Kế hoạch cải tiến chất lượng

Một phần của tài liệu Kiểm định CLGD 2011 (Trang 91 - 148)

Tiếp tục tăng cường cơ sở vật chất trường học, trong năm 2010 và những năm tiếp theo tham mưu xin thêm nguồn kinh phí của tỉnh, huyện bổ sung kinh phí xây dựng các công trình trong nhà trường, mua thêm một số thiết bị dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu cho các tổ chuyên môn, camera…

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

5.2. Tiêu chí 2: Quản lý tài chính của trường theo chế độ qui định hiện hành.

a) Có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lý tài chính, trong đó có quy chế chi tiêu nội bộ được Hội đồng nhà trường thông qua;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán và báo cáo tài chính theo chế

độ kế toán, tài chính của Nhà nước;

c) Thực hiện đầy đủ các quy định quản lý, lưu trữ hồ sơ chứng từ.

1. Mô tả hiện trạng:

Trường có đầy đủ hệ thống văn bản quy định hiện hành về quản lí tài chính, văn bản được lưu trữ đầy đủ tại bộ phận tài vụ của trường [H5.05.02.01]. Trong mỗi năm học cán bộ tài chính được tập huấn về công tác quản lý tài chính theo sự thay đổi của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (HCSN) [H5.05.02.02]. Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường được tập thể cán bộ giáo viên và nhân viên góp ý xây dựng từ đầu năm học. [H5.05.02.03]

Sau khi thông qua trong Hội nghị CNVC, nhà trường tổ chức thực hiện theo quy chế nghiêm túc, khách quan và công khai, đảm bảo dân chủ.

[H1.05.02.04]

Theo quyết định phân khai tiền chi khác Ngân sách cấp, trường tiến hành lập dự toán kinh phí cho các quý để thực hiện thu chi theo đúng chế độ.

[H5.05.02.05] Tiền lương của CB-GV trường thực hiện thu chi theo quỹ lương của trường đã được Sở Nội vụ, UBND huyện Hương Sơn và phòng GD-ĐT phê duyệt. [H5.05.02.06]

Hàng năm trường thực hiện thu chi, quyết toán và báo cáo tài chính đúng chế độ tài chính Nhà nước.[H5.5.02.07] Việc thực hiện thu, chi tài chính có được sự thẩm tra phê duyệt của UBND và phòng GD-ĐT huyện.[H5.5.02.08]

Hồ sơ chứng từ tài chính được kế toán trường quản lý và lưu giữ đầy đủ, được sắp xếp khoa học, gọn gàng.[H5.5.02.09] Số liệu thường xuyên được cập nhật vào máy tính trong phần mềm kế toán HCSN DAS 6.9 và năm 2009 được cập nhật trong phần mềm SmartBooks Plus 2009. [H5.5.02.10]

Việc quản lý và thực hiện công tác tài chính của trường đúng theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

Các quy chế chi tiêu được Hội đồng nhà trường thông qua, thống nhất thực hiện triệt để theo quy định.

Dự toán, chế độ thu chi, quyết toán và báo cáo tài chính kịp thời đúng chế độ tài chính Nhà nước.

Hồ sơ lưu trữ về công tác Tài chính đầy đủ trong 5 năm, sắp xếp cẩn thận, khoa học.

3. Điểm yếu:

Các đơn vị trường học không được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đánh giá tài chính qua từng quý mà chỉ được thẩm tra quyết toán một lần vào cuối năm nên việc thực hiện thu chi tài chính không được bổ cứu kịp thời khi có sai sót.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :

Tham mưu với UBND huyện, phòng Tài chính và phòng GD-ĐT Hương Sơn thẩm tra quyết toán cho các đơn vị theo từng quý để việc thực hiện công tác thu chi tài chính có hiệu lực hơn.

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

5.3. Tiêu chí 3: Trường thực hiện đầy đủ công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo qui định hiện hành.

a) Công khai tài chính để cán bộ, giáo viên, nhân viên biết và tham gia kiểm tra, giám sát;

b) Định kỳ thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính;

c) Được cơ quan có thẩm quyền định kỳ thẩm tra và phê duyệt quyết toán.

1. Mô tả hiện trạng:

Trường thực hiện đầy đủ công khai tài chính và kiểm tra tài chính theo đúng quy định hiện hành. Mỗi học kỳ ban Giám hiệu trường công bố công khai tài chính với toàn thể cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

[H1.5.03.01] Qua mỗi năm học, ban thanh tra nhân dân của trường có báo cáo đánh giá về công tác tài chính của trường. [H5.5.03.02]

Định kỳ cuối quí theo năm tài chính, trường tổ chức thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính. [H5.5.03.03] Cuối năm học, nhà trường thành lập Ban kiểm kê, có sự tham gia của Công đoàn, Ban thanh tra nhân dân để kiểm tra việc thực hiện công tác tài chính trong năm học của trường.[H5.5.03.04]

Hội đồng trường, Ban thanh tra nhân dân thực hiện nghiêm túc quy định kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về công tác tài chính.

