Quy hoạch sử dụng đất Phi nông nghiệp đến năm 2020

Một phần của tài liệu thống kê và đánh giá sự biến động đất phi nông nghiệp tỉnh sóc trăng giai đoạn 2000 đến 2010 và định hướng đến năm 2020 (Trang 44 - 55)

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.6 Quy hoạch sử dụng đất Phi nông nghiệp đến năm 2020

Trong giai đoạn đến năm 2020, với mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - thương mại - dịch vụ; thì việc đầu tư, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng cơ sở đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng cho các ngành trong từng thời kỳ cụ thể. Bên cạnh đó, tiếp tục xây dựng và nâng cấp các công trình hạ tầng xã hội để có thể đáp ứng hài hòa các nhu cầu làm việc, nghỉ ngơi, giải trí của người dân.

Để đáp ứng cho các nhu cầu trên, diện tích đất dành cho mục đích phi nông nghiệp tăng 15.578,17 ha, trong đó: lấy vào đất nông nghiệp là 15.550,75 ha; khai thác đƣa đất chƣa sử dụng vào sử dụng 27,42 ha.

Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện diện tích, cơ cấu quy hoạch sử dụng đất Phi nông nghiệp năm 2020.

DIỆN TÍCH, CƠ CẤU QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PNN NĂM 2020

(Tổng diện tích đất PNN là 69.100,25 ha)

33.153,07 ha 47,98%

438,51 ha 0,63%

1.173,26 ha 1,70%

252,67 ha 0,37%

1.965.65 ha 2,84%

28.458 ha 41,18%

2.390 ha 3,46%

658,51 ha 0,95%

395,82 ha 0,57%

201,15 ha 0,29%

13,61 ha 0,02%

CTS CQP CAN SKK DDT DRA TTN NTD DHT ODT PNK

Theo (Hình 3.11) thể hiện sự phân bố hiện trạng năm 2020 đƣợc xử lý bằng phần mềm Mapinfo:

(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng, 2011)

Hình 3.11: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Phi nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng năm 2020.

Đến năm 2020 đất phi nông nghiệp là 69.100,25 ha chiếm 20,87% tổng diện tích tự nhiên.

Các loại đất phi nông nghiệp đƣợc quy hoạch cụ thể nhƣ sau:

* Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng thêm chủ yếu để xây dựng và mở rộng khối cơ quan đoàn thể, ban ngành, trụ sở ủy ban nhân dân của một số xã phường…

Diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp tăng thêm 223,80 ha, lấy vào các loại đất sau: đất nông nghiệp 217,17 ha (trong đó đất trồng lúa 81,62 ha; đất trồng cây hàng năm còn lại 6,72 ha; đất trồng cây lâu năm 123,84 ha; đất rừng sản xuất 0,2 ha;

đất nuôi trồng thủy sản 4,79 ha); các loại đất phi nông nghiệp 6,63 ha (trong đó đất ở

4,29 ha; đất an ninh 0,44 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,54 ha; đất cơ sở giáo dục 0,02 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 0,34 ha).

Bên cạnh đó, diện tích đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp giảm 15,16 ha, diện tích giảm do chuyển sang: đất ở 1,48 ha; sang đất an ninh 0,12 ha; sang đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 10,08 ha; sang đất phát triển hạ tầng 3,48 ha. Nhƣ vậy, đến năm 2020 đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 438,51 ha chiếm 0,13% so với tổng diện tích tự nhiên và tăng 208,64 ha so với năm 2010.

* Đất quốc phòng

Theo phương án quy hoạch, đến năm 2020 diện tích đất quốc phòng tăng thêm 730,56 ha. Diện tích đất quốc phòng tăng thêm đƣợc lấy vào các loại đất sau: đất sản xuất nông nghiệp 718,86 ha (trong đó đất trồng lúa 156,75 ha); đất lâm nghiệp 10,00 ha; đất nuôi trồng thủy sản 1,70 ha. Diện tích đất quốc phòng giảm 0,3 ha do chuyển sang đất phát triển hạ tầng. Nhƣ vậy, đến năm 2020, diện tích đất quốc phòng là: 1.173,26 ha chiếm 0,35% tổng diện tích tự nhiên, tăng 730,26 ha so với năm 2010.

