Hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2010

Một phần của tài liệu thống kê và đánh giá sự biến động đất phi nông nghiệp tỉnh sóc trăng giai đoạn 2000 đến 2010 và định hướng đến năm 2020 (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.5 Hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2010

Theo (Hình 3.8) thể hiện sự phân bố hiện trạng năm 2010 đƣợc xử lý bằng phần mềm Mapinfo:

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2011)

Hình 3.8: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2010.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng năm 2010 là 331.164,25 ha, trong đó tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 53.522,08 ha chiếm 16,16% trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Quy mô diện tích và cơ cấu từng loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp của tỉnh Sóc Trăng năm 2005 đƣợc thể hiện qua biểu đồ diện tích (Hình 3.9).

Hình 3.9: Biểu đồ thể hiện diên tích, cơ cấu sử dụng đất Phi nông nghiệp năm 2010.

Đất phi nông nghiệp có 53.522,08 ha, chiếm 16,16% diện tích tự nhiên, đứng thứ 4 trong vùng ĐBSCL, bình quân diện tích đất phi nông nghiệp trên đầu người là 411,45 m2/người, bao gồm:

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp (CTS): có 229,87 ha chiếm 0,43%

trong TDTĐPNN. Nhìn chung diện tích đất dành cho xây dựng trụ sở các cơ quan hành chính là tương đối đầy đủ, tuy nhiên ở một số huyện vẫn phân bố rải rác manh mún.

- Đất quốc phòng (CQP): có 443,00 ha chiếm 0,83% trong TDTĐPNN. Đất quốc phòng do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng quản lý và sử dụng nằm rải rác trên địa

DIỆN TÍCH, CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT PNN NĂM 2010 (Tổng diện tích đất PNN là 53.522,08 ha)

611,1 ha 1,14%

395,88 ha 0,74%

58.71 ha 0,11%

9,96 ha 0,02%

28.439,81 ha 53,14%

21.563,92 ha 40,29%

1.158,54 ha 2,16%

229,87 ha 0,43%

443,00 ha 0,83%

167,91 ha 0,31%

443,38 ha 0,83%

CTS CQP CAN SKK DDT DRA TTN NTD DHT ODT PNK

bàn 11 huyện thành phố gồm 23 vị trí, trong đó huyện Cù Lao Dung và thành phố Sóc Trăng có diện tích lớn nhất lần lƣợt là 153,41 ha và 106,37 ha.

- Đất an ninh (CAN): có 167,91 ha chiếm 0,31% trong TDTĐPNN, trong đó trụ sở công an tỉnh tại phường 6 là 1,50 ha, trụ sở khối cảnh sát tại phường 3 khoảng 2,36 ha, Phòng PC35 tại Châu Thành là 4,23 ha. Ngoài ra còn có nhà công vụ, trụ sở công an các huyện, thành phố và nhà tạm giữ với diện tích khoảng từ 0,5 - 7 ha. Huyện Cù Lao Dung có diện tích lớn nhất 108,39 ha.

- Đất khu công nghiệp (SKK): có diện tích 443,38 ha chiếm 0,83% trong TDTĐPNN.

Hiện có 01 KCN và cụm công nghiệp Cái Côn (Kế Sách) đã đi vào hoạt động; KCN An Nghiệp diện tích 251 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 86%; đến năm 2010 đã có 31 doanh nghiệp thuê đất đầu tƣ vào khu công nghiệp với nhiều loại hình kinh doanh, tổng diện tích thuê đất 140,2 ha. Khu công nghiệp An Nghiệp đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương.

- Đất di tích, danh thắng (DDT): có 9,96 ha chiếm 0,02% trong TDTĐPNN. Các khu di tích đã đƣợc hình thành từ lâu đời nhƣ di tích Miếu Bà ở xã Mỹ Đông huyện Ngã Năm; di tích lịch sử văn hóa chùa Khleang ở phường 6; di tích lịch sử Mã tộc - Chùa Dơi ở phường 3, thành phố Sóc Trăng và nhiều điểm di tích khác đã được Nhà nước công nhận.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải (DRA): có 58,71 ha chiếm 0,11% trong TDTĐPNN.

Hiện tại trên địa bàn tỉnh chƣa xây dựng đƣợc điểm xử lý chôn lấp chất thải nguy hại mà mới chỉ quy hoạch đƣợc các điểm tập kết rác quy mô nhỏ và các điểm trung chuyển rác tại các xã, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đất tôn giáo, tín ngƣỡng (TTN): có 395,88 ha chiếm 0,74% trong TDTĐPNN. Do đặc thù tỉnh có 3 dân tộc chính cùng sinh sống nên nhu cầu tín ngưỡng của người dân khá cao, diện tích đất cho chỉ tiêu này là khá lớn và được tôn tạo thường xuyên phục vụ hoạt động tín ngƣỡng lành mạnh trong dân thông qua các ngày lễ hội lớn diễn ra trong năm.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa (NTD): có 611,10 ha chiếm 01,14% trong TDTĐPNN.