[H5.5.03.05]

Cứ mỗi quý phòng tài chính huyện thu báo cáo quyết toán từng quý để kiểm tra. Sau mỗi năm, Tài vụ phòng GD-ĐT, phòng Tài chính huyện kết hợp thẩm tra và phê duyệt quyết toán cho trường có kết luận cụ thể về số sách, chứng từ mà trường đã làm. Nhiều năm qua, công tác Tài chính của nhà trường được Phòng Tài chính huyện đánh giá là đơn vị thực hiện nghiêm túc, đảm bảo các nguyên tắc tài chính, sổ sách chứng từ rõ ràng, minh bạch, sử dụng các nguồn kinh phí đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả. [H5.5.03.06]

Công tác công khai tài chính và kiểm tra tài chính của trường đã thực hiện đúng như mục đích mà tiêu chí đã đề ra.

2. Điểm mạnh:

Nhà trường đã thực hiện việc kiểm tra, kiểm kê tài chính theo đúng quy định.

Công tác tài chính của nhà trường đã được thực hiện trên máy tính, ứng dụng các phần mềm Kế toán hiện hành tạo điều kiện thuận lợi trong việc kiểm tra và quản lí.

Công tác tài chính hàng năm được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra và phê duyệt quyết toán đầy đủ; cán bộ Kế toán được tập huấn kịp thời nên việc thực hiện dễ dàng, đảm bảo nguyên tắc.

3. Điểm yếu:

Ban thanh tra nhân dân của trường không có thời gian để kiểm tra giám sát

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :

Ban giám hiệu trường, tạo điều kiện thuận lợi giúp ban thanh tra nhân dân trường có thời gian kiểm tra, đánh giá công tác tài chính của trường theo từng học kỳ để bảo đảm dân chủ hơn.

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

5.4 Tiêu chí 4: Trường có khuôn viên riêng biệt như cổng trường, hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập phù hợp với địa phương.

a) Đảm bảo diện tích mặt bằng xây dựng trường bình quân tối thiểu là :10 m2/1 học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi và 6 m2/1 học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn;

b) Có cổng trường, biển trường, hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5 m, đảm bảo an toàn và thẩm mỹ;

c) Trường có sân chơi, sân tập thể dục và cây bóng mát; khu đất làm sân chơi, bãi tập không dưới 30% diện tích mặt bằng của trường.

1. Mô tả hiện trạng:

Trường Tiểu học Sơn Kim 2 có diện tích mặt bằng ở điểm trường chính là 5712 m2 so với tổng số học sinh toàn trường 245 em, diện tích mặt bằng xây dựng trường bình quân 42,8m2/1 học sinh, đảm bảo theo quy định của Điều lệ trường Tiểu học. [H5.5.04.01], [H5.5.04.02]

Cổng trường, biển trường, hàng rào bảo vệ đúng quy cách đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Cổng trường ghi đầy đủ tên trường Tiểu học Sơn Kim 2, tên cơ quan chủ quản Phòng Giáo dục - Đào tạo Hương Sơn, được trang trí đẹp, đúng quy cách. Hàng rào xây cao 1,5 m, bảo đảm an toàn, thẫm mĩ.

[H5.5.04.03], [H5.5.04.04]

Trường có diện tích sân chơi 1.500m2 ;sân tập thể dục, sân bóng đá...:

1400m2 [H5.5.04.05]

Trường có cây xanh bóng mát, có bồn hoa cây cảnh đẹp, sân trường được lát gạch, xung quanh sân có đặt thùng rác đảm bảo tính thẫm mĩ, giữ gìn trường học luôn xanh - sạch - đẹp. Bồn hoa ở sân trường đã được bố trí khá hợp lí, phù hợp với khuôn viên hẹp của trường, các bồn hoa được lát gạch, bảo vệ cây cảnh đồng thời làm mặt ghế ngồi cho học sinh trong giờ giải lao.

[H5.5.04.06]

Tổng diện tích sân chơi, bãi tập chiếm 35% diện tích mặt bằng của trường, đảm bảo đúng quy định của Bộ Giáo dục Đào tạo. [H5.5.04.07]

Trường Tiểu học Sơn Kim 2 có một điểm trường, có khuôn viên riêng biệt, có cổng trường, bốn phía trường có xây hàng rào bảo vệ, sân chơi, bãi tập phù hợp với điều kiện địa phương.

