CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH
2.3. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG THI CÔNG PHẦN THÔ ( XEM BẢNG TIÊN LƯỢNG DỰ TOÁN)
2.3.1. Công tác ván khuôn 2.3.1.1.Thi công ván khuôn cột:
- Ván khuôn cột gồm hai phần chủ yếu là phần khuôn để tạo ra cột có hình dạng và kích thước theo thiết kế và phần gông để giữ ván khuôn ổn định chắc chắn.
- Đối với cột có kích thước nhỏ (có cạnh dài h <= 400mm), ván khuôn cột được đóng sẵn thành hộp 3 mặt có kích thước theo thiết kế và được lắp dựng vào vị ví của cột, sau đó ta ghép dần ván khuôn mặt còn lại của cột và đổ bê tông từ dưới lên sao cho từng lớp cách nhau khoảng 40-60cm.
- Đối với những cột cao nếu đổ bêtông trực tiếp từ đầu cột xuống, bêtông sẽ bị phân tầng. Đổ bêtông từng lớp 40- 60cm tiến hành đầm dùi xong mới đổ lớp tiếp theo.
Thi công ván khuôn sàn và dầm Quy trình thi công
- Bước 1: Dựng dàn giáo
- Bước 2: Trãi đà sẵn chịu lực đỡ.
- Ta trãi các thanh chịu lực chính để đõ toàn bộ sàn lên các đầu “Chữ U” của giàn giáo.
- Bước 3: Trải đà phụ
Thanh chịu lực phụ hay đà phụ, được liên kết với ván coppha bằng vít, với khoảng cách tối đa 40mm. Khoảng cách giữa các đà phụ, phụ thuộc vào độ dày theo quy cách của mặt bê tông và chiều dày của ván coppha:
Coppha sàn: Khoảng cách đà phụ tối đa 400mm (ván 18mm) đối với sàn bê tông dày 200mm.
Coppha dầm và cột: Ván coppha được cắt theo kích thước thực tế của dầm, cột và được gia cường bằng khuôn cốt thép định hình.
Khoảng cách thanh phụ ngang bố trí tối đa là 1000mm(ván 18mm).
Coppha dầm và coppha cột, vì có kích thước chiều rộng nhỏ, nên sau khi cưa từ tấm ván coppha nguyên ra, ta cần quét một lớp sơn hoặc keo, để chống thấm nước từ các cạnh bên, giúp ta bảo quản tốt và tăng số lần sử dụng
- Bước 4: Ghép các tấp Coppha lại với nhau
Coppha sàn: Sau khi ghép các tấm coppha với nhau, ta dùng băng keo dán dọc theo các mối nối giữa các tấm ván, sau đó ta có thể dùng dầu nhớt để quét lên toàn bộ bề mặt ván một lớp thật mỏng, sẽ giúp ta dễ dàng tháo dỡ ván sau này. Lưu ý không được dùng nhiều dầu nhớt, sẽ làm giảm độ kết dính cho bề mặt sơn phủ sau này.
Coppha dầm, cột : Liên kết các tấm coppha bằng bu lông và dùng thêm gông trợ lực
2.3.1.2.Ván khuôn sàn:
Ván khuôn sàn được kê lên các xà gồ, các xà gồ được gác lên cột chống.
Ván sàn được tạo thành từ các tấm ván nhỏ ghép lại với nhau. Giả thiết chiều dày ván sàn là 3 cm.
Ván khuôn được đặt lên hệ xà gồ và xà gồ kê lên các cột chống, khoảng cách giữa các xà gồ phải được tính toán để đảm bảo độ võng cho phép của sàn.
Cột chống được làm bằng gỗ và chân cột chống được đặt lên nêm gỗ để có thể thay đổi được độ cao và tạo điều kiện thuận lợi trong thi công tháo lắp.
2.3.2. Công tác bê tông
Chọn biện pháp kỹ thuật bê tông: Để thi công bê tông cho công trình ta cũng có thể lựa chọn từ 2 phương án:
- Phương án 1: Trộn bê tông tại chỗ, vận chuyển lên bằng vận thăng và cần trục tháp. Sau đó dùng xe kút kít và thủ công vận chuyển đến nơi để đổ.
- Phương án 2: Sử dụng bê tông thương phẩm có xe vận chuyển đến chân công trình, sau đó dùng máy bơm để bơm hoặc cần trục tháp đưa lên các vị trí cần đổ.
Ở phương án 1 ưu điểm là giá thành rẻ, tuy nhiên thi công đòi hỏi phải có mặt bằng rộng lớn để tập kết vật liệu cũng như trộn bê tông. Phương án này cũng sử dụng nhiều thủ công và năng suất các máy vận chuyển thấp, cho nên năng suất đổ bê tông không cao mà công trình của ta có khối lượng rất lớn, do đó nếu đổ bằng thủ công như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian (bêtông dễ bị khô, bị phân tầng), mặt bằng bị chia lẻ ra và thi công phải có mạch ngừng dẫn đến khó đạt chất lượng yêu cầu.
Thực tế mặt bằng thi công bị hạn chế, thi công đòi hỏi thời gian càng nhanh càng tốt, thì khi đó phương án 2 ưu điểm hơn:
- Không cần mặt bằng lớn, thi công liên tục, không có mạch ngừng nhất là đối với sàn dầm. Chất lượng bê tông được đảm bảo và nhân công phục vụ là ít. Tuy giá thành có cao hơn nhưng với những ưu điểm đó, ngoài ra đây là công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế tiếng ồn và rung động , một điều rất quan trọng.
- Mặt khác thi công cột, lõi có khác: do kích thước hẹp (không rộng lớn như dầm sàn) do đó việc đổ bằng máy bơm là không đảm bảo bởi vì máy bơm đòi hỏi khối lượng thi công lớn, liên tục. Mà thi công cột lõi có kích thước nhỏ, thời gian đầm
Công trình thi công được thiết kế thi công phần thân với bê tông có cường độ khá cao với thiết kế cấp độ bền chịu nén B22,5 tương ứng bê tông Mác 300. Cùng với yêu cầu về tiến độ công trình thi công để rút ngắn thời gian tháo ván khuôn ta sử dụng phụ gia ninh kết R7 giúp rút ngắn thời gian đông cứng của bê tông.
Các số liệu cần thiết cho quá trình chọn máy thi công:
- Tổng chiều dài công trình:36m - Chiều rộng công trình: 60,3m - Chiều cao công trình: 35,4m Theo biện pháp kỹ thuật thi công:
- Bê tông dầm sàn sử dụng bê tông thương phẩm.
- Sử dụng bơm bê tông tĩnh để bơm
Chọn cần trục tháp: Do khối lượng bê tông lớn và để thi công thuận lợi giảm công vận chuyển trung gian, rút bớt nhân lực và đạt hiệu quả thi công cao ta dùng cần trục tháp để cẩu bê tông và đổ bê tông trực tiếp từ thùng chứa.