Đội ngũ giáo viên toàn trường có 20 người, trong đó có 15 giáo viên dạy văn hoá, 5 giáo viên chuyên trách (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục, Tin học) ,1 giáo viên Âm nhạc kiêm nhiệm TPT Đội. [H1.1.02.01]. Đầu năm học, Hiệu trưởng ra Quyết định biên chế các lớp học, phân công giáo viên chủ nhiệm và nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ giáo viên, nhân viên trong toàn trường [H1.1.02.02]
Năm học 2010-2011 toàn trường có 245 học sinh, biên chế 10 lớp học. Các khối lớp được biên chế như sau:
Khối 1: 55 em chia làm 2 lớp: 1A, 1B, Khối 2: 53 em chia làm 2 lớp: 2A, 2B Khối 3: 47 em chia làm 2 lớp: 3A, 3B Khối 4: 44 em chia làm 2 lớp: 4A, 4B
Khối 5: 46 em chia làm 2 lớp: 5A, 5B [H1.1.02.03]
Mỗi lớp học có 1 giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy các môn học:
Tiếng Việt, Toán, TN-XH, Khoa học, Lịch sử, Địa lí, Đạo đức.
Số giáo viên chuyên trách có 5 người: 2 giáo viên dạy Mĩ thuật, 1 giáo
Mĩ thuật từ khối 1 đến khối 5), 1 giáo viên Tin học (phụ trách dạy học môn Tin học từ khối 3 đến khối 5. 1 giáo viên này do nhà trường tự hợp đồng bên ngoài) Nhiều năm nay, nhà trường chưa có định biên giáo viên chuyên trách dạy Ngoại ngữ, Tin học. Năm học 2010-2011 trường đã hợp đồng 1 giáo viên dạy Tin học. [H1.1.02.06]. Hiện nay vẫn còn thiếu giáo viên Ngoại ngữ.
Đầu năm học, các lớp tổ chức bầu lớp trưởng, lớp phó và các tổ trưởng dưới sự điều hành của giáo viên chủ nhiệm. [H1.1.02.07]. Mỗi lớp học có 1 lớp trưởng, 2 lớp phó; được chia thành 3 tổ học sinh. Mỗi tổ đều có tổ trưởng, tổ phó chịu trách nhiệm theo dõi các mặt hoạt động của các thành viên trong tổ. Sĩ số học sinh ở các lớp được phân chia khá đồng đều, bình quân mỗi lớp 22-28 học sinh. Riêng khối 1 và khối mỗi lớp có từ 26 đến 28 học sinh.
[H1.1.02.08]
Đội ngũ giáo viên của nhà trường chưa đủ về số lượng và cơ cấu, chưa đảm bảo để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục. Biên chế, tổ chức các lớp học đúng nguyên tắc, hợp lí..
Tuy vậy chất lượng một số hoạt động giáo dục ở các khối lớp chưa đồng đều so với nhau.
2. Điểm mạnh:
Cơ cấu quy mô trường lớp ổn định và hợp lí, số học sinh trong các năm học không biến động nhiều. Biên chế lớp học theo đúng quy định của Điều lệ trường Tiểu học, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm được phân công tương đối đầy đủ về số lượng ; có giáo viên dạy các môn chuyên biệt và được đào tạo đúng chuyên ngành.
Không có điểm trường lẻ, trường đặt ở địa điểm khá thuận lợi cho học sinh trên địa bàn đến trường tham gia học tập và vui chơi.
3. Điểm yếu:
Còn thiếu định biên về giáo viên chuyên trách: ngoại ngữ, Tin học, Tổng phụ trách Đội.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Xin cấp trên bổ sung thêm giáo viên chuyên trách: Tổng phụ trách Đội, ngoại ngữ, Tin học. Nếu không được bổ sung thì nhà trường tiếp tục hợp đồng giáo viên bên ngoài để đảm bảo tốt cho các hoạt động giáo dục toàn diện
5. Tự đánh giá
5.1: Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu của từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: Chưa đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Không đánh giá 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Chưa đạt
1.3 Tiêu chí 3: Hội đồng trường có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định của Điều lệ trường tiểu học
a) Có các kế hoạch hoạt động giáo dục rõ ràng và họp ít nhất hai lần trong một năm học;
b) Đề xuất được các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường;
c) Phát huy hiệu quả nhiệm vụ giám sát đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các bộ phận chức năng khi tổ chức thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng.