2. Điểm mạnh:

Diện tích mặt bằng đảm bảo đúng quy định được quy hoạch rõ ràng có tính thẫm mĩ. Sân chơi bãi tập đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện.

Cảnh quan sư phạm nhà trường luôn được chăm sóc, cải tạo, đổi mới đáp ứng yêu cầu trường học thân thiện, học sinh tích cực. Sân trường luôn được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, xung quanh sân trường có các thùng rác đặt đúng vị trí hợp lý, có tác dụng giáo dục tốt.

3. Điểm yếu:

Do quy hoạch cũ không hợp lí, chiều rộng mặt bằng hẹp nên sân bóng đá mini chưa đảm bảo các kích thước.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :

Tham mưu với địa phương vận động các hộ dân đóng phía bên trái trường chuyển nhượng một phần đất vườn cho nhà trường mở rộng thêm diện tích sân bóng đá mini trong năm học gần nhất.

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Đạt

5.5. Tiêu chí 5: Có đủ phòng học, đảm bảo đúng quy cách theo quy định tại Điều 43 của Điều lệ trường tiểu học; đảm bảo cho học sinh học tối đa 2 ca và từng bước tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ ngày; có hệ thống phòng chức năng và có biện pháp cụ thể về tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục.

a) Có đủ phòng học đúng quy cách để học 1 hoặc 2 ca và đảm bảo 1 học sinh/1 chỗ ngồi;

b) Có phòng làm việc cho Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng; có phòng giáo viên, hành chính, y tế học đường và các phòng chức năng theo quy định của Điều lệ trường tiểu học;

c) Có kế hoạch và thực hiện hiệu quả việc huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị giáo dục phục vụ các hoạt động giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng:

Trường có đầy đủ phòng học cho HS học hai buổi/một ngày: 10lớp/11 phòng. [H5.5.05.01]. Trong phòng học bàn ghế đầy đủ, bàn đôi ghế một vừa tầm, đúng chuẩn; tổng số bàn ghế toàn trường có 125 bàn, 250 chỗ ngồi đảm bảo 1 học sinh/ 1 chỗ ngồi; [H5.5.05.02] có bảng chống lóa, tủ đựng hồ sơ, các thiết bị dạy và học cho giáo viên và học sinh; ánh sáng, quạt mát đúng quy định. [H5.5.05.03] Phòng học có các cửa ra vào, cửa sổ đảm bảo mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm áp. Trong phòng được trang trí gọn gàng, sạch sẽ, an toàn và thẫm mĩ. [H5.5.05.04]

Có đầy đủ các phòng chức năng theo quy định: phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng sinh hoạt cho giáo viên (điểm trường lẻ), phòng y tế học đường, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng học Tin học, phòng thư viện - thiết bị, phòng đọc giáo viên và học sinh, phòng truyền thống, phòng hoạt động Đội – Công đoàn, phòng thường trực; nhà ăn bán trú;

phòng học có chỗ nghỉ cho học sinh, nhà nội trú cho giáo viên, kho.

[H5.5.05.05], [H5.5.05.06]

Trường chưa có phòng giáo dục rèn luyện thể chất và phòng hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật.

Hàng năm trường có kế hoạch và thực hiện hiệu quả việc huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục.[H1.5.05.07] Trường huy động các nguồn từ hội CMHS, của tỉnh, huyện, của hiệp hội Thị San tại Thụy Sĩ, của Sở GD-ĐT Hà Tĩnh, của phòng GD-ĐT Hương Sơn số tiền hơn 2 tỉ đồng và đã xây dựng được nhà học 2 tầng 6 phòng, nhà đa chức năng, lát gạch sân trường, xây dựng nhà học 5 phòng ở điểm trường lẻ, mua sắm bàn ghế, tủ, máy tính, máy chiếu, máy phô tô, ti vi, đầu đĩa...; trường vận động phụ huynh đóng góp hỗ trợ kinh phí mua bàn ghế, lắp thêm quạt tường, ri đô trong phòng học, một số thiết bị dạy học hiện đại như: đài catsset, tivi, đầu chiếu video...[H5.5.05.08], [H5.5.05.09 Trường có đủ phòng học cho học sinh học 2 buổi/ ngày, trong các phòng học được trang bị đúng quy định tại Điều 43 của Điều lệ trường tiểu học. Các phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, các phòng phục vụ học tập tương đối đầy đủ phục vụ hiệu quả cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh trong trường.

2. Điểm mạnh:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ, khang trang, hàng năm được bổ sung nâng cấp kịp thời, có kế hoạch, đảm bảo phục vụ tốt cho việc dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Nhân dân, địa phương và các cấp quản lý quan tâm ủng hộ mọi chủ trương xây dựng nhà trường. Trong nhiều năm qua, nhà trường đã đẩy mạnh công tác XHHGD, huy động từ phụ huynh, nhân dân địa phương, các tổ chức xã hội đóng góp công sức, tiền của xây dựng cơ sở vật chất nhà trường.