* Đất an ninh

Trong thời kỳ quy hoạch, diện tích đất an ninh tăng thêm 92,72 ha (trong đó: lấy vào đất sản xuất nông nghiệp 85,84 ha (trong đó đất trồng lúa 21,12 ha); đất nuôi trồng thủy sản 6,70 ha; đất ở 0,06 ha; đất chuyên dùng 0,12 ha).

Diện tích đất an ninh trong kỳ quy hoạch giảm 7,96 ha do việc sắp xếp lại một số đơn vị, chuyển đổi vị trí…, diện tích giảm do chuyển sang: đất ở 0,35 ha; đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,44 ha; đất cơ sở sản xuất kinh doanh 2,65 ha; đất phát triển hạ tầng 4,52 ha.

Đến năm 2020, đất an ninh là 252,67 ha chiếm 0,08% diện tích tự nhiên, tăng 84,76 ha so với năm 2010.

* Đất khu công nghiệp

Thực hiện công văn số 7356/BKH-KKN ngày 24 tháng 9 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020. Theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 1961/TTg-KTN về việc điều chỉnh bổ sung Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Sóc Trăng chấp thuận điều chỉnh, bổ sung các khu công nghiệp của tỉnh Sóc Trăng vào danh mục các khu công nghiệp dự kiến mở rộng và ƣu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Tỉnh sẽ đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, có quy mô làm đầu tàu thúc đẩy các ngành lĩnh vực khác phát triển, các lĩnh vực cụ thể nhƣ: công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất đồ uống, công nghiệp dệt may…

Diện tích đất tăng thêm cho phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 1.523,77 ha, trong đó đất khu công nghiệp tăng thêm 863 ha, đất cụm công nghiệp tăng thêm 660,77 ha. Diện tích tăng thêm lấy vào các loại đất: đất sản xuất nông nghiệp 1.043,83 ha (trong đó đất trồng lúa 234,38 ha); đất nuôi trồng thủy sản 461,26 ha; đất nông nghiệp khác 0,12 ha; đất ở 7,60 ha; đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 7,00 ha; đất phát triển hạ tầng 1,46 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 2,50 ha.

Đồng thời trong kỳ quy hoạch đất khu công nghiệp giảm 1,50 ha để chuyển sang các loại đất khác nhƣ: đất y tế 0,50 ha, đất giáo dục 1,00 ha.

Đến năm 2020 đất khu, cụm công nghiệp có 1.965,65 ha chiếm 0,59% tổng diện tích tự nhiên và tăng 1.522,27 ha so với năm 2010.

* Đất di tích, danh thắng

Năm 2010, diện tích đất có di tích danh thắng là 9,96 ha. Trong thời kỳ quy hoạch, diện tích đất có di tích danh thắng tăng thêm 3,65 ha, lấy vào các loại đất: đất sản xuất nông nghiệp 3,65 ha, trong đó đất trồng lúa 1,34 ha.

Đến năm 2020 diện tích đất di tích danh thắng có 13,61 ha, tăng 3,65 ha so với hiện trạng.

* Đất bãi thải, xử lý chất thải

Từng bước hình thành một hệ thống đồng bộ về công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị, khu dân cƣ nông thôn, khu công nghiệp nhằm kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà. Trong thời kỳ quy hoạch, dự kiến xây dựng các khu liên hợp xử lý chất thải phục vụ cho tỉnh, xây dựng khu xử lý chất thải công nghiệp và nguy hại cho tỉnh quy mô 20 - 30 ha. Ngoài ra, tại các địa phương sẽ bố trí quy hoạch các khu thu gom, xử lý, chôn lấp rác thải tập trung với quy mô trung bình 10 - 20 ha/huyện; 0,1 - 0,5 ha/xã.

Trong thời kỳ quy hoạch diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải tăng thêm 144,31 ha.

Diện tích đất tăng thêm chủ yếu lấy vào các loại đất sau: đất sản xuất nông nghiệp 137,10 ha, trong đó đất trồng lúa 83,20 ha; đất lâm nghiệp 3,00 ha; đất nuôi trồng thủy sản 3,86 ha; đất nghĩa trang nghĩa địa 0,35 ha.

Tuy nhiên, trong thời kỳ quy hoạch diện tích đất bãi thải, xử lý chất thải còn giảm 1,87 ha do chuyển sang đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1,70 ha; đất giao thông 0,17 ha. Đến năm 2020 đất bãi thải, xử lý rác thải có 201,15 ha, tăng 142,44 ha so với năm 2010.

