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục; Theo hiệu trưởng và giáo viên trường MN, trong thời gian qua, công tác hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể nội dung và cách thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho tổ chuyên môn ở các trường được thực hiện chưa thường xuyên: đánh giá chưa phát huy được chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chuyên môn cũng như chưa thật sự tạo điều kiện để tổ chuyên môn thể hiện được vai trò của mình trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN.

"Hướng dẫn, chỉ đạo, tạo điều kiện cho GV thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng": Yếu tố quyết định đối với việc nâng cao trình độ của người giáo viên là tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình. Công tác này được hiệu trưởng và GV ở các trường đánh giá khá thường xuyên và đạt mức độ hiệu quả khá với hiệu trưởng, còn với GV chỉ đạt mức thấp. Nguyên do, mặc dù thúc đẩy công tác tự bồi dưỡng ở giáo viên, tuy nhiên theo đánh giá của giáo viên trường MN, người hiệu trưởng chưa thật quan tâm đến các điều kiện về thời gian, về mức thưởng, phạt, đãi ngộ động viên khuyến khích đội ngũ GV kịp thời trong công tác tự bồi dưỡng.

"Phối hợp các lực lượng trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho

GVMN": cả hiệu trưởng và GV đều đánh giá hoạt động này đạt hiệu quả ở mức độ trung bình. Nguyên nhân của vấn đề này là do hiệu quả của việc xây dựng Ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV chưa cao. Đồng thời, hiệu quả của việc phối hợp các lực lượng trong hoạt động này phụ thuộc vào năng lực quản lý của hiệu trưởng .

* Kết quả khảo sát việc thực hành các nguyên tắc và phương pháp giáo dục trong nhà trường:

- Thực trạng nắm vững và thực hành nguyên tắc tính mục đích trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp thực trạng nắm vững nguyên tắc tính mục đích trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Hoàn toàn không nắm

vững 0 0 0 0 0 0

Chưa thật nắm vững 0 0 10 8,8 10 7,9

Nắm được những nội

dung chủ yếu 4 33,3 18 15,8 22 17,5

Nắm vững 5 41,7 30 26,3 35 27,7

Hoàn toàn nắm vững 3 25 56 49,1 59 46,9

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp thực trạng thực hành nguyên tắc tính mục đích trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Không thực hiện 0 0 0 0 0 0

Hiếm khi thực hiện 0 0 0 0 0 0

Lúc thực hiện, lúc

không 0 0 6 5,3 6 48

Thực hiện tốt 7 58,3 19 43 56 44,4

Thực hiện rất tốt 5 41,7 59 51,7 64 50,8

- Thực trạng nắm vững và thực hành nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non

Bảng 2.12: Bảng tổng hợp thực trạng nắm vững nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng % Hoàn toàn không

nắm vững 0 0 0 0 0 0

Chưa thật nắm vững 0 0 19 16,7 19 15,5

Nắm được những

ND chủ yếu 2 16,7 25 21,9 27 21,4

Nắm vững 4 33,3 37 32,5 41 32,5

Hoàn toàn nắm vững 6 50 33 28,9 39 31

Bảng 2.13: Bảng tổng hợp thực trạng thực hành nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Không thực hiện 0 0 0 0 0 0

Hiếm khi thực hiện 0 0 0 0 0 0

Lúc thực hiện, lúc

không 0 0 12 10,5 12 9,5

Thực hiện tốt 7 58,3 55 48,2 62 49,2

Thực hiện rất tốt 5 41,7 47 41,3 52 41,3

- Thực trạng nắm vững và thực hành nguyên tắc tôn trọng trẻ trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non

Bảng 2.14: Bảng tổng hợp thực trạng nắm vững nguyên tắc tôn trọng trẻ trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Hoàn toàn không 0 0 0 0 0 0

nắm vững

Chưa thật nắm vững 0 0 0 0 0 0

Nắm được những

ND chủ yếu 0 0 5 4,4 5 4

Nắm vững 4 33,3 64 56,1 68 54

Hoàn toàn nắm

vững 8 66,7 45 39,5 53 42

Bảng 2.15: Bảng tổng hợp thực trạng thực hành nguyên tắc tôn trọng trẻ trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Không thực hiện 0 0 0 0 0 0

Hiếm khi thực hiện 0 0 0 0 0 0

Lúc thực hiện, lúc

không 0 0 9 7,9 9 7,1

Thực hiện tốt 5 41,7 71 62,3 76 60,3

Thực hiện rất tốt 7 58,3 34 29,8 41 32,6

- Thực trạng nắm vững và thực hành nguyên tắc giáo dục thông qua vui chơi trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non

