Thiết kế công tác bê tông móng và hoàn thiện móng

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG HẠNG MỤC: HOTEL 2 (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH

2.1. THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN MÓNG

2.1.5. Thiết kế công tác bê tông móng và hoàn thiện móng

2.1.5.1 Công tác cốt thép móng.

a. Cốt thép

Cốt thép phải sử dụng đúng số hiệu, mác, kích thước, đường kính và số lượng.Cốt thép phải đặt đúng miền chịu lực mà thiết kế quy định, đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ. Cốt thép phải sạch, không han rỉ, cong vênh trong quá trình thi công. Khi gia công lắp dựng xong không cho phép cốt thép chờ quá 4 ngày.

Khi gia công, cắt kéo, uốn hàn phải tránh không làm thay đổi tính chất cơ lý của cốt thép.

b. Gia công. Được tiến hành theo một số công đoạn sau:

- Nắn thẳng, đánh rỉ: thép nhỏ dùng tời, máy tuốt để nắn kết hợp đánh rỉ, thép lớn dùng máy uốn.

- Gia công nguội ( tăng cường độ của thép ): đưa cốt thép vào bộ phận dập, khi ra khỏi phận dập nguội cốt thép có đường kính nhỏ hơn, lồi lõm  tăng khả năng bám dính của bê tông.

- Nối thép : Việc nối buộc ( chồng lên nhau ) đối với các loại công trình được thực hiện theo quy định của thiết kế. Không nối ở chỗ chịu lực lớn và chỗ uốn cong.

- Trong 1 mặt cắt ngang của tiết diện ngang không quá 25% tổng diện tích của cốt thép chịu lực đối với thép tròn trơn và không quá 50% đối với thép có gờ.

- Việc nối buộc phải thỏa mãn yêu cầu: Chiều dài nối theo quy định của thiết kế, dùng dây thép mềm d = 1mm để nối, cần buộc ở 3 vị trí : giữa và 2 đầu.

c. Lắp dựng.

Cần thỏa mãn các yêu cầu:

- Sai lệch về chiều dày lớp bê tông bảo vệ không quá 3mm khi a < 15mm và 5mm đối với a > 15mm.

d. Kiểm tra và nghiệm thu cốt thép trước khi đổ bê tong

- Sau khi đã lắp đặt cốt thép vào công trình, trước khi tiến hành đổ bê tông tiến hành kiểm tra và nghiệm thu thép theo các phần sau:

- Hình dáng, kích thước, quy cách của cốt thép.

- Vị trí của cốt thép trong từng kết cấu.

- Sự ổn định và bền chắc của cốt thép, chất lượng các mối nối thép.

- Số lượng và chất lượng các tấm kê làm đêm giữa cốt thép và ván khuôn.

2.1.5.2 Công tác bê tông móng.

a. Tính toán khối lương bê tông.(xem Bảng tiên lượng Dự toán) b. Phương án thi công móng và giằng.

b1. Phương án thi công bê tông lót móng.

Do đặc điểm thi công dây chuyền cùng với cao trình giằng móng GM-1 bằng với cao trình các móng đài khác, ta tiến hành thi công công tác giằng móng đồng thời với công tác thi công bê tông móng.

Thể tích bê tông giằng móng tính theo mỗi mét chiều dài là:

VGM-Nhỏ=0,6x0,3=0,18 (m3/m chiều dài) VGM-Lớn=0,9x0,3= 0,27 (m3/m chiều dài) b2. Chọn máy thi công bê tông móng .

Khối lương bê tông móng tương đối lớn, nếu thi công bằng phương pháp dùng trạm trộn công trường thời gian thi công sẽ kéo dài và chất lượng bê tông không cao.

Vì vậy với bê tông móng dùng phương án sử dụng bê tông thương phẩm.

- Chọn máy bơm di động PH41 – 50 có công suất bơm cao nhất 55m3/h.

- Trong thực tế, do yếu tố làm việc của bơm thường chỉ đạt 75% kể đến việc điều chỉnh đường xá công trường chật hẹp, xe chở bê tông bị chậm.

- Năng suất thực tế bơm được : 55  0,75 = 41,25 m3/h.

Bảng 2.6.Thông số kĩ thuật máy bơm PH-41

Các thông số Giá trị

Áp lực bơm lớn nhất 20 Kg/cm2

Khoảng cách bơm xa nhất 170m

Khoảng cách bơm cao nhất 50m

Đường kính ống bơm 108 mm

Cốt liệu lớn nhất 25

Độ sụt bê tong 8cm

Chiều dài cần bơm 12,8m

Chiều cao cần bơm 16m

Chiều dài xe 7,35m

Chiều rộng xe 2,2m

Chiều cao xe 2,75m

Trọng lượng xe 7,7 tấn

b4. Vận chuyển vữa bê tông.