* Đất tôn giáo, tín ngƣỡng

Năm 2010, diện tích đất tôn giáo, tín ngƣỡng là 395,88 ha; trong thời kỳ quy hoạch diện tích đất tôn giáo, tín ngƣỡng tăng 0,55 ha lấy từ đất rừng sản xuất; tuy nhiên loại đất này lại bị giảm đi 0,61 ha để chuyển sang đất phát triển hạ tầng nhƣ: đất giao thông 0,06 ha; đất giáo dục 0,55 ha. Đến năm 2020 đất tôn giáo, tín ngƣỡng có 395,82 ha, giảm 0,06 ha so với năm 2010.

* Đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đến năm 2020, để đảm bảo vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị thành phố, thị xã và các thị trấn cần di dời các nghĩa trang, nghĩa địa trong địa bàn các khu dân cƣ diện tích này dự kiến sẽ chuyển sang đất phát triển hạ tầng và đất ở.

Trong thời kỳ quy hoạch, diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng thêm do quy hoạch nghĩa trang thành phố và mở rộng một số khu nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn 1 số xã.

Diện tích tăng thêm cho xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa đến năm 2020 là 64,07 ha, đƣợc lấy vào các loại đất: đất sản xuất nông nghiệp 61,07 ha, trong đó đất trồng lúa 39,50 ha; đất nuôi trồng thủy sản 3,00 ha.

Tuy nhiên, diện tích nghĩa trang, nghĩa địa thời kỳ này giảm đi 16,66 ha do chuyển sang đất ở 3,79 ha, đất trụ sở cơ quan 0,34 ha; đất khu công nghiệp 2,50 ha; đất sản xuất kinh doanh 1,00 ha; đất phát triển hạ tầng 8,68 ha; đất bãi thải xử lý chất thải 0,35 ha. Đến năm 2020 đất nghĩa trang, nghĩa địa của tỉnh là 658,51 ha, tăng 47,41 ha so với năm 2010.

* Đất phát triển hạ tầng

Năm 2010, diện tích đất phát triển hạ tầng là 21.563,92 ha. Theo phương án quy hoạch, đến năm 2020 là 28.458,00 ha chiếm 8,59% diện tích tự nhiên, tăng 6.894,08 ha so với năm 2010. Các loại đất đất phát triển hạ tầng đƣợc quy hoạch nhƣ sau:

- Đất giao thông

Hoàn thiện hệ thống giao thông là một trong những bước đệm tạo tính đột phá trong thu hút đầu tƣ và khả năng phát huy nội lực nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

Tập trung khôi phục và nâng cấp các công trình hiện có; kết hợp xây dựng mới một số công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đến năm 2020 hoàn chỉnh, hiện đại hoá và tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo phục vụ vận tải tối ưu trên toàn mạng lưới.

+ Về giao thông đường bộ: toàn bộ hệ thống quốc lộ và đường tỉnh phải được đưa vào đúng cấp kỹ thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn; xây dựng hệ thống đường bộ quốc lộ trên các hành lang vận tải quan trọng. Các tuyến đường bộ đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực.

+ Về giao thông đô thị: phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; đảm bảo quỹ đất dành cho giao thông đô thị đạt 21-23%.

+ Về giao thông nông thôn: toàn bộ đường huyện đều đạt tiêu chuẩn đường cấp 5 và cấp 6; đường liên xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A và B. Phát triển đường giao thông nông thôn cho phương tiện giao thông cơ giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ mặt đường cứng đạt 95% trong đó bê tông xi măng, nhựa đạt 50%. Chú trọng phát triển giao thông nông thôn đường thuỷ.

+ Về hệ thống bến, bãi, điểm đỗ xe: xây dựng các bến xe quy mô lớn tại các điểm đầu mối. Cần dành quỹ đất và đầu tƣ xây dựng bến xe đạt tiêu chuẩn ở tất cả trung tâm các huyện; xây dựng bãi đỗ xe tại đô thị. Khuyến khích phát triển mô hình trạm nghỉ, dừng dọc đường, nhất là trên các tuyến quốc lộ lớn, các tuyến quốc lộ trong mạng lưới toàn tỉnh.

Trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, mạng lưới giao thông của tỉnh sẽ được ưu tiên phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng mặt đường, tiếp tục tranh thủ các chương trình, dự án của Trung ương và tỉnh để phát triển mạng lưới giao thông thông suốt. Đảm bảo đến năm 2020 về cơ bản Sóc Trăng có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh đủ khả năng phục vụ cho các nhu cầu vận tải, sinh hoạt, phục vụ đắc lực cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của vùng ĐBSCL.