3. Điểm yếu:

Nhà trường chưa có phòng giáo dục rèn luyện thể chất và phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hòa nhập.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :

5. Tự đánh giá:

5.1. Xác định nhà trường đạt hay chưa đạt được yêu cầu từng chỉ số của tiêu chí:

Chỉ số a: Đạt Chỉ số b: Không đạt Chỉ số c: Đạt 5.2. Tự đánh giá tiêu chí: Không đạt

5.6. Tiêu chí 6: Thư viện trường có sách báo, tài liệu tham khảo và phòng đọc đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên, nhân viên và học sinh.

a) Có sách, báo, tài liệu tham khảo, có phòng đọc với diện tích tối thiểu là

50 m2 đáp ứng nhu cầu sử dụng phòng đọc của giáo viên, nhân viên và học sinh;

b) Hằng năm, thư viện được bổ sung sách, báo và tài liệu tham khảo;

c) Có đủ sổ sách theo quy định đối với thư viện trường học.

1. Mô tả hiện trạng:

Thư viện được trang bị tủ, giá sách đầy đủ, đảm bảo tốt; các loại sách được đóng, bọc và đăng ký đúng quy định. Trong thư viện có đầy đủ các loại sách tham khảo, sách nghiệp vụ, sách giáo khoa, sách giáo dục đạo đức và pháp luật và các loại báo, tạp chí phục vụ tốt cho công tác dạy học và giáo dục. Có 2 tủ sách: Sách tham khảo có 420 cuốn; sách Nghiệp vụ có 325 cuốn;

sách giáo khoa có215 cuốn; sách Đạo đức và pháp luật có 150 cuốn.

[H5.5.06.01]

Thư viện trường có đầy đủ các loại báo: Báo Nhân dân, Hà Tĩnh, Giáo dục thời đại, Tiền phong, Dân trí, Bạn đường, Măng non; tạp chí Giáo dục Tiểu học... [H5.5.06.02]

Phòng đọc của giáo viên và học sinh rộng 52m2, có nội quy phòng đọc, phòng thư viện. [H5.5.06.03] Hàng tháng, hàng tuần cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đến Thư viện mượn đọc các tài liệu, sách, báo theo nhu cầu.

[H5.5.06.04]

Trường có một kho sách với tổng diện tích 26 m2; có một phòng thiết bị tổng diện tích 42m2.

Hàng năm thư viện được bổ sung thêm sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu đáp ứng với nhu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh:

Năm 2005 mua bổ sung sách tham khảo: 650.000 đồng; sách nghiệp vụ:

525.000 đồng. Năm 2007 thư viện tỉnh Hà Tĩnh cấp sách tham khảo trị giá:

2.592.700 đồng. Năm 2008 trường mua thêm các loại sách tham khảo, sách nghiệp vụ: 2.095.000 đồng; công ty thiết bị trường học cấp sách Đạo đức và Pháp luật trị giá : 1.032.000 đồng. Cuối năm học trường đã vận động HS quyên góp sách giáo khoa bổ sung vào tủ sách tình thương cho học sinh nghèo mượn sử dụng hàng năm. [H5.5.06.05]

Hồ sơ của cán bộ thư viện có đầy đủ theo quy định của thư viện trường học: Sổ đăng ký cá biệt sách tham khảo, sổ đăng ký cá biệt sách giáo khoa, sổ đăng ký cá biệt sách Đạo đức-Pháp luật, sổ cho mượn sách và được hiệu trưởng kiểm tra thường xuyên theo định kì. [H5.5.06.06]

Thư viện trường có nội quy quy định, hoạt động thường xuyên đạt hiệu quả, có đầy đủ sách, báo, tài liệu tham khảo để giáo viên và học sinh nghiên cứu, học tập.

2. Điểm mạnh:

Thư viện được trang bị tủ, giá sách và được bổ sung các loại sách đầy đủ phục vụ tốt cho nhu cầu mượn đọc sách của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

Thư viện nhà trường hoạt động tốt, có hồ sơ phản ánh đầy đủ, đảm bảo đúng quy định.

Các loại sách trong thư viện được bảo quản tốt, sắp xếp đúng nguyên tắc của Thư viện trường học.

3. Điểm yếu:

Danh mục sách, báo, tài liệu bổ sung hàng năm còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng :

Tham mưu với phụ huynh đóng góp thêm kinh phí hằng năm bổ sung những loại sách, đồ dùng dạy học cần thiết. Cuối năm học tổ chức vận động

Một phần của tài liệu Kiểm định CLGD 2011 (Trang 91 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w