Bảng 2.16: Bảng tổng hợp thực trạng nắm vững nguyên tắc giáo dục trẻ thông qua vui chơi trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Hoàn toàn không

nắm vững 0 0 0 0 0 0

Chưa thật nắm vững 0 0 0 0 0 0 Nắm được những

ND chủ yếu 0 0 15 13,2 15 11,9

Nắm vững 3 25 59 51,8 62 49,2

Hoàn toàn nắm vững 9 75 40 35 49 38,9

Bảng 2.17: Bảng tổng hợp thực trạng thực hành nguyên tắc giáo dục trẻ thông qua vui chơi trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Không thực hiện 0 0 0 0 0 0

Hiếm khi thực hiện 0 0 0 0 0 0

Lúc thực hiện, lúc

không 0 0 10 8,8 10 7,9

Thực hiện tốt 4 33,3 64 56,1 68 54

Thực hiện rất tốt 8 66,7 40 35,1 48 38,1

- Thực trạng nắm vững và thực hành nguyên tắc phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non

Bảng 2.18: Bảng tổng hợp thực trạng nắm vững nguyên tắc phát huy ưu điểm, khác phục nhược điểm trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Hoàn toàn không

nắm vững 0 0 0 0 0 0

Chưa thật nắm vững 0 0 0 0 0 0

Nắm được những ND

chủ yếu 0 0 30 26,3 30 23,8

Nắm vững 3 25 54 47,4 57 45,2

Hoàn toàn nắm vững 9 75 30 26,3 39 31

Bảng 2.19: Bảng tổng hợp thực trạng thực hành nguyên tắc phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Không thực hiện 0 0 0 0 0 0

Hiếm khi thực hiện 0 0 0 0 0 0

Lúc thực hiện, lúc

không 0 0 35 30,7 35 27,8

Thực hiện tốt 5 41,7 54 47,3 59 46,8

Thực hiện rất tốt 7 58,3 25 22 32 25,4

-Thực trạng nắm vững và thực hành nguyên tắc chú ý đặc điểm lứa tuối, giới tính và các đặc điểm cá biệt của trẻ trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

Bảng 2.20: Bảng tổng hợp thực trạng nắm vững nguyên tắc chú ý đặc điểm lứa tuối, giới tính và các đặc điểm cá biệt của trẻ trong hoạt động giáo dục ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Hoàn toàn không

nắm vững 0 0 0 0 0 0

Chưa thật nắm vững 0 0 0 0 0 0

Nắm được những

nội dung chủ yếu 2 16,6 15 13,2 17 13,5

Nắm vững 5 41,7 63 55,3 68 54

Hoàn toàn nắm vững 5 41,7 36 31,5 41 32,5

Bảng 2.21: Bảng tổng hợp thực trạng thực hành nguyên tắc chú ý đặc điểm lứa tuối, giới tính và các đặc điểm cá biệt của trẻ trong hoạt động giáo

dục ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Không thực hiện 0 0 0 0 0 0

Hiếm khi thực hiện 0 0 0 0 0 0

Lúc thực hiện, lúc

không 0 0 20 17,5 20 15,9

Thực hiện tốt 7 58,3 59 51,8 66 52,4

Thực hiện rất tốt 5 41,7 35 30,7 40 31,7

- Thực trạng nắm vững và thực hành nguyên tắc thống nhất các yêu cầu trong các lực lượng giáo dục trẻ ở các trường mầm non

Bảng 2.22: Bảng tổng hợp thực trạng nắm vững nguyên tắc thống nhất các yêu cầu trong các lực lượng giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Hoàn toàn không

nắm vững 0 0 0 0 0 0

Chưa thật nắm vững 0 0 4 3,5 4 3,2

Nắm được những

ND chủ yếu 3 25 21 18,4 24 19

Nắm vững 7 58,3 56 49,1 63 50

Hoàn toàn nắm vững 2 16,7 33 29 35 27,8

Bảng 2.23: Bảng tổng hợp thực trạng thực hành nguyên tắc thống nhất các yêu cầu trong các lực lượng giáo dục trẻ ở các trường MN

Mức độ CBQL GV Chung

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Không thực hiện 0 0 0 0 0 0

Hiếm khi thực hiện 0 0 0 0 0 0

Lúc thực hiện, lúc 0 0 25 21,9 25 19,8

không

Thực hiện tốt 9 75 46 40,4 55 43,7

Thực hiện rất tốt 3 25 43 37,7 46 36,5

Nhận xét:

Các số liệu được dẫn ra ở trên đã cho thấy, có sự khác biệt lớn về thực trạng nắm vững và thực hành các nguyên tắc giáo dục trẻ ở hai nhóm đối tượng khảo sát là các cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên mầm non. Ở đội ngũ cán bộ quản lý, đương nhiên do được đào tạo và do trách nhiệm được giao phó, kết quả có tốt hơn. Tuy nhiên, đáng phàn nàn ở đội ngũ này là vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ chỉ “nắm được những nội dung chủ yếu”: 16,7% (với nguyên tắc thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi cho trẻ); 16,6% (với nguyên tắc phải chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, giới tính và các đặc điểm cá biệt của trẻ); cú đến ẳ cỏn bộ quản lý (tỷ lệ 25%, với nguyờn tắc thống nhất cỏc yêu cầu trong các lực lượng giáo dục), và đặc biệt có đến 1/3 cán bộ quản lý (chiếm tỷ lệ 33,3%) chỉ nắm được những nội dung chủ yếu của nguyên tắc tính mục đích trong hoạt động giáo dục trẻ, đây là điều đặc biệt cần lưu tâm.

Với đội ngũ giáo viên, tỷ lệ % “nắm vững” và “hoàn toàn nắm vững”

cũng như tỷ lệ % “thực hiện tốt” và “thực hiện rất tốt” các nguyên tắc giáo dục trẻ mầm non cũng khá cao. Ở hai thang đo này, chiếm tỷ lệ cao.

Với nguyên tắc “tôn trọng trẻ” “nắm vững” và “hoàn toàn nắm vững”

chiếm tỷ lệ 95,6%; “Thực hiện tốt” và thực hiện rất tốt” 92,1%.

Với nguyên tắc “Giáo dục trẻ thông qua vui chơi” “nắm vững” và “hoàn toàn nắm vững” chiếm tỷ lệ 86,8%; “Thực hiện tốt” và thực hiện rất tốt”

91,2%.

Với nguyên tắc “chú ý đặc điểm lứa tuối, giới tính và các đặc điểm cá biệt của trẻ”: “nắm vững” và “hoàn toàn nắm vững” chiếm tỷ lệ 86,8%; “thực hiện tốt” và thực hiện rất tốt” 82,5%. Ở một số nguyên tắc, tỷ lệ % giáo viên

chỉ “nắm được nội dung chủ yếu” và trong thực hành “lúc thực hiện được, lúc không” còn khá nhiều.

Với nguyên tắc “phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong hoạt động giáo dục”: “nắm được nội dung chủ yếu” chiếm tỷ lệ 73,7%; “lúc thực hiện được, lúc không” chiếm một tỷ lệ khá nhiều là 30,7%.

Với nguyên tắc “thống nhất các yêu cầu trong các lực lượng giáo dục”:

“nắm được nội dung chủ yếu” chiếm tỷ lệ 18,4%; “chưa thật nắm vững”

chiếm tỷ lệ 3,5%; “lúc thực hiện được, lúc không” 21,9%.

Đặc biệt với nguyên tắc “thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi trong hoạt động giáo dục trẻ”, đã có 16,7% giáo viên “chưa thật nắm vững” và 21,9% giáo viên chỉ “nắm được những nội dung chủ yếu” v.v… Với nguyên tắc “thống nhất các yêu cầu trong các lực lượng giáo dục”, có 3,5% giáo viên

“chưa thật nắm vững” và 18,4% giáo viên chỉ “nắm được nội dung chủ yếu”.

Đây cũng là điều hết sức đáng chú ý, người hiệu trưởng trường mầm non cần để tâm tìm biện pháp khắc phục.

- Thực trạng quản lý thực hiện các phương pháp giáo dục trong trường mầm non

( có bảng điều tra cụ thể ở phần phụ lục) Nhận xét:

Trong quá trình giáo dục, cả hiệu trưởng và giáo viên đều nắm vững các phương pháp giáo dục. Tuy nhiên việc thực hành cũng còn có phương pháp được thực hiện thường xuyên, có phương pháp thực hiện chưa được thường xuyên.

Trong các phương pháp giáo dục thì phương pháp luyện tập hành vi là phương pháp được thực hiện nhiều nhất, quán triệt nhất và hiệu quả nhất. Bởi vì hàng ngày, đối với trẻ mầm non thì công tác chăm sóc giáo dục luôn đi đôi, cho nên các giáo viên luôn chú trọng việc rèn nề nếp, thói quen, hành vi cho trẻ mọi lúc mọi nơi.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý của HIỆU TRƯỞNG đối với HOẠT ĐỘNG GIÁO dục ở các TRƯỜNG mầm NON, QUẬN HAI bà TRƯNG, THÀNH PHỐ hà nội HIỆN NAY (Trang 43 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w