Để đáp ứng cho các mục tiêu phát triển hệ thống giao thông của tỉnh đến năm 2020, diện tích đất cần tăng thêm 3.883,67 ha, trong đó: lấy vào đất sản xuất nông nghiệp 3.630,57 ha, trong đó đất trồng lúa 1.541,96 ha, đất trồng cây lâu năm 1.783,69 ha; đất

lâm nghiệp 10,15 ha, đất nuôi trồng thủy sản 139,40 ha; đất làm muối 0,16 ha; đất ở 84,93 ha; đất trụ sở cơ quan 1,26 ha; đất an ninh 4,40 ha; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,92 ha; đất thủy lợi 3,31 ha; đất cơ sở giáo dục 0,40 ha; đất thể dục thể thao 0,65 ha; đất bải thải xử lí rác thải 0,17 ha; đất tôn giáo, tín ngƣỡng 0,06 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,42 ha và đất chƣa sử dụng 2,86 ha.

Tuy nhiên, trong thời kỳ quy hoạch đất giao thông giảm 5,16 ha do chuyển sang các loại đất khác nhƣ: đất ở 2,10 ha; sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,70 ha, đất thủy lợi 0,60 ha, đất giáo dục 0,04 ha, đất chợ 0,72 ha.

Đến năm 2020 đất giao thông là 8.982,67 ha chiếm 2,71% diện tích tự nhiên, tăng 3.878,51 ha so với năm 2010.

- Đất thủy lợi

Phát triển thủy lợi đến năm 2020 cấp đủ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp trong đó có đất trồng lúa, tiến tới đảm bảo tưới chủ động được 100% diện tích đất lúa 2 vụ, cấp và tiêu nước chủ động cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối.

+ Tiêu nước cho các huyện, thành phố có tính đến yếu tố nước biển dâng do tác động của biến đổi khí hậu. Đảm bảo tiêu thoát nước ở những vùng thấp trũng phục vụ phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác với tần suất đảm bảo 10%. Đảm bảo các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

+ Có giải pháp công trình đảm bảo ổn định và phát triển sản xuất, đảm bảo an toàn cho nhân dân trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Hệ thống đê biển, đê cửa sông đảm bảo chống được mức nước triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9 (năm 2010) và cấp 10 (năm 2020). Đảm bảo an toàn công trình hồ chứa, đê, kè, cống, ổn định bờ sông, bờ biển. Nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi, phát huy trên 90%

năng lực thiết kế.

+ Đầu tư hoàn chỉnh cải tạo, nâng cấp, kiên cố hoá và từng bước hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông hiện có để phát huy hết năng lực thiết kế.

+ Tiếp tục thực hiện chương trình ngọt hóa kết hợp với phát triển thuỷ sản, gắn với giao thông thuỷ bộ và phát triển nông thôn ở những khu vực không bị ngập lũ. Xây dựng các kênh trục tạo nguồn ngọt từ sông Tiền, sông Hậu, đồng thời xây dựng các cống, đê biển ngăn mặn, từng bước đưa nước ngọt về các vùng chưa được ngọt hoá nhƣ huyện Vĩnh Châu, Cù Lao Dung. Xây dựng các công trình ngăn mặn giữ ngọt trên sông Hậu. Đẩy mạnh tiến trình ngọt hoá cho các vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp mở rộng.

Phát triển hệ thống kiểm soát tưới, tiêu, cấp nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường cho các khu dân cư, các trường học, bệnh xá, khu thị xã, thị trấn, thị tứ và những khu đông dân để đảm bảo an toàn, vệ sinh ở những khu vực bị ngập lũ.

+ Củng cố và phát triển các công trình giảm nhẹ thiên tai nhƣ hệ thống đê biển và xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê kè bảo vệ các khu dân cƣ các huyện ven biển.

Theo phương án quy hoạch, diện tích đất thủy lợi tăng thêm 313,57 ha. Diện tích đất tăng thêm đƣợc lấy vào đất sản xuất nông nghiệp 231,50 ha, trong đó đất trồng lúa 137,91 ha, đất trồng cây lâu năm 36,65 ha; đất nuôi trồng thủy sản 70,28 ha; đất ở 1,19 ha; đất giao thông 0,60 ha; đất bằng chƣa sử dụng 10,0 ha.