Phần lớn đất nghĩa địa đƣợc hình thành tự phát nhỏ lẻ trong các xã, chƣa đƣợc quy hoạch tập trung, vì vậy trong kỳ quy hoạch cần có các giải pháp di rời bố trí hợp lý các điểm nghĩa trang nghĩa địa.

- Đất phát triển hạ tầng (DHT): có 21.563,92 ha chiếm 40,29% trong TDTĐPNN, trong đó:

+ Đất giao thông có 5.104,16 ha. Mạng lưới đường bộ tỉnh Sóc Trăng phân bố không đồng đều, chủ yếu các tuyến đường có quy mô, tải trọng nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Tổng chiều dài mạng lưới đường bộ chính toàn tỉnh khoảng 1.172,5 km, cụ thể: Quốc lộ 238,8 km; đường tỉnh (liên huyện) 409,3 km; đường huyện (liên xã) 315,3 km; đường đô thị 209,1 km. Ngoài ra, còn hệ thống đường xã, hẻm trong đô thị là 3.075,8 km.

Trên địa bàn tỉnh có tuyến 04 quốc lộ đi qua. Nhƣ vậy số lƣợng tuyến, chiều dài tuyến Quốc lộ so với diện tích của tỉnh còn thấp, chưa tạo được mạng lưới gắn kết với các tỉnh trong khu vực. Còn thiếu mạng lưới cơ sở để nối trực tiếp giữa một số tuyến với nhau cũng nhƣ giữa huyện với các xã. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của hầu hết các tuyến đường tỉnh, đường huyện đều ở mức thấp hoặc đã xuống cấp cần được cải tạo mở rộng trong kỳ quy hoạch.

+ Đất thuỷ lợi có 15.652,85 ha. Tỉnh đã đắp đê bao ven sông, ven biển kết hợp các cống ngăn mặn và tiêu nước, đảm bảo cho phát triển nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, năm 2010 toàn tỉnh có khoảng 1.470 kênh, trên 460 km đê và hệ thống cống nước.

Về cơ bản hệ thống thủy lợi đã đầy đủ về diện tích, phân bố khá đồng đều. Trong những năm tới cần đầu tư cơ sở hạ tầng như kè đá, nạo vét kiên cố hóa kênh mương đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

+ Đất công trình năng lƣợng có 207,63 ha. Hiện tại tỉnh đã đầu tƣ xây dựng Trung tâm nhiệt điện Long Phú giai đoạn 1 (thực hiện được 193 ha), đường dây trung thế là 947 km, đường dây hạ thế 443 km, 17 trạm biến áp, đáp ứng nhu cầu cho 11.943 hộ dân.

+ Đất công trình bưu chính viễn thông có 4,09 ha. Cơ sở vật chất ngành bưu chính viễn thông hiện nay đã được quan tâm đầu tư xây dựng như: Bưu điện trung tâm tỉnh, các điểm bưu điện huyện, điểm bưu điện văn hóa xã có 42 điểm…Tuy nhiên, cùng với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, nhu cầu về thông tin liên lạc của người dân ngày càng lớn, việc mở rộng đầu tư xây dựng mới các điểm bưu điện, các trạm thu phát sóng viễn thông và hệ thống thông tin liên lạc cần phải đƣợc chú trọng đầu tƣ đúng mức.

+ Đất cơ sở văn hoá có 105,30 ha, bình quân diện tích đất văn hóa trên đầu người chỉ có 0,81 m2/người. Hiện nay các cơ sở vật chất các công trình văn hóa đang được đầu tƣ khá hoàn chỉnh nhƣ bảo tàng tỉnh Sóc Trăng (02 điểm) diện tích khoảng 1,50 ha;

thƣ viện tỉnh 0,26 ha; trung tâm văn hóa tỉnh (03 điểm) diện tích khoảng 1,0 ha… và hệ thống thiết chế các công trình văn hóa, nhà văn hóa xã phân bố ở các huyện. Tuy nhiên cơ sở vật chất còn nghèo nàn, đơn sơ, nhà văn hóa ở các xã, thôn ấp chƣa đƣợc quan tâm đầu tư mở rộng nên công tác sinh hoạt văn hóa không được duy trì thường xuyên, địa điểm sinh hoạt thường mang tính tạm bợ tại các điểm chùa, nhà tạm.

+ Đất cơ sở y tế có 76,04 ha, bình quân diện tích đất cơ sở y tế trên đầu người chỉ có 0,58 m2/người. Đến nay hệ thống các cơ sở y tế như bệnh viện tuyến huyện và trạm y tế các xã hầu hết đã đƣợc xây dựng, công tác xây dựng cơ bản đang đƣợc triển khai nhƣ: Xây dựng các hạng mục bệnh viện Lao phổi, cải tạo nâng cấp Trung tâm giám định pháp y, các công trình đang trong giai đoạn thi công nhƣ các bệnh viện huyện Ngã Năm, Vĩnh Châu, Kế Sách, Mỹ Tú… Tuy nhiên diện tích và cơ sở vật chất còn thiếu nhiều so với nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong tỉnh.