1. Mô tả hiện trạng
Hội đồng trường có kế hoạch hoạt động giáo dục rõ ràng. Kế hoạch của Hội đồng trường tập trung vào các nhiệm vụ: Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch đầu tư và phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết nghị về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của nhà trường. [H1.1 03.01]
Mỗi năm học, Hội đồng trường tổ chức họp thường kì 2 lần, ngoài ra có các cuộc họp bất thường khác nhằm thực hiện đầy đủ có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. [H1.1 03.02]
Hội đồng trường đề xuất được các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của trường. Về biện pháp quản lý, Hội đồng trường đề xuất tham mưu với Hiệu trưởng bổ nhiệm các chức danh
triển khai tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường hàng năm, Hội đồng trường đề xuất các kế hoạch ưu tiên như: phát triển đội ngũ, bồi dưỡng học sinh giỏi, phối hợp giáo dục... [H1.1 03.03]
Các ý kiến đề xuất về biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học của Hội đồng trường được Hội đồng ra Nghị quyết thực hiện [H1.1 03.04].
Cuối học kì, Hội đồng trường tiến hành sơ kết, đánh giá các nhiệm vụ đã thực hiện, trong đó nêu rõ hiệu quả của việc đề xuất các biện pháp cải tiến công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học.
[H1.1 03.05]
Hội đồng trường đã phát huy hiệu quả nhiệm vụ giám sát đối với Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các bộ phận chức năng khi tổ chức thực hiện các nghị quyết hoặc kết luận của Hội đồng.
Chủ tịch Hội đồng trường đã phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. [H1.1 03.06]
Trong nhiệm vụ giám sát đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các bộ phận chức năng khi tổ chức thực hiện các nghị quyết, Hội đồng trường đã vận dụng quy chế dân chủ, thực hiện nghiêm túc theo Điều lệ trường Tiểu học. Cuối học kì, Hội đồng trường tiến hành sơ kết, đánh giá nhiệm vụ giám sát của Hội đồng, có kế hoạch bổ sung kịp thời các biện pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo. [H1.1 03.07]
Hội đồng trường được UBND huyện kí quyết định thành lập vào đầu năm học 2009-2010. Hội đồng đã nhanh chóng tiến hành triển khai các nhiệm vụ và thực hiện đúng chức năng theo quy định. Tuy vậy, do mới được thành lập nên trong một số chức năng Hội đồng trường thực hiện chưa linh hoạt.
Nhiều năm qua Hội đồng trường chưa được thành lập đúng thủ tục và quy trình, song mọi hoạt động quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường đều được Hội đồng giáo viên, trưởng các ban, các tổ
chức trong nhà trường giám sát, triển khai thực hiện, vì vậy mọi hoạt động giáo dục đảm bảo đạt hiệu quả cao, đã đạt nhiều thành tích, được các cấp, ngành khen thưởng.
2. Điểm mạnh:
Hội đồng trường có cơ cấu tổ chức, hoạt động và thủ tục thành lập đúng với Điều lệ; có kế hoạch hoạt động rõ ràng, chi tiết, phù hợp với thực trạng của trường; phát huy tốt vai trò giám sát, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong thực hiện các chức năng của mình. Các thành viên trong Hội đồng trường năng động sáng tạo và rất nhiệt tình trong mọi hoạt động.
3. Điểm yếu:
Hội đồng trường mới được được thành lập nên trong hoạt động có phần còn lúng túng.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:
Củng cố và đẩy mạnh vai trò giám sát và thúc đẩy các hoạt động giáo dục của Hội đồng trường; phát huy hơn nữa tính năng động tích cực của các thành viên trong Hội đồng.
Trong từng năm học, Hội đồng trường tổ chức cho các thành viên nghiên cứu kĩ nhiệm vụ năm học, rà soát tình hình thực tế của đơn vị, đề xuất các biện pháp xây dựng và phát triển nhà trường trong giai đoạn mới.