Tuy nhiên, trong thời kỳ quy hoạch, diện tích đất thủy lợi còn giảm 28,19 ha do chuyển sang các loại đất: đất ở 21,70 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1,80 ha; đất giao thông 3,31 ha; đất văn hóa 0,18 ha; đất giáo dục 0,86 ha; đất chợ 0,34 ha.

Đến năm 2020, đất thủy lợi sẽ là 15.938,23 ha chiếm 4,81% diện tích tự nhiên, tăng 285,38 ha so với năm 2010.

- Đất công trình năng lƣợng

Trung tâm Điện lực Long Phú đã được Bộ Công thương phê duyệt đầu tư tại huyện Long Phú có tổng công suất 4.400 MW, gồm 03 nhà máy nhiệt điện than công nghệ tua - bin ngƣng hơi (mỗi nhà máy có công suất 1.200 MW), có tổng mức đầu tƣ dự kiến khoảng 4,5 tỷ USD; trong đó Nhà máy điện Long Phú 1 dự kiến xây dựng hoàn thành, đƣa vào vận hành năm 2013, Nhà máy điện Long Phú 2 hoàn thành năm 2015, Nhà máy điện Long Phú 3 hoàn thành năm 2016.

Theo phương án quy hoạch, diện tích đất công trình năng lượng tăng thêm 1.465,04 ha, diện tích đất tăng thêm đƣợc lấy vào đất sản xuất nông nghiệp 1.429,50 ha, trong đó đất trồng lúa 267,20 ha; đất trồng cây hàng năm còn lại 445,08 ha; đất trồng cây lâu năm 717,22 ha; đất nuôi trồng thủy sản 30,54 ha và đất ở tại nông thôn 5,00 ha. Đến năm 2020, đất công trình năng lƣợng là 1.672,67 ha, tăng 1.465,04 ha so với năm 2010.

- Đất công trình bưu chính viễn thông

Theo phương án quy hoạch, diện tích đất công trình bưu chính viễn thông tăng thêm 0,49 ha do quy hoạch công trình viễn thông tại xã Gia Hòa huyện Mỹ Xuyên và tại xã Đại Hải huyện Kế Sách. Diện tích đất tăng thêm đƣợc lấy vào đất sản xuất nông nghiệp 0,49 ha (đất trồng lúa 0,12 ha). Đến năm 2020, đất công trình bưu chính viễn thông là 4,58 ha, tăng 0,49 ha so với năm 2010.

- Đất cơ sở văn hoá

Đến năm 2020, 100% số huyện, thành phố có đủ các thiết chế văn hoá; 90 - 100% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hoá và thƣ viện; 90-100% số xã, thị trấn có nhà văn hoá; 60 - 70% số thôn, bản, ấp có nhà văn hoá. Xây dựng trung tâm văn hóa thông tin - triển lãm, bảo tàng tỉnh tại Tp. Sóc Trăng; trung tâm văn hóa ở các huyện và xây dựng khu văn hóa xã ở các xã; các điểm sinh hoạt văn hóa ở các thôn, bản, buôn, ấp.

Bố trí quỹ đất hợp lý, đảm bảo cho các hoạt động văn hóa phát triển với định mức bình quân tối thiểu từ 1,50 - 1,70 m2/người dân nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác xã hội hóa.

Đất dành cho các thiết chế văn hóa của tỉnh chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phục vụ nhƣ huyện phải có trung tâm văn hóa, xã phải có nhà văn hóa, ấp phải có nhà sinh hoạt cộng đồng. Diện tích đất sử dụng cho các thiết chế này là 1,5 ha đến 2 ha cấp huyện thành phố; 1,0 ha cấp xã; ấp 0,05 ha.

Ngành văn hóa thể thao du lịch dự kiến quy hoạch phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng về văn hóa chủ yếu đất dành cho cấp huyện, xã, ấp cụ thể: Tp Sóc Trăng quy hoạch khu trung tâm Văn hoá - thể thao tổng hợp, các trung tâm văn hóa - TDTD huyện, các khu công viên, cây xanh trong quy hoạch xây dựng các thị trấn và các nhà văn hóa điểm sinh hoạt cộng đồng các ấp nằm trên địa bàn các huyện thị.

Một phần của tài liệu thống kê và đánh giá sự biến động đất phi nông nghiệp tỉnh sóc trăng giai đoạn 2000 đến 2010 và định hướng đến năm 2020 (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)