Những yêu cầu đối với việc vận chuyển vữa bê tông:

- Thiết bị vận chuyển phải kín để tránh cho nước xi măng khỏi bị rò rỉ, chảy mất nước vữa.

- Tránh xóc nẩy để không gây phân tầng cho vữa bê tông trong quá trình vận chuyển.Thời gian vận chuyển phải ngắn.

Chọn phương tiện vận chuyển vữa.

- Do phạm vi vận chuyển vữa ngắn nên chọn phương tiện vận chuyển khi đổ bê tông lót là xe cải tiến.

b5. Đổ bê tông.

Công tác chuẩn bị.

- Nền đổ bê tông phải được chuẩn bị tốt.

- Phải dọn dẹp, làm sạch rác bẩn ở ván khuôn.

- Phải giữ chiều dày lớp bảo vệ bê tông bằng cách buộc thêm các cục kê bằng vữa bê tông giữa cốt thép và ván khuôn.

- Trước khi đổ bê tông phải kiểm tra hình dạng và kích thước, vị trí, độ sạch và độ ổn định của ván khuôn và cốt thép, kiểm tra cột chống, sàn công tác xem có chắc chắn và bền vững không.

- Trong suốt quá trình đổ bê tông, phải thường xuyên kiểm tra sàn công tác, ván khuôn, thanh chống. Tất cả những sai sót, hư hỏng phải được sửa chữa ngay.

Kỹ thuật đổ bê tong: Bê tông sau khi trộn được trút vào xe cải tiến do công nhân điều khiển di chuyển trên sàn công tác và được trút xuống vị trí giằng móng. Để tránh phân tầng khi trút bê tông, bê tông được trút xuống hố móng bằng các máng nghiêng.

Đầm bê tông.

Mục đích:

- Đảm bảo cho khối bê tông được đồng nhất.

- Đảm bảo cho khối bê tông đặc chắc không bị rỗng hoặc rổ ngoài.

- Đảm bảo cho bê tông bám chặt vào cốt thép để toàn khối bê tông cốt thép cùng chịu lực

Phương pháp đầm. chọn máy đầm dùi U21 có năng suất 6 (m3/h).

Bảng 2.7.Thông số kĩ thuật máy bơm PH-41

Các thông số Đơn vị tính Giá trị

Thời gian đầm bê tong Bán kính tác dụng Chiều sâu lớp dầm

Giây Cm Cm

30 20-35 20-40 Năng suất

- Theo diện tích được dầm - Theo khối lượng bê tong

M3/h M3/h

20 6

- Đầm luôn luôn phải hướng vuông góc với mặt bê tông.

- Bê tông đổ làm nhiều lớp thì đầm phải cắm được 5  10 cm vào lớp bê tông đổ trước.

- Khi đầm xong 1 vị trí, di chuyển sang vị trí khác phải nhẹ nhàng, rút lên hoặc tra đầm xuống từ từ.

- Khoảng cách giữa hai vị trí đầm là 1,5r0 . Với r0 – Là bán kính ảnh hưởng của đầm. Khi đầm phải tránh làm sai lệch vị trí cốt thép hoặc ván khuôn.

- Dấu hiệu chứng tỏ đã đầm xong là không thấy vữa sụt lún rõ rang, trên mặt bằng phẳng.

- Nếu thấy nước có đọng thành vũng chứng tỏ bê tông đã bị phân tầng do đầm quá lâu tại một vị trí.

Với bê tông lót móng và giằng:

- Đầm bê tông lót bằng máy đầm chấn động mặt ( đầm bàn ), thời gian đầm một chỗ vỡi đầm bàn là từ ( 3050)s.

- Khi đầm bê tông bằng đầm bàn phải kéo từ từ và đảm bảo vị trí đế giải đầm sau ấp lên giải đầm trước một khoảng từ ( 5 10) cm.

- Sau khi tiến hành đào xong đất tới cốt thiết kế -1,95m thì tiến hành đổ bê tông lót móng.

- Tiến hành định vị kiểm tra lại trục định vị, cao trình của đáy móng bằng máy kinh vĩ và thủy bình. Trục định vị được đánh cẩn thận và là điểm chuẩn để lắp dựng cốt thép và cốt pha cho móng và giằng sau này.