5. Tự đánh giá:
5.1: Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu của từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt
1.4 Tiêu chí 4: Các tổ chuyên môn của trường phát huy hiệu quả khi triển khai các hoạt động giáo dục và bồi dưỡng các thành viên trong tổ.
a) Có các kế hoạch hoạt động chung của tổ, của từng thành viên theo tuần, tháng, năm học rõ ràng và sinh hoạt chuyên môn mỗi tháng hai lần;
b) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động giáo
c) Tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả về chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ theo kế hoạch của trường và thực hiện tốt nhiệm vụ đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
1. Mô tả hiện trạng
Trường có 2 tổ chuyên môn: Tổ 1, 2, 3 và tổ 4-5. Các tổ chuyên môn có kế hoạch hoạt động theo kế hoạch chỉ đạo của nhà trường. Kế hoạch hoạt động của tổ được xây dựng cho cả năm học, từng kì, từng tháng. Nội dung triển khai kế hoạch tháng được thể hiện trong mỗi tuần học, có đánh giá kết quả của từng phần nội dung công việc. Các nội dung được tập trung vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu nâng cao chất lượng đại trà;
kế hoạch xây dựng phong trào Giữ vở sạch - Viết chữ đẹp; kế hoạch tổ chức các chuyên đề, thao giảng... [H1.1.04.01]
Mỗi tổ phân công cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên trong tổ:
Phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các khối:
Tổ 1,2,3: Khối 1: Cô Nguyễn Thị Bích Cảnh Khối 2: Cô Huỳnh Thị Mĩ An
Khối 3: Cô Trần Thị Tuyết
Tổ 4-5: Khối 4: Thầy Nguyễn Hồng Thái . Môn Toán Cô Đinh Thị Thu Hương .Môn Tiếng Việt Khối 5: Cô Đinh Thị Thu Hương. Môn Tiếng Việt Cô Nguyễn Thị Hồng Nhung .Môn Toán BD năng khiếu âm nhạc: Cô Nguyễn Thị Loan
BD năng khiếu mĩ thuật: Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm BD năng khiếu Thể thao: Cô Trần Thị Vân
Về công tác phụ đạo học sinh yếu, tổ trưởng chuyên môn phân công các thành viên trong tổ thực hiện mỗi tuần 1 buổi/ 1 GV. (Trích biên bản họp Tổ phân công nhiệm vụ đầu năm học, ngày 22/09/2009). [H1.1.04.02]
Mỗi cán bộ giáo viên và nhân viên có kế hoạch hoạt động cá nhân theo tuần, tháng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với đặc thù chuyên môn. Các giáo viên
được phân công phụ trách các nhiệm vụ, xây dựng chương trình hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao. [H1.1.04.03]
Đối với giáo viên giỏi các tổ chuyên môn đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch phấn đấu cho từng giáo viên, từng giai đoạn. Trong năm học 2010-2011 tổ 1,2,3 phấn đấu có 2 GVG huyện, tổ 4-5 phấn đấu có 2 GVG huyện, – bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phấn đấu đến năm học 2010- 2011 tham gia thi và đạt danh hiệu GVG huyện. [H1.1.04.04].
Ban giám hiệu và các tổ trưởng thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục của giáo viên theo từng tháng với các hình thức như: Dự giờ thông qua các tiết dạy thao giảng, dự giờ thanh tra, kiểm tra đột xuất, thanh tra kiểm tra toàn diện, kiểm tra việc sử dụng sách, thiết bị dạy học, kiểm tra hồ sơ chuyên môn, việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, khảo sát chất lượng học sinh (chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn), kiểm tra việc chỉ đạo thực hiện các phong trào như: Giữ vở sạch - viết chữ đẹp, nề nếp lớp học, giải Toán qua mạng... Sau mỗi lần kiểm tra có nhận xét, đánh giá và góp ý kiến bổ sung giúp giáo viên rút kinh nghiệm và có hướng khắc phục trong thời gian tới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong công tác giáo dục. [H1.1.04.05]
Việc đánh giá chất lượng về hiệu quả hoạt động giáo dục của các thành viên trong tổ được tiến hành thường xuyên vào cuối tháng. [H1.1.04.06]. Cuối kỳ, cuối năm học, các tổ chuyên môn đã tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học về cả 3 lĩnh vực: phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm.
[H1.1.04.07]
Đầu năm học, Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên đề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. [H1.1.04.08]
Các tổ chuyên môn xây dựng và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ theo kế hoạch của trường. Các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên tập trung theo chủ đề và nhiệm vụ năm học.
Trong những năm học qua, các tổ chuyên môn đã tổ chức bồi dưỡng có hiệu quả các chuyên đề, các thành viên trong tổ đã vận dụng khá linh hoạt nội dung chuyên đề vào thực tiễn dạy học. Đặc biệt trong năm học 2009-2010 các tổ đã tổ chức thành công các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng sư phạm, như: chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Toán (cô giáo Nguyễn Thị Hồng NhungTổ 4,5); chuyên đề giữ vở sạch, viết chữ đẹp (cô giáo Trịnh Thị Hà - tổ 4-5 ), chuyên đề khai thác và ứng dụng CNTT trong các bài giảng (cô giáo Trần Thị Tuyết - tổ1-2-3), chuyên đề rèn kĩ năng cảm thụ văn học (cô giáo Đinh Thị Thu Hương - tổ4-5 ), chuyên đề tổ chức các hoạt động ngoại khoá (cô giáo Nguyễn Thị Loan - tổ1-2-3 ).
Dạy thao giảng thể nghiệm các chuyên đề nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn trong năm (20/10, 20/11, 3/2, 8/3, 26/3...). [H1.1.04.10]
Hàng kì, hàng năm, các tổ chuyên môn tổ chức họp sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện nhiệm vụ năm học, đồng thời đề xuất lên Hội đồng thi đua của trường khen thưởng đối với giáo viên tiêu biểu trong các phong trào. [H1.1.04.11]
Các tổ chuyên môn của trường đã phát huy hiệu quả khi triển khai các hoạt động giáo dục và bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên. Trong những năm qua, nhiều giáo viên đã trưởng thành, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng sư phạm, không có giáo viên vi phạm bị xử lý kỷ luật.
2. Điểm mạnh:
Các tổ chuyên môn có kế hoạch đầy đủ, cụ thế, sát với tình hình thực tiễn của nhà trường, thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra và tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả cao.
Mỗi giáo viên đều được tạo điều kiện thuận lợi để phấn đấu rèn luyện trở thành giáo viên giỏi các cấp. Hàng năm số giáo viên đã đạt danh hiệu giáo viên giỏi phát huy tốt năng lực chuyên môn được Hội đồng trường xem xét đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng cấp trên tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua”
Tổ chuyên môn đã thể hiện đầy đủ vai trò trách nhiệm; công tác hội họp, chuyên đề, thi đua khen thưởng ở tổ thực hiện tốt đảm bảo tính khách quan,
công bằng là động lực thúc đẩy các thành viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
3. Điểm yếu:
Do đặc thù chuyên môn, giáo viên đều tham gia dạy học 2 buổi/ngày, các công tác đều phải kiêm nhiệm nên việc dành thời gian tổ chức hội họp, chuyên đề của các tổ chuyên môn còn hạn chế.
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Năm học 2011-2012 tăng cường nền nếp hoạt động của tổ chuyên môn.
Đầu năm học tổ chức cho các giáo viên là tổ trưởng, tổ phó chuyên môn được tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệm vụ, kĩ năng điều hành các hoạt động của tổ.
Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, phong trào phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, tạo nề nếp thi đua giữa các tổ chuyên môn. Tổ chức các mô hình câu lạc bộ học tập, các Hội thảo, chuyên đề.
5. Tự đánh giá:
5.1: Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu của từng chỉ số của tiêu chí:
Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2 Tự đánh giá tiêu chí: Đạt
1.5 Tiêu chí 5: Tổ văn phòng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
a) Có kế hoạch hoạt động rõ ràng về các nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các nhiệm vụ được giao;
c) Mỗi học kỳ, rà soát và đánh giá về biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao.
1. Mô tả hiện trạng
Hàng năm, tổ Văn phòng xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm. Kế hoạch được tập trung vào các nhiệm vụ sau: Công tác tài chính của nhà trường; công tác văn thư - lưu trữ; công tác thư viện - thiết bị;
công tác chăm sóc sức khỏe cho giáo viên, học sinh; công tác cấp dưỡng, phục vụ bếp ăn bán trú; bảo vệ toàn bộ tài sản và tình hình an ninh của nhà