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo có 332,55 ha, bình quân diện tích đất giáo dục trên đầu người là 2,56 m2/người. Toàn tỉnh có 553 trường từ mầm non đến phổ thông trong đó:

mẫu giáo, mầm non có 100 trường, còn lại 433 trường là hệ thống các trường phổ thông. Trường cao đẳng, đại học có Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng, Cao đẳng cộng đồng Sóc Trăng và Cao đẳng nghề Sóc Trăng. Nhìn chung quỹ đất dành cho giáo dục còn thiếu, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của nhân dân, ngành giáo dục hiện nay đang trong giai đoạn tiếp tục đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất độc lập, tăng số phòng học số trường lớp hạn chế tình trạng học 3 ca, phòng tạm. Trong kỳ quy hoạch cần bố trí quỹ đất dành cho giáo dục phù hợp với tốc độ gia tăng số học sinh nhƣ hiện nay nhằm đưa ngành giáo dục - đào tạo tỉnh nhà phát triển theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

+ Đất cơ sở thể dục - thể thao có 52,05 ha, bình quân diện tích đất thể thao trên đầu người chỉ có 0,40 m2/người. Hiện nay có: 37 sân bóng đá, 393 sân bóng chuyền, 24

sân bóng bàn, 01 sân điền kinh các loại, 41 sân quần vợt, 31 sân đá cầu, 05 hồ bơi, 21 sân cầu lông, 01 nhà tập thể thao và 04 sân các loại khác.

Cơ sở vật chất phục vụ thi đấu được xây dựng tương đối quy mô như: 01 nhà thi đấu đƣợc nâng cấp với hệ thống chiếu sáng tốt, có 900 chỗ ngồi khán đài; 05 hồ bơi thiếu nhi; 41 sân quần vợt ( 07 ở Sở và 34 ở các huyện - thành phố và ban ngành); Sân bóng đá ở các huyện đều có; 01 nhà tập Taekwondo, 01 Judo, 01 cử tạ, 01 thể hình và 04 sân bi sắt…

Các cơ sở vật chất trên mới chỉ dừng lại ở việc cải tạo cơ sở vật chất đơn giản, có mặt bằng, có diện tích để thu hút người tập luyện đến với thể dục thể thao, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia, công suất sân bãi chƣa cao, chất lƣợng cơ sở vật chất công trình ở mức dưới trung bình.

+ Đất chợ có 28,96 ha, bình quân diện tích đất chợ trên đầu người là 0,22 m2/người.

Trên địa bàn toàn tỉnh số lƣợng các chợ khá đầy đủ; tuy nhiên diện tích còn nhỏ, manh mún, một số chợ hình thành do tự phát. Do vậy cần có giải pháp quy hoạch tập trung mở rộng cho phù hợp với đặc thù ở từng huyện, từng địa phương, đáp ứng nhu cầu buôn bán trao đổi hàng hóa của nhân dân.

- Đất ở tại đô thị: có 1.158,54 ha, bình quân diện tích đất ở đô thị trên đầu người là 43,91 m2/người dân đô thị. Diện tích đất ở đô thị ngày càng tăng cùng với tốc độ đô thị hóa chung trên toàn tỉnh để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của đông đảo nhân dân, trong những năm tới cần có quy hoạch các điểm dân cƣ hợp lý hạn chế tình trạng tự phát chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở.

- Các loại đất phi nông nghiệp còn lại (NPK): có 28.439,81 ha chiếm 53,14% trong TDTĐPNN. Trong đó:

+ Đất ở tại nông thôn có 4.977,95 ha, bình quân diện tích đất ở tại nông thôn trên đầu người là 47,78 m2/người dân nông thôn. Do đặc thù của vùng, đất ở nông thôn phân bố tại các xã, thôn ấp hình thành theo các tuyến giao thông, thủy lợi với quy mô vừa và nhỏ.

+ Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh có 358,09 ha (tập trung nhiều ở thành phố Sóc Trăng 98,14 ha và huyện Long Phú 84,48 ha). Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm các khu tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, siêu thị, cửa hàng xăng dầu, nhà máy nước…trên địa bàn của tỉnh.

+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ có 17,52 ha, chủ yếu là các khu vực khai thác làm gạch Tuynen, làm đồ gốm.

+ Đất sông suối mặt nước chuyên dùng có 23.024,40 ha. Diện tích loại đất này còn khá nhiều, đây là tiềm năng lớn để hình thành các khu, điểm khai thác nuôi trồng thủy hải sản.

+ Đất phi nông nghiệp còn lại là 61,85 ha.

Một phần của tài liệu thống kê và đánh giá sự biến động đất phi nông nghiệp tỉnh sóc trăng giai đoạn 2000 đến 2010 và định hướng đến năm 2020 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)