Công tác ván khuôn:

- Đơn vị thi công đưa ra phương án ván khuôn thép cho móng, cột, dầm, ván khuôn thép gỗ kết hợp với sàn, cột chống thép, sàn thao tác bằng khung thép định hình.

- Cốp pha được sản xuất phù hợp với TCVN 5724- 92.

c. Lựa chọn phương án ván khuôn c1. So sánh về kỹ thuật

Bảng 2.7.So sánh kỹ thuật giữ ván khuôn gỗ và thép

Ván khuôn gỗ Ván khuôn thép

Vật liệu :

- Thường sử dụng nhóm gỗ cấp thấp nên dễ cong vênh do nhiệt độ, mục nát

Vật liệu :

- Sử dụng thép tấm và thép hình liên kết với nhau nên ít chịu ảnh hưởng

Lắp dựng :

- Sử dụng nhiều nhân công để cắt, nối, lắp ghép các tấm ván cho đúng kích thước của cấu kiện.

Khả năng chịu lực và ứng dụng : - Khả năng chịu lực ngày càng kém vì tiết diện giảm sau mỗi lần lắp dựng.

- Dễ mất ổn định do liên kết kém nên phải sử dụng nhiều thanh chống để tăng cường.

Bề mặt thành phẩm sau khi tháo ván khuôn:

- Sần sùi, giảm tiết diện chịu lực.

rất chắc chắn.

Lắp dựng :

- Chỉ cần lựa chọn những tấm ván phù hợp với kích thước cấu kiện để lắp ghép do đó sử dụng ít nhân công hơn.

Khả năng chịu lực và ứng dụng : - Khả năng chịu lực suy giảm không đáng kể theo thời gian sử dụng.

- Ổn định tốt do các liên kết chắc chắn.

Bề mặt thành phẩm sau khi tháo ván khuôn :

- Nhẵn, không làm giảm tiết diện chịu lực.

c2. So sánh về kinh tế

Trong xây dựng, phí tổn về ván khuôn chiếm đến 15  30% giá thành công trình.

vì vậy, chúng ta phải suy nghĩ, tính toán cẩn thận việc lựa chọn phương án nào có thể đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đồng thời giảm giá thành, giảm công lao động. Đặc biệt đối với các công trình cao tầng, diện tích ván khuôn dầm sàn là rất lớn.

Ngày nay trong xây dựng, người ta sử dụng rất nhiều loại ván khuôn với các vật liệu khác nhau. Phổ biến nhất là loại ván khuôn gỗ, gỗ thép kết hợp, ván khuôn thép, ván khuôn nhựa. mỗi loại trong từng trường hợp cụ thể đều thể hiện ưu thế vượt trội của mình. nhiệm vụ của người thiết kế là phải lựa chọn phương án nào phù hợp nhất.

Với ván khuôn gỗ, thép ta đã thấy những ưu nhược điểm như đã nêu ở trên, đối với ván khuôn gỗ thép kết hợp: loại cốp pha này có những ưu điểm hơn ván khuôn gỗ, có độ bền tương đối cao, việc lắp dựng được đảm bảo chính xác v.v…

Tuy nhiên vật liệu thép và gỗ có độ bền khác nhau nên sau nhiều lần sử dụng phải tốn công gia công lại gỗ.

Trong các phương án trên ta thấy sử dụng phương án ván khuôn gỗ, gỗ thép kết hợp rẽ hơn nhiều so với khi sử dụng cốp pha thép. Tuy nhiên với chiến lược phát triển lâu dài thì việc đầu tư vào phương án ván khuôn thép có lợi hơn rất nhiều. Hơn nữa, với trình độ kỹ thuật ngày càng tiến bộ, việc thi công bằng ván khuôn gỗ không những dần trở nên lạc hậu mà vật liệu gỗ cũng trở nên quý hiếm, khó tìm .

Với những yếu tố vừa nêu trên, ta sẽ chọn phương án ván khuôn thép để tiến hành thi công công trình .

Hiện nay trên cả nước có rất nhiều công ty chuyên cung cấp ván khuôn, cột chống thép. Đối với công trình này, ta sử dụng bộ ván khuôn, cột chống, dàn giáo thép do tập đoàn Hoà phát để thiết kế thi công cho công trình.

Ngoài ra ta còn sử dụng thêm các tấm ván khuôn góc vuông có kích thước như sau:150x150x300;150x150x150;100x150x450;100x150x300;100x150x150.

Hình 2.17.Thông số kĩ thuật ván khuôn

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ THI CÔNG KHÁCH SẠN BIỂN ĐÔNG PHƯƠNG HẠNG MỤC: HOTEL 